Chuyện gia đình người ca sỹ nổi tiếng hát về Trường Sa

"Nói thực là trong cách dạy con, vợ chồng em như hai bản thể trong một con người. Nhưng lúc em bực, nóng giận vì con thì anh Sơn lại tìm cách “hạ hỏa”, nhẹ nhàng động viên, giải thích cho con. Ngược lại, có lúc anh ấy nóng, em lại tìm cách vui vẻ với con. Em nghĩ, bố mẹ dù trong hoàn cảnh nào cũng không nên áp đặt những điều mình muốn lên các con, phải biết chia sẻ, tâm tình, động viên con..." - NS Khánh Hòa tâm sự.
Chuyện gia đình người ca sỹ nổi tiếng hát về Trường Sa
Một buổi sáng mùa xuân, tình cờ tôi mở ti vi và trên màn hình hiện lên hình ảnh một cô ca sỹ xinh đẹp đang hát về Trường Sa. Giọng hát hồn nhiên, trong vắt, với những giai điệu say đắm lòng người cuốn hút tôi. Có thể tôi là một người lính đã đi qua cuộc chiến tranh khốc liệt nên mỗi lời hát, mỗi hình ảnh, mỗi ngọn cỏ, gốc cây ở Trường Sa nơi tôi đã từng đến bỗng gợi lên biết bao cảm xúc. Cũng có thể vì tôi là một nhà thơ đã từng viết nhiều bài thơ về mùa xuân và biển: “Biển đêm với cánh tay đêm dịu dàng …”.
Cũng có thể vì tôi là người miền biển, sinh ra và lớn lên trong tiếng sóng đưa nôi, trong tiếng chim Hải Âu cho liệng trên đầu. Tôi cứ ngồi lặng đi trong tiếng hát “Đừng ví em là biển, em chỉ là em thôi…”. Mấy tuần sau, tôi nhờ một người bạn tìm mua một đĩa DVD “Gần lắm Trường Sa” mới phát hành để mỗi buổi sáng lại được đắm chìm trong tiếng hát và tiếng sóng biển đưa nôi như mỗi kỷ niệm về vùng biển đầy sóng gió ở miền Trung quê hương mình.

Rồi tình cờ, trong một lần ở phòng đợi máy bay đi thành phố Hồ Chí Minh tôi dắt tay đứa cháu nội đi qua mấy hàng ghế nơi hành khách đang ngồi thì có tiếng gọi. Tôi nhận ra một người quen. Anh đang ngồi với một cô gái. Cả hai vội đứng dậy bắt tay tôi, anh nói “Dương Kỳ Anh ơi, đây là nghệ sỹ Khánh Hòa - người nổi tiếng hát về Trường Sa”. Tôi bắt tay một cô gái đẹp, hát hay, những bài hát về Trường Sa thân yêu của tổ quốc. “Anh rất thích đĩa nhạc về Trường Sa của em” – tôi nói.

Chuyện gia đình người ca sỹ nổi tiếng hát về Trường Sa - anh 1

Gia đình hạnh phúc của ca sỹ Khánh Hòa.

