Thăng Long - Hà Nội từ góc nhìn lịch sử quy hoạch

Thăng Long - Hà Nội từ góc nhìn lịch sử quy hoạch

Trong quá trình phát triển, thành phố Hà Nội đã trải qua rất nhiều thời kỳ mở rộng cũng như nhiều lần điều chỉnh quy hoạch nhằm xây dựng Thủ đô giàu đẹp, văn minh và hiện đại như hôm nay.

____________

Thăng Long - Hà Nội từ góc nhìn lịch sử quy hoạch ảnh 1

Trong hơn 1.000 năm, Hà Nội đã trải qua những tiến trình lịch sử về quy hoạch để tạo dựng nên hình thái trung tâm chính trị, văn hóa, kinh tế của cả nước. Các thời kỳ Tiền Thăng Long, Thăng Long, Đông Đô, thời kỳ Pháp thuộc và Hà Nội, cho thấy hiếm có nơi nào là trung tâm hành chính xuyên suốt 13 thế kỷ như Thủ đô của chúng ta.

So với các nước trong khu vực, Việt Nam được đánh giá là quốc gia xuất hiện quá trình đô thị hóa và quy hoạch từ rất sớm. Ngay từ thế kỷ thứ III TCN, việc dời đô từ Bạch Hạc (Việt Trì) về Cổ Loa (Đông Anh, Hà Nội) để lại nhiều dấu tích về định hướng quy hoạch từ lợi thế đặc thù khiến thế giới công nhận khả năng sáng tạo, kỹ thuật của người Việt cổ.

Xuyên suốt các triều đại phong kiến, Thăng Long - Hà Nội mang tầm vóc của một trung tâm hành chính, dù vậy, hình thái đô thị gắn bó chặt chẽ với nông thôn, với đặc trưng ở việc khai thác lợi thế cảnh quan, đặc trưng không gian như “nhất cận thị, nhị cận giang”, “tứ giác nước” hợp từ ba dòng sông Hồng, Kim Ngưu, Tô Lịch. Theo đó, Kinh thành Thăng Long xây dựng theo mô hình “tam trùng thành quách”. Vòng ngoài cùng là La thành, kế đến là Hoàng thành, giữa hai lớp thành này là nơi sinh sống của cư dân, trong cùng là Cấm thành là nơi ở của nhà vua. Các vòng thành được kết nối với nhau bởi các cửa ô. Đồ án quy hoạch thời kỳ này cho thấy sự thể hiện thiên nhiều về ý tưởng và tính biểu trưng.

Thăng Long - Hà Nội từ góc nhìn lịch sử quy hoạch ảnh 2

Sang thời kỳ Pháp thuộc, người Pháp bắt đầu đưa kỹ thuật và công nghệ quy hoạch mới vào nước ta, đặc biệt họ mang đến ý tưởng mới trong việc quy hoạch đô thị, chuyển biến Hà Nội thành trung tâm hành chính, gắn kết với yếu tố quân sự, nhưng có sự tách biệt giữa thành thị với nông thôn. Một trong những đặc trưng ở thời điểm này là người Pháp phân ra các khu chức năng rõ ràng như: khu trung tâm chính trị-hành chính, khu sản xuất, khu nhà ở cho các đối tượng có giai tầng khác nhau trong xã hội.

Đặc biệt, ngay từ những năm đầu của thế kỷ XX, Hà Nội đã hình thành hạ tầng kỹ thuật đô thị mới, trong đó có hệ thống điện nước, không gian ngầm… Không gian công cộng, không gian xanh, các vườn hoa, công trình kỷ niệm được tạo ra để người dân hưởng thụ; khác với thời kỳ trước đó, các vườn hoa chỉ xây dựng bên trong các dinh thự, đền đài, phủ vua chúa. Trong không gian, diện mạo đô thị, người Pháp cũng nghiên cứu để đưa cảnh quan, tuyến phố đi theo những nhịp điệu không gian.

Đặc trưng của phong cách đô thị, quy hoạch Hà Nội thời Pháp thuộc, không chỉ đưa yếu tố hiện đại vào đô thị mà còn kết hợp yếu tố khí hậu, địa hình địa phương với các phong cách kiến trúc mới.

