37 cọc gỗ được phát hiện dự đoán là cọc Bạch Đằng thời Trần

Ngày 18/6, thông tin từ TP Hải Phòng cho hay sau khi tiến hành khai quật khẩn cấp, đoàn khảo cổ thuộc Viện khảo cổ học đã có báo cáo sơ bộ kết quả về bãi cọc ở khu vực Đầm Thượng.
Đoàn khảo cổ thực hiện khai quật, thám sát tại khu vực ao nhà dân
Đoàn khảo cổ thực hiện khai quật, thám sát tại khu vực ao nhà dân

Theo đó, sau khi tiến hành khai quật khảo cổ tại khu vực Đầm Thượng (thôn 11, xã Lại Xuân, huyện Thủy Nguyên, Hải Phòng), đoàn khảo cổ đã tìm thấy 37 cọc gỗ được dự đoán là cọc gỗ Bạch Đằng thời trần đánh quân Nguyên lần 3 năm 1288.

Trước đó, ngày 9/2, gia đình ông Đào Văn Đến ở khu vực Đầm Thượng trong quá trình bơm nước để thu hoạch cá đã phát hiện tổng cộng 13 cọc gỗ dưới đáy ao. Ngay sau đó, các nhà nghiên cứu thuộc Viện Khảo cổ học Việt Nam, các chuyên gia đã tổ chức khảo sát khu vực bãi cọc tại ao nhà ông Đến.

37 cọc gỗ được phát hiện dự đoán là cọc Bạch Đằng thời Trần ảnh 1

Bãi cọc có diện tích khá rộng

Khu vực này vốn là bãi sông nơi giao nhau của 3 con sông Kinh Thầy, sông Đá Vách và sông Đá Bạc. Qua thời gian, bãi sông Đầm Thượng đã biến thành khu dân cư. Người dân từng nhiều lần phát hiện cọc gỗ chôn dưới đất khi tiến hành làm vườn, đào ao.

Thời điểm đoản khảo sát tới nhà ông Đến, một số cọc có dấu hiệu bị hủy hoại như: các đầu cọc bị chặt bằng, một số cọc nằm trong bờ kè đá. Ông Đến cho biết gia đình ông chuyển về khu vực này từ năm 2014, trước đó chủ cũ cũng phát hiện những cây cọc gỗ tương tự và còn vớt được một chiếc thuyền mộc được khoét ra từ 1 cây gỗ.

37 cọc gỗ được phát hiện dự đoán là cọc Bạch Đằng thời Trần ảnh 2

Các nhà khảo cổ phát hiện có tổng cộng 37 cọc gỗ tại khu vực

Sau khi đoàn khảo cổ khảo sát, ngày 19/2, UBND TP.Hải Phòng ra quyết định cho phép Viện Khảo cổ học phối hợp với Bảo tàng Hải Phòng, UBND huyện Thủy Nguyên khai quật khảo cổ khẩn cấp tại khu vực ao cá nhà ông Đào Văn Đến ở địa chỉ trên. Thời gian khảo cổ từ ngày 18/2 đến ngày 31/3 trên diện tích 400m2.

Qúa trình tiến hành khai quật, tại khu đất nhà ông Đến và nhà ông Hay kế bên, các nhà khảo cổ đã đào 3 hố khai quật, 1 hố thám sát.

Kết quả, tại hố H1, các nhà khảo cổ phát hiện 11 cọc gỗ có hình dáng tự nhiên, một số còn dấu vết mắt gỗ, có mộng khoét sơ sài ở phần dưới chân, trong đó có 5 cọc đường kính 26-32cm, dài 1,6m tới hơn 2,8m, các cọc còn lại ngắn, đường kính nhỏ hơn.

37 cọc gỗ được phát hiện dự đoán là cọc Bạch Đằng thời Trần ảnh 3

Một số cọc có dấu hiệu bị hủy hoại như: các đầu cọc bị chặt bằng, một số cọc nằm trong bờ kè đá

Tại hố H2, các nhà khảo cổ phát hiện 6 cọc gỗ ở độ sâu 1,7m tới 2m dưới bùn, trong đó cọc C1 là lớn nhất với đường kính 18cm, phần xuất lộ dài 54cm, các cọc khác nhỏ hơn phần lớn chỉ còn đoạn ngắn dưới chân, có lẽ bị chặt đi trong quá trình đào ao đầm.

Tại hố H4, các nhà khảo cổ tìm thấy 19 cọc gỗ và 2 mảnh gỗ trong tình trạng đã mủn nát.

Còn tại hố thám sát TS1, các nhà khảo cổ tìm thấy 1 cọc gỗ nhỏ dài 55cm, phần đầu cọc bị mục.

