Viettel hợp tác xây dựng mạng lưới cung ứng sản phẩm hàng không vũ trụ toàn cầu

0:00 / 0:00
0:00
(Ngày Nay) -  Ngày 19/12, tại Triển lãm Quốc phòng Quốc tế 2024, TCT Sản xuất thiết bị Viettel (VMC) đã ký thỏa thuận hợp tác chiến lược với Công ty Advanced Business Events (ABE) – Pháp và 3 Points Aviation – Canada để tham gia phát triển mạng lưới cung ứng sản phẩm hàng không vũ trụ.
Viettel hợp tác xây dựng mạng lưới cung ứng sản phẩm hàng không vũ trụ toàn cầu

VMC là doanh nghiệp Việt Nam duy nhất đến thời điểm hiện tại có đầy đủ các năng lực để sản xuất và cung ứng sản phẩm hàng không vũ trụ nhờ chứng chỉ quản lý chất lượng quốc tế quan trọng về hàng không (AS9100D - tiêu chuẩn quản lý chất lượng chung cho các ngành công nghiệp hàng không vũ trụ về an toàn trên không và quản lý hàng không; NADCAP - chứng chỉ quốc tế về quản lý chất lượng các vật liệu cho ngành hàng không vũ trụ cho quy trình xử lý bề mặt). VMC cũng đã có kinh nghiệm về triển khai các sản phẩm cho chuỗi cung ứng của Meggitt, Boeing, Airbus,... Hiện tại, VMC đang sở hữu hệ thống máy móc và dây chuyền sản xuất hiện đại, tự động hóa.

Theo thoả thuận, ABE với 30 năm kinh nghiệm tại Châu Âu, cam kết hỗ trợ Viettel kết nối với các đối tác uy tín trong lĩnh vực hàng không vũ trụ để xúc tiến hợp tác và sẵn sàng phân phối các sản phẩm do Viettel sản xuất sang thị trường Mỹ và Châu Âu, qua đó thúc đẩy phát triển ngành hàng không dân dụng tại Việt Nam.

Với 3 Points Aviation, VMC sẽ có 2 đơn hàng gia công và xử lý bề mặt các chi tiết cơ khí chính xác cho hàng không dân dụng đầu tiên tại Canada.

Thoả thuận hợp tác với ABE và 3 Points Aviation là bước tiến quan trọng của Viettel trong mục tiêu đại diện cho Việt Nam trở thành nhà cung cấp Tier 1 (cung cấp sản phẩm trực tiếp trong chuỗi cung ứng) cho các tập đoàn hàng đầu thế giới như Airbus, Safran, Boeing, và mở rộng năng lực kinh doanh sang các thị trường lớn tại châu Âu và châu Mỹ.

Cùng dự có: Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng, Phó Trưởng ban Thường trực Ban Chỉ đạo; Bí thư Thành ủy Đà Nẵng Nguyễn Văn Quảng, Phó Trưởng Ban Chỉ đạo; lãnh đạo các bộ, ngành Trung ương và thành phố Đà Nẵng.

Theo Ban Chỉ đạo, Nghị quyết số 136/2024/QH15 được ban hành ngày 26/6/2024, có hiệu lực thực hiện từ ngày 01/01/2025. Nghị quyết quy định các cơ chế, chính sách ưu tiên về quản lý tài chính, ngân sách nhà nước; đầu tư xây dựng và kinh doanh kết cấu hạ tầng như cảng biển; cơ chế thu hút nhà đầu tư chiến lược, nhất là các ngành, lĩnh vực như đổi mới sáng tạo, nghiên cứu và phát triển (R&D), dữ liệu, bán dẫn, trí tuệ nhân tạo; cơ chế, chính sách đầu tư, quản lý, khai thác các Khu thương mại tự do Đà Nẵng…

Được sự chỉ đạo sát sao, quyết liệt của Thủ tưởng Chính phủ, thành phố Đà Nẵng đã phối hợp chặt chẽ với các bộ, cơ quan trung ương, việc triển khai Nghị quyết số 136 đã đạt nhiều kết quả đáng khích lệ. Trong đó, có 3/11 nhiệm vụ của bộ, ngành trung ương và 3/4 nhiệm vụ của thành phố Đà Nẵng đã hoàn thành như: hoàn thành dự thảo Đề án thành lập khu thương mại tự do; dự thảo Đề án điều chỉnh, bổ sung chức năng quản lý nhà nước cho Ban Quả lý khu công nghệ cao Đà Nẵng…