Ở thời kỳ này, có hai kế hoạch quy hoạch lớn từng được xây dựng lên cho Hà Nội là Quy hoạch năm 1906 với di sản còn lại đến ngày nay là các khu phố cũ, đường giao thông ô bàn cờ và Quy hoạch năm 1943 với ý định mở rộng địa giới Hà Nội để nâng cao tầm vóc của thủ phủ Đông Dương.

Thăng Long - Hà Nội từ góc nhìn lịch sử quy hoạch ảnh 3

Với sự thành lập của nhà nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa vào năm 1945, Hà Nội chính thức bước vào thời kỳ phát triển mới trong vai trò là Thủ đô của quốc gia độc lập. Nhiều giai đoạn quy hoạch đã được nghiên cứu, đề xuất, áp dụng với Hà Nội qua những đồ án vào các năm 1961, 1974, 1976, 1981, 1992, 1998, 2011 - 2020. Trải qua 4 lần điều chỉnh địa giới, Thủ đô Hà Nội ngày càng sở hữu diện mạo văn minh, to đẹp và hiện đại.

Sau Giải phóng Thủ đô (1954), Trung ương và thành phố nhận thấy cần sớm có quy hoạch cho Thủ đô, khẳng định quy hoạch là định hướng, cũng là công cụ để quản lý; quy hoạch luôn đi trước, không chỉ gắn với bối cảnh kinh tế-xã hội mà còn định hướng cho quá trình tổ chức không gian, nâng cấp chất lượng sống của cư dân. Ngày 16/11/1959 khi xét quy hoạch, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã căn dặn: “Trong thiết kế phải đồng bộ đường sá, hệ thống thoát nước và lưới điện tránh cản trở đi lại của người dân”.

Thăng Long - Hà Nội từ góc nhìn lịch sử quy hoạch ảnh 4

Lần điều chỉnh địa giới đầu tiên diễn ra ngay khi hòa bình lập lại vào năm 1961, chú trọng mở rộng phạm vi, giới hạn của Hà Nội lên hơn 580km2, so với 158km2 ở thời Pháp thuộc. Đây là bước đệm, sự chuẩn bị để sau khi thống nhất đất nước, Hà Nội có tầm vóc và vai trò quan trọng tương xứng với vị trí Thủ đô của cả nước. Đến năm 1978, ranh giới Hà Nội tiếp tục được điều chỉnh, mở rộng ra gần 2.136km2 (bao gồm Hà Nội cũ cùng một số huyện, thị xã, xã và thị trấn của tỉnh Hà Sơn Bình và tỉnh Vĩnh Phú).

Bốn lần điều chỉnh địa giới hành chính Hà Nội, từ năm 1961- 2008, đã phục vụ trực tiếp cho việc đẩy mạnh sự nghiệp công nghiệp hóa- hiện đại hóa và hội nhập kinh tế quốc tế của đất nước nói chung và Thủ đô Hà Nội nói riêng.

Hà Nội tiếp tục có những biến đổi địa giới hành chính nhỏ, chủ yếu là mở rộng địa giới hành chính về phía Tây và phía Bắc. Đến năm 1991, nhận thấy định hướng đổi mới diện tích gây khó khăn trong công tác quản lý, Hà Nội có sự điều chỉnh thu hẹp, chuyển huyện Mê Linh của thành phố Hà Nội về tỉnh Vĩnh Phú, chuyển thị xã Sơn Tây và 5 huyện: Hoài Đức, Phúc Thọ, Đan Phượng, Ba Vì và Thạch Thất của thành phố Hà Nội về tỉnh Hà Tây. Địa giới Hà Nội sau khi thu hẹp: phía Đông giáp Hà Bắc và Hải Hưng, phía Tây giáp Vĩnh Phú, phía Nam giáp Hà Tây, phía Bắc giáp Vĩnh Phú và Bắc Thái. Diện tích Hà Nội thu hẹp còn 921,8 km2, gồm 4 quận nội thành và 5 huyện ngoại thành; dân số: 2.052.000 người.