37 cọc gỗ được phát hiện dự đoán là cọc Bạch Đằng thời Trần ảnh 4

Có một số cọc khác nhỏ hơn phần lớn chỉ còn đoạn ngắn dưới chân, có lẽ bị chặt đi trong quá trình đào ao đầm

Tổng cộng đã có 37 cọc gỗ được tìm thấy tại khu vực các nhà khảo cổ tiến hành khai quật.

Các nhà khoa học đang tiến hành phân tích các mẫu gỗ, mẫu đất để lý giải bãi cọc này có từ bao giờ.

Đoàn khảo cổ cho rằng Đầm Thượng nằm ở vị trí có tính chiến lược trên sông Đá Bạc nối với sông Bạch Đằng, nơi trước đây đã phát hiện nhiều bãi cọc ở Yên Hưng (Quảng Ninh), Cao Quỳ (Hải Phòng) và các cuộc khai quật khảo cổ xác định có các căn cứ của quân binh nhà Trần.

Bước đầu, Đoàn khảo cổ nhận định bãi cọc Đầm Thượng là một trong các điểm đánh chặn và tiêu diệt đoàn chiến thuyền của quân Nguyên trên đường rút lui vào năm 1288. Tuy nhiên, để kiểm chứng giả thuyết này thì cần tiếp tục mở rộng phạm vi nghiên cứu khảo cổ học và các căn cứ khoa học khác.

37 cọc gỗ được phát hiện dự đoán là cọc Bạch Đằng thời Trần ảnh 5

Các nhà khoa học đang tiến hành phân tích các mẫu gỗ, mẫu đất để lý giải bãi cọc này có từ bao giờ

Để làm rõ đặc điểm, chức năng bãi cọc Đoàn khảo cổ kiến nghị tiếp tục thực hiện khai quật mở rộng các khu vực có cọc và tiến hành nghiên cứu phân tích mẫu gỗ, mẫu đất. Đồng thời đề nghị mở rộng phạm vi nghiên cứu khảo cổ khu vực Trúc Động (xã Liên Khê, huyện Thủy Nguyên, Hải Phòng) để xây dựng hồ sơ đầy đủ cho các di tích liên quan hoặc cùng loại ở khu vực, cũng như mối liên quan với di tích khác thuộc hệ thống Bạch Đằng Giang.

Theo Dân Trí
TIN LIÊN QUAN
Thủ tướng Phạm Minh Chính và Đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam tới sân bay quốc tế Trường Thủy (thành phố Côn Minh, tỉnh Vân Nam, Trung Quốc), bắt đầu chuyến công tác tham dự Hội nghị Thượng đỉnh GMS, Hội nghị Cấp cao ACMECS, Hội nghị Cấp cao CLMV và làm việc tại Trung Quốc. Ảnh: VGP/Nhật Bắc.
Thủ tướng tới Vân Nam, bắt đầu chuyến công tác tại Trung Quốc
(Ngày Nay) - Sáng 5/11, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính và Đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam đã tới sân bay quốc tế Trường Thủy (thành phố Côn Minh, tỉnh Vân Nam, Trung Quốc), bắt đầu chuyến công tác tham dự Hội nghị Thượng đỉnh GMS, Hội nghị Cấp cao ACMECS, Hội nghị Cấp cao CLMV và làm việc tại Trung Quốc từ ngày 5 đến ngày 8/11/2024.
Cựu Tổng thống Mỹ Donald Trump (trái) và Phó Tổng thống Kamala Harris đang chạy đua với thời gian. Ảnh: ABC.
Cuộc đua sít sao trước thềm ngày bầu cử Mỹ
(Ngày Nay) - Trước thềm ngày bầu cử Tổng thống Mỹ 2024 (5/11), hai ứng cử viên của đảng Dân chủ và đảng Cộng hòa đang chạy đua với thời gian nhằm kêu gọi sự ủng hộ của các nhóm cử tri chưa đưa ra quyết định, trong bối cảnh cuộc đua vào Nhà Trắng vẫn rất sít sao.
Khai thác chất liệu truyền thống dân tộc: Xu hướng sáng tác của nghệ thuật múa đương đại
Khai thác chất liệu truyền thống dân tộc: Xu hướng sáng tác của nghệ thuật múa đương đại
(Ngày Nay) - Cùng với các loại hình nghệ thuật khác, nghệ thuật múa Việt Nam đang tạo dấu ấn với công chúng trong việc khai thác những chất liệu truyền thống vào các tác phẩm, vừa giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc, vừa mang hơi thở cuộc sống đương đại vào các tác phẩm, tạo nên bản sắc của múa Việt trước thế giới.