Bộ Kế hoạch và Đầu tư - Cơ quan thường trực của Ban Chỉ đạo cùng các bộ, ngành và thành phố Đà Nẵng tiếp tục tích cực triển khai thực hiện các nhiệm vụ, sẵn sàng đưa Nghị quyết 136 vào thực hiện ngay khi có hiệu lực.

Tuy nhiên, do quỹ đất của Đà Nẵng hạn chế nên việc hình thành các phân khu chức năng trong Khu thương mại tự do Đà Nẵng phải phân tán rải rác ở nhiều vị trí khác nhau. Đà Nẵng đề xuất nghiên cứu đánh giá chi tiết về khu vực lấn biển tạo thêm quỹ đất, không gian mới cho phát triển…

Các đại biểu đề nghị khẩn trương hoàn thiện thể chế, cụ thể hóa Nghị quyết 136 và đồng bộ hóa các văn bản, hướng dẫn cụ thể, chi tiết; điều chỉnh các quy hoạch; thúc đẩy phát triển hạ tầng, bao gồm hạ tầng cứng, hạ tầng mềm; đào tạo nguồn nhân lực… để Nghị quyết sớm đi vào cuộc sống.

Kết luận Phiên họp, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính nhấn mạnh, việc tổ chức chính quyền đô thị và thí điểm một số cơ chế, chính sách đặc thù phát triển thành phố Đà Nẵng không chỉ vì sự phát triển của Đà Nẵng mà vì sự phát triển chung của cả nước trong thời kỳ vươn mình giàu mạnh, thịnh vượng của dân tộc.

Thực hiện mục tiêu thu nhập trung bình cao cho người dân vào năm 2030 và thu nhập cao vào năm 2045 thì tốc độ tăng trưởng kinh tế của Việt Nam phải đạt 8% trong năm 2025 và đạt hai con số trong giai đoạn phát triển sắp tới. Để có đột phá, tăng tốc phát triển phải có đột phá về thể chế, cơ chế chính sách; đột phá về hạ tầng, nhất là hạ tầng giao thông, logistics, hạ tầng số, hạ tầng xã hội; đột phá về đào tạo, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực…

Nhấn mạnh, để cả nước tăng tốc, bứt phá thì các bộ, ngành, địa phương phải tăng tốc, bứt phá, Thủ tướng Phạm Minh Chính cho biết, Đà Nẵng có truyền thống đổi mới, sáng tạo, đi đầu trong đột phá về cơ chế, chính sách, có truyền thống lịch sử hào hùng, tuy nhiên chưa phát triển như mong muốn. Do đó, thời gian tới Đà Nẵng phải phát huy tối đa tiềm năng khác biệt, cơ hội nổi trội, lợi thế cạnh canh, thúc đẩy đạt tốc độ tăng trưởng kinh tế hai con số để Đà Nẵng thực sự là cực tăng trưởng của khu vực miền Trung – Tây Nguyên và cả nước.

Cho biết, thời gian tới phải xây dựng Việt Nam thành quốc gia thương mại tự do, Thủ tướng Chính phủ yêu cầu thành phố Đà Nẵng phải là một trong những địa phương đi trước, mở đường. Trong đó, Đà Nẵng phải bám sát chủ trương, đường lối của Đảng, Quốc hội, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ; phát huy tinh thần đổi mới, sáng tạo của Đà Nẵng, trên tinh thần đổi mới để vươn cao, sáng tạo để bay xa, hội nhập để phát triển; bám sát thực tiễn, xuất phát từ thực tiễn, tôn trọng thực tiễn khách quan, lấy thực tiễn làm thước đo; phản ứng chính sách nhanh, kịp thời, hiệu quả; nghĩ phải chín, tư tưởng phải thông, quyết tâm phải cao, nỗ lực lớn, hành động quyết liệt, làm việc nào dứt việc đó; tăng cường phân cấp, phân quyền đi đôi với phân bổ nguồn lực, đề cao trách nhiệm cá nhân, năng lực thực thi của các cấp.