Từ năm 1991 trở đi, đặc biệt là sau giai đoạn mở cửa nền kinh tế, tốc độ phát triển và vị thế của Hà Nội tăng nhanh, cần có quy mô rộng hơn cho phát triển. Năm 2008, Hà Nội mở rộng địa giới lần thứ tư với 3.344km2.

Thăng Long - Hà Nội từ góc nhìn lịch sử quy hoạch ảnh 5

Ngày 29/5/2008, Quốc hội khóa XII kỳ họp thứ 5 đã thông qua Nghị quyết số 15 điều chỉnh địa giới hành chính thành phố Hà Nội bao gồm: 219.341,11 ha của tỉnh Hà Tây, chuyển toàn bộ huyện Mê Linh, tỉnh Vĩnh Phúc, 4 xã (Đông Xuân, Tiến Xuân, Yên Bình, Yên Trung) huyện Lương Sơn và Hòa Bình về thành phố Hà Nội. Với lần điều chỉnh địa giới này, thành phố Hà Nội rộng 3.344,7 km2 gấp 3,6 lần diện tích cũ; với 29 đơn vị hành chính trực thuộc, gồm 10 quận nội thành, 18 huyện và 1 thị xã ngoại thành; dân số là 6.232.940 người chiếm 7,2% cả nước.

Có thể thấy, 4 lần điều chỉnh địa giới hành chính Hà Nội, từ năm 1961- 2008, đã phục vụ trực tiếp cho việc đẩy mạnh sự nghiệp công nghiệp hóa- hiện đại hóa và hội nhập kinh tế quốc tế của đất nước nói chung và Thủ đô Hà Nội nói riêng, thể hiện sự chuyển biến trong nhận thức về tầm quan trọng, vị trí, vai trò của xây dựng và quản lý đô thị. Đồng thời thể hiện vai trò lãnh đạo của Đảng và Nhà nước và quyền làm chủ của nhân dân trong vấn đề điều chỉnh địa giới hành chính; tạo ra động lực cho sự phát triển, làm giảm sức ép về kinh tế xã hội, cung cấp lương thực, thực phẩm phục vụ nhu cầu của người dân nội thành, phát huy tiềm năng thế mạnh của vùng ngoại thành.

Tuy nhiên, trong thời gian ngắn diễn ra 4 lần điều chỉnh địa giới hành chính cũng thể hiện việc thiếu tầm nhìn quy hoạch thành phố và những yêu cầu cơ bản đối với sự phát triển thành phố chưa được làm rõ.

Thăng Long - Hà Nội từ góc nhìn lịch sử quy hoạch ảnh 6

Song hành cùng 4 lần điều chỉnh địa giới hành chính, Thủ đô Hà Nội cũng có 7 lần lập đề án quy hoạch với mỗi giai đoạn đều gắn liền với bước ngoặt về phát triển kinh tế.

Cụ thể, trong giai đoạn 1954 – 1960, với định hướng thành phố phát triển hoàn toàn về phía hữu ngạn sông Hồng, đồ án Quy hoạch tổng thể Hà Nội tập trung phát triển nội đô, bao gồm khu vực Ba Đình - Hoàn Kiếm và phần phía nam Hồ Tây.

Giai đoạn tiếp theo, từ năm 1960 – 1964, đồ án Quy hoạch tổng mặt bằng Thủ đô Hà Nội đã được hoàn thành vào năm 1960 với sự giúp đỡ của các chuyên gia Liên Xô. Định hướng phát triển giai đoạn này chú trọng phát triển khu vực phía nam sông Hồng và một phần khu vực phía bắc (Gia Lâm, Đông Anh).

Vào đầu thập niên 70, chiến tranh phá hoại vẫn còn xảy ra rải rác ở miền Bắc, đỉnh lũ cao nhất lên tới 13m xuất hiện vào năm 1971, tạo ra nhiều khó khăn cho tình hình phát triển kinh tế tại Hà Nội. Sau điểm mốc lịch sử Giải phóng miền Nam thống nhất đất nước, quy hoạch Hà Nội tiếp tục được nghiên cứu khi đất nước bước vào thời kỳ mới. Theo đó, Quy hoạch tổng thể Hà Nội năm 1981 được phê duyệt đã xác định định hướng phát triển của thành phố, đề ra các tiêu chí quan trọng với tầm nhìn 20 năm, từ năm 1981 - 2000. Đây là quy hoạch Hà Nội với mô hình chùm đô thị, lựa chọn khu vực Hồ Tây làm trung tâm phát triển và phát triển theo khuynh hướng mở rộng. Đặc biệt, đồ án 1981 có sự gắn kết công nghiệp vào đô thị, đây là một nét rất mới trong quy hoạch Thủ đô.