Yêu cầu Đà Nẵng phải có tư duy đột phá, tầm nhìn chiến lược, tạo ra động lực, khát vọng, vượt qua chính mình để phát triển, Thủ tướng Phạm Minh Chính chỉ rõ, thành phố phải có cơ chế, chính sách huy động mọi nguồn lực hợp pháp cho phát triển trên tất cả các lĩnh vực; nghĩ sâu, làm lớn; quyết liệt, quyết đoán, tranh thủ thời cơ, không bỏ lỡ cơ hội, lãng phí thời gian.

Thủ tướng Chính phủ yêu cầu các thành viên Ban Chỉ đạo triển khai thực hiện hiệu quả các nhiệm vụ được giao; nghiên cứu, đề xuất phương hướng, nhiệm vụ, giải pháp để giải quyết những vấn đề quan trọng, liên ngành về triển khai Nghị quyết 136; kịp thời báo cáo những khó khăn, vướng mắc vượt thẩm quyền và đề xuất các giải pháp trình cấp có thẩm quyền xem xét, xử lý các bất cập phát sinh trong thực tiễn nếu có. Thành phố Đà Nẵng chủ trì, phối hợp với các bộ, ngành để tổ chức thực hiện và kiểm tra, đôn đốc với phương châm “rõ người, rõ việc, rõ tiến độ, rõ trách nhiệm, rõ hiệu quả”; cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh; phải phát triển hạ tầng chiến lược, phải đồng bộ, thông suốt, nhanh, xanh, thuận lợi, hiện đại, thông minh, đặc biệt tập trung khai thác không gian vũ trụ, không gian biển, không gian ngầm.

Nghiên cứu cơ chế, chính sách thực sự thông thoáng, phù hợp với điều hiện, hoàn cảnh Việt Nam và xu thế thế giới; thúc đẩy ứng dụng chuyển đổi số trong quản lý, phát triển, thu hút đầu tư, tạo điều kiện thuận lợi cho người dân, doanh nghiệp, với trí tuệ nhân tạo, trên cơ sở tài nguyên, dữ liệu đầy đủ, bao trùm của Đà Nẵng, đồng thời tiếp tục nghiên cứu, mở rộng phát triển điện toán đám mây, internet vạn vật…

Thủ tướng chỉ đạo Đà Nẵng và các bộ, ngành phối hợp nhanh chóng thành lập các Trung tâm đổi mới sáng tạo, các Khu thương mại tự do, Trung tâm Tài chính Quốc tế tại Đà Nẵng; nghiên cứu triển khai nhanh khu lấn biển; cùng với đó tăng cường công tác truyền thông để người dân hiểu, tạo đồng thuận và động lực mạnh mẽ trong toàn xã hội trong việc thực hiện Nghị quyết 136.

Ghi nhận và nhất trí giải quyết các ý kiến, kiến nghị của các đại biểu và thành phố Đà Nẵng, Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo các bộ, ngành xử lý theo thẩm quyền, những vấn đề vượt thẩm quyền thì trình Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ giải quyết, trước mắt thực hiện theo hướng thí điểm, mở rộng dần, không cầu toàn, không nóng vội.

Advanced Business Events (ABE) là doanh nghiệp hàng đầu châu Âu và đứng thứ 2 thế giới trong lĩnh vực tổ chức các sự kiện và hội nghị về hàng không vũ trụ. Với gần 30 năm kinh nghiệm, ABE đã xây dựng mạng lưới rộng lớn với hơn 1.500 đối tác trên toàn cầu, kết nối chặt chẽ với các tập đoàn lớn như Airbus, Boeing, Leonardo, và Safran. ABE có mạng lưới rộng khắp tại Pháp, Ấn Độ, Trung Quốc, Ý, Việt Nam, Maroc, Nhật Bản, Mexico, Tây Ban Nha, Canada và Hoa Kỳ.

3 Points Aviation là doanh nghiệp sản xuất các thiết bị, linh kiện và sửa chữa, bảo dưỡng phụ tùng hàng không dân dụng hàng đầu Canada. Trải qua gần 20 năm hoạt động, Công ty xây dựng được mạng lưới hơn 50 đối tác tin cậy trên toàn cầu, định vị khách hàng tại Bắc Mỹ và EU, với doanh thu trung bình hàng năm đạt khoảng 40 triệu USD.

“Việt Nam là bạn…”
“Việt Nam là bạn…”
(Ngày Nay) -Không chỉ bảo vệ vững chắc Tổ quốc, Quân đội nhân dân Việt Nam còn cử lực lượng tham gia hoạt động Gìn giữ Hòa bình Liên Hợp Quốc tại các quốc gia và khu vực đói nghèo, có xung đột vũ trang tại Châu Phi. Cùng với đó, bộ đội ta cũng từng lên đường hỗ trợ Thổ Nhĩ Kỳ khắc phục hậu quả động đất… Tại sao phải cử bộ đội đi lo những chuyện “thiên hạ”? Đó có phải là những việc làm phù phiếm và viển vông?
Tìm hiểu vaccine ngừa ung thư của Nga
Tìm hiểu vaccine ngừa ung thư của Nga
(Ngày Nay) - Nga vừa thông báo tuyển tình nguyện viên để thử nghiệm lâm sàng vaccine ngừa ung thư mới có tên là Enteromix. Vaccine do Trung tâm Nghiên cứu Y học Quốc gia về X quang của Bộ Y tế và Viện Y sinh Engelhardt thuộc Viện Hàn lâm Khoa học Nga hợp tác điều chế, được Nga tuyên bố là bước đột phá trong cuộc chiến chống ung thư.
Indonesia kêu gọi D-8 thúc đẩy Phong trào phương Nam toàn cầu
Indonesia kêu gọi D-8 thúc đẩy Phong trào phương Nam toàn cầu
(Ngày Nay) - Tổng thống Indonesia Prabowo Subianto kêu gọi Tổ chức Hợp tác Kinh tế 8 nước đang phát triển, hay còn gọi là D8, vượt ra ngoài hợp tác kinh tế, trở thành một phong trào “Phương Nam toàn cầu” nhằm ủng hộ một trật tự toàn cầu công bằng và bình đẳng hơn dựa trên luật pháp quốc tế, tính bao trùm, công lý và thịnh vượng chung.
Đoàn lãnh đạo, nguyên lãnh đạo Đảng, Nhà nước đặt vòng hoa và vào Lăng viếng Chủ tịch Hồ Chí Minh.
Lãnh đạo Đảng, Nhà nước, Quân ủy Trung ương, Bộ Quốc phòng vào Lăng viếng Chủ tịch Hồ Chí Minh
(Ngày Nay) - Kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam (22/12/1944 - 22/12/2024), 35 năm Ngày hội Quốc phòng toàn dân (22/12/1989 - 22/12/2024), sáng 20/12, Đoàn đại biểu Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Chủ tịch nước, Quốc hội, Chính phủ, Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và Quân ủy Trung ương, Bộ Quốc phòng đã đặt vòng hoa, vào Lăng viếng Chủ tịch Hồ Chí Minh và dâng hương tưởng niệm các Anh hùng Liệt sĩ tại Đài tưởng niệm các Anh hùng Liệt sĩ trên đường Bắc Sơn.
Ngày hội Văn hóa các dân tộc Việt Nam tại tỉnh Quảng Trị năm 2024 quy tụ 16 tỉnh, thành phố trong cả nước tham gia.
Nhìn lại năm 2024: Ngành Văn hóa về đích thành công với nhiều dấu ấn quan trọng
(Ngày Nay) - Năm 2024, trong bối cảnh tình hình thế giới và trong nước diễn biến phức tạp, khó lường; những ảnh hưởng của thiên tai, bão lũ ảnh hưởng không nhỏ đến các mục tiêu, nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội của đất nước, ngành Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã nỗ lực vượt qua khó khăn, thách thức, về đích thành công với nhiều dấu ấn quan trọng, đóng góp vào bức tranh thành tựu chung của đất nước, góp phần tạo nên sức bật vươn xa trong kỷ nguyên mới, kỷ nguyên vươn mình của dân tộc.