Thăng Long - Hà Nội từ góc nhìn lịch sử quy hoạch ảnh 7

Trên cơ sở quy hoạch mở rộng vào năm 1981, Hà Nội có sự điều chỉnh thu hẹp vào năm 1991, điều này dẫn đến sự ra đời của đồ án quy hoạch mới vào năm 1992. Quy hoạch này cho thấy mục tiêu phát triển trong nội đô nhưng có bước đột phá sang phía tây nam, chú trọng phát triển đầu tư xây dựng, kết nối mạng lưới giao thông. Quy hoạch năm 1992 lấy Hoàn Kiếm, Ba Đình làm trung tâm, hình thành những trục hướng tâm, xuyên tâm kết hợp các đường vành đai. Thủ đô phát triển dọc theo các trục đường chính là cửa ngõ với cơ cấu mở, tạo sự xen kẽn các vùng cây xanh, mặt nước đi sâu vào trung tâm, cải tạo sinh thái môi trường đô thị.

Qua 7 lần điều chỉnh có thể thấy các đồ án, quy hoạch của Hà Nội luôn gắn với định hướng phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội... cơ sở hạ tầng kỹ thuật Thủ đô có nhiều bước phát triển mới, trong đó đáng chú ý nhất là hạ tầng giao thông vận tải.

Quy hoạch năm 1998 được đề ra trong bối cảnh tình hình kinh tế - xã hội đất nước có nhiều khởi sắc, Thủ đô Hà Nội phát triển mạnh mẽ hai bên bờ sông Hồng. Đây có thể coi là quy hoạch đầu tiên đô thị trung tâm Hà Nội vượt sông Hồng sang phía bắc, hình thành quận Long Biên. Quy hoạch 1998 tạo ra bước đột phá cho Thủ đô, nhiều định hướng mới được xem xét, đề xuất trong quy hoạch.

Đến năm 2008 với việc mở rộng địa giới dẫn đến Quy hoạch tổng thể Thủ đô năm 2011, nét đột phá của quy hoạch này là mô hình chùm đô thị, với đô thị trung tâm là Thủ đô Hà Nội cùng 5 đô thị vệ tinh Sóc Sơn, Mê Linh, Hòa Lạc, Xuân Mai, Phú Xuyên; trong đó có một nội đô lịch sử và các khu vực mở rộng.

Qua 7 lần điều chỉnh có thể thấy các đồ án, quy hoạch của Hà Nội luôn gắn với định hướng phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội. Các đồ án chú trọng đến vấn đề tạo lập không gian để nâng cao chất lượng đời sống của người dân; gắn với mục tiêu phát triển không gian cho các khu công nghiệp, làng nghề… Qua các lần quy hoạch, cơ sở hạ tầng kỹ thuật Thủ đô có nhiều bước phát triển mới, trong đó đáng chú ý nhất là hạ tầng giao thông vận tải.

TIN LIÊN QUAN
Ekip bác sĩ phẫu thuật cho bà H. với thời gian kéo dài gấp 4 lần so với cuộc phẫu thuật thông thường. Ảnh: BV
Uống hoa đu đủ đực có chữa được bệnh ung thư như ‘truyền miệng’?
(Ngày Nay) -  Dù chưa có một bằng chứng khoa học nào về việc hoa đu đủ đực có thể chữa khỏi ung thư, thế nhưng trong thời gian qua, trên các trang mạng xã hội liên tục chia sẻ thông tin hoa đu đủ đực ngâm mật ong có thể chữa được rất nhiều bệnh, đặc biệt là bệnh ung thư. Theo đó, các bác sĩ cảnh báo, uống hoa đu đủ với hi vọng chữa ung thư khiến người bệnh dễ mất cơ hội điều trị ở giai đoạn sớm.
Ông Nguyễn Văn Phương, Phó Chủ tịch tỉnh Thừa Thiên- Huế, chia sẻ thông tin vế festival Huế 2024. Ảnh: L.S
Festival Huế: Lớn mạnh dần sau 24 năm tổ chức, ấn tượng và nhân văn
(Ngày Nay) -  Chiều 9/5, UBND tỉnh Thừa Thiên Huế phối hợp với Bộ Ngoại giao, Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch tổ chức họp báo, công bố chương trình Festival Huế 2024 với tâm điểm là Tuần lễ Festival nghệ thuật Quốc tế Huế 2024 có chủ đề “Di sản văn hóa với hội nhập và phát triển” diễn ra từ ngày 7-12/6.
Bộ GD&ĐT khẳng định, các chứng chỉ năng lực ngoại ngữ của nước ngoài đảm bảo điều kiện chất lượng sẽ tiếp tục được sử dụng bình thường về thi, tuyển sinh và đào tạo. Ảnh: CC
Bộ GD&ĐT: Chứng chỉ nếu đáp ứng điều kiện bảo đảm chất lượng, thì vẫn được sử dụng bình thường
(Ngày Nay) -  Bộ GD&ĐT khẳng định, các chứng chỉ năng lực ngoại ngữ của nước ngoài do các đơn vị liên kết tổ chức thi cấp, khi đáp ứng các điều kiện bảo đảm chất lượng, sẽ tiếp tục được sử dụng bình thường theo quy định của Bộ GD&ĐT về thi, tuyển sinh và đào tạo, không ảnh hưởng tới quyền lợi của người được cấp chứng chỉ.
Cửu Đỉnh của nhà Nguyễn là chín cái đỉnh bằng đồng, đặt ở trước sân Thế miếu trong Hoàng thành Huế. Ảnh: Minh Đức/TTXVN
Hoàn thiện hành lang pháp lý để bảo vệ di sản tư liệu theo điều ước quốc tế
(Ngày Nay) - Theo Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch Nguyễn Văn Hùng: Việc xây dựng Luật Di sản văn hóa (sửa đổi) nhằm kiến tạo hành lang pháp lý để gìn giữ, phát huy các giá trị của di sản trở thành tài sản, coi đây là nguồn tài nguyên, nguồn lực để phát triển bền vững đất nước.
Một góc làng Làng văn hóa du lịch cộng đồng dân tộc Mông, nằm ở thôn Pả Vi Hạ thuộc xã Pả Vi, huyện Mèo Vạc (Hà Giang). Ảnh: Minh Tâm/TTXVN.
Kiểm tra việc chấp hành quy định pháp luật về du lịch
(Ngày Nay) - Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch cho biết sẽ tiến hành kiểm tra công tác chấp hành các quy định pháp luật và đảm bảo chất lượng của doanh nghiệp lữ hành, hệ thống cơ sở lưu trú du lịch, cơ sở giáo dục đào tạo nghiệp vụ lĩnh vực du lịch và hoạt động nghiệp vụ hướng dẫn viên du lịch năm 2024.
Cửu đỉnh - Hoàng Cung Huế được ghi danh vào Danh mục Ký ức thế giới của UNESCO
Cửu đỉnh - Hoàng Cung Huế được ghi danh vào Danh mục Ký ức thế giới của UNESCO
(Ngày Nay) - Lãnh đạo Văn phòng UBND tỉnh Thừa Thiên - Huế thông tin, ngày 8/5, trong khuôn khổ Hội nghị Toàn thể lần thứ 10 của Ủy ban Chương trình Ký ức thế giới khu vực châu Á - Thái Bình Dương của UNESCO được tổ chức tại Mông Cổ, hồ sơ Cửu đỉnh - Hoàng cung Huế đã được ghi danh vào Danh mục Ký ức thế giới đạt số phiếu 23/23 nước tham gia. Đây là niềm tự hào của Việt Nam nói chung và của tỉnh Thừa Thiên - Huế nói riêng.