Gặp lại ca sỹ Khánh Hòa tại nhạc viện Hà Nội, tôi mới biết, tuy còn trẻ thế mà Khánh Hòa đã là nghệ sỹ ưu tú, có con trai khá lớn và có một gia đình hạnh phúc. Lần đầu nghe Khánh Hòa hát về Trường Sa, tôi cứ nghĩ cô quê ở Nha Trang (Khánh Hòa), là dân vùng biển ai mà ngờ Khành Hòa ở miền rừng Ngọc Lạc (Thanh Hóa).
“Em sinh ra trong một gia đình có 13 anh chị em, em là con thứ 11. Tuy ở vùng quê bốn bề đồng ruộng nhưng nhà em lại làm nghề chụp ảnh. Em thích hát từ bé. Lần đầu em ra Trường Sa là năm 2009. Em đi trong đoàn của thành phố Hà Nội tổ chức. Lên tầu là em say sóng không biết trời đất gì nữa.
Ấy thế mà, khi bước chân lên đảo, dù rất mệt nhưng không hiểu sao em chỉ muốn hát. Em vừa hát vừa khóc. Có khi đến nghẹn lời. Nhìn các anh bộ đội hồn nhiên trong sáng, quá nhiệt tình với bọn em, em cảm động vô cùng. Chuyến đi vất vả ấy để lại cho em nhiều kỷ niệm khó quên. Về đến nhà, em sút mất bốn ký, suốt một tuần em vẫn còn say sóng cứ bước đi là như đang đi trên mạn tầu, người cứ bồng bềnh chao đảo” - Khánh Hòa kể.
“Tưởng sau lần ấy, Khánh Hòa không dám bước chân xuống tầu nữa chứ?”. Khánh Hòa nói: “Thật lạ lùng, đúng là duyên phận, sau lần đi ấy em nảy ra ý định làm một đĩa DVD hát về Trường Sa…”. “Năm 2010, em lại xin ra Trường Sa. Lần này em không dám nằm dưới khoang tàu mà xin các anh lên nằm trên boong. Em mắc võng nằm, có đêm mưa và sóng biển làm em ướt như chuột lột. Suốt mấy ngày gần như không được ăn gì, cứ húp một thìa cháo là lại nôn …nôn ra mật xanh mật vàng!”.
Rồi lần thứ ba, năm 2012 ca sỹ Khánh Hòa lại ra Trường Sa. Khánh Hòa kể rằng, nhân cuộc thi sáng tác về biển đảo, cô đã chọn ra 7 trong số gần 700 bài hát dự thi để thể hiện trong đĩa DVD của mình. “Gần lắm Trường Sa” là bài hát đầu tiên Khánh Hòa lựa chọn. Rồi “Sức sống Trường Sa”; “Mùa xuân nơi Trường Sa”; “Tiếng hát nơi đảo xa”; “Đừng ví em là biển”.
“Tôi đã có dịp ra thăm Trường Sa và nhà dàn DK nhiều lần, được tận mắt chứng kiến một vùng biển đảo vô cùng rộng lớn và giàu đẹp của đất nước mình, tận mắt chứng kiến sự hy sinh gian khổ của những người lính đảo. Với tình yêu thương và cảm phục sâu sắc; tôi chọn những bài hát ca ngợi biển đảo và người lính Trường Sa để gửi tới các anh những cán bộ chiến sỹ đang làm nhiệm vụ nơi đầu sóng ngọn gió và những người dân đang sinh sống nơi đây”. Tâm sự của Khánh Hòa đã được ghi ngay trang bìa DVD “Gần lắm Trường Sa”.
Khi tôi hỏi làm thế nào để một ca sỹ mảnh mai như cô làm được một điều mà tôi cho là kỳ diệu khi phải bỏ ra biết bao nhiêu công sức, tiền bạc (trên 500 triệu đồng Việt Nam), thời gian để nhiều lần ra Trường Sa, để huy động được nhiều người, nhiều cảnh cùng tham gia vào tác phẩm của mình? Khánh Hòa nói: “Em đã phải bán đi một mảnh đất ở quê, rồi nhờ chồng em gom tiền giúp. Đặc biệt, em rất biết ơn các anh ở quân chủng hải quân Việt Nam và đạo diễn Việt Hương đã tạo điều kiện rất nhiều cho em hoàn thành ước mơ của mình”. Khánh Hòa cho biết, hiện tiền bán đĩa DVD này cũng chỉ thu về chưa được một nửa so với số tiền mình bỏ ra, nhưng “Em vẫn rất vui, rất hạnh phúc vì đã thực hiện được tâm nguyện của mình, đó là tình yêu, niềm cảm phục của em đối với các chiến sỹ Trường Sa và còn hơn thế, đó là tình cảm mà em cho là thiêng liêng của một người dân nước Việt như em đối với tổ quốc”.
Nghệ sỹ ưu tú Khánh Hòa có một cậu con trai tên là Lưu Khánh Việt. “Từ nhỏ, cháu đã ham mê cầm bút vẽ. Lên ba tuổi, chưa biết chữ, cháu đã biết vẽ rồi, cháu vẽ một cái cây, thật lạ lùng, khi ra Trường Sa nhìn cái cây ở đó, không hiểu sao em lại nhớ tới cái cây con trai mình vẽ. Cháu cũng thích hát lắm, mỗi lần cháu hát ở chỗ đông người, ai cũng vỗ tay, nhưng em vẫn nghiêm khắc bảo cháu rằng con không thể theo nghề hát của mẹ được vì chất giọng của con không phải là xuất sắc lắm. Em biết nói thế là con mình không vui, nhưng em nghĩ, người làm cha, làm mẹ không chỉ biết động viên mà còn phải biết chỉ ra cho con những mặt yếu, đừng nuôi những ảo tưởng không đâu cho con. Vợ chồng em hướng cho cháu đi học thiết kế thời trang vì biết cháu có nămg khiếu hội họa. Cháu cũng rất thích học nghề này. Cháu thường bảo rằng: Con rất cảm ơn mẹ vì mẹ đã cho con học cái nghề mà con thích” - Khánh Hòa nói về con.
Tôi hỏi NSƯT Dương Khánh Hòa rằng, chồng cô, Lưu Anh Sơn có cùng quan điểm dạy con không? “Nhà em trước làm kỹ thuật về âm thanh, rất thông cảm với em, anh ấy chính là điểm tựa của cả gia đình. Giờ anh Sơn chuyển sang kinh doanh xuất khẩu thời trang. Nói thực là trong cách dạy con, vợ chồng em như hai bản thể trong một con người. Nhưng lúc em bực, nóng giận vì con thì anh Sơn lại tìm cách “hạ hỏa”, nhẹ nhàng động viên, giải thích cho con. Ngược lại, có lúc anh ấy nóng, em lại tìm cách vui vẻ với con. Em nghĩ, bố mẹ dù trong hoàn cảnh nào cũng không nên áp đặt những điều mình muốn lên các con, phải biết chia sẻ, tâm tình, động viên con. Con trai em từ bé đã rất đôn hậu. Ra đường, hễ gặp người ăn xin là rút tiền cho, có mấy đồng bạc bố mẹ cho ăn quà sáng cũng cho nốt. Bố mẹ em ngày xưa cũng thế, cũng rất thương người. Nhà đông anh chị em, 5 trai 8 gái mà lúc nào anh chị em trong nhà cũng yêu thương, gắn bó với nhau. Điều vợ chồng em luôn hướng cho con là phải sống cho nhân ái, làm việc gì cũng phải đam mê, hết mình” – NS Khánh Hòa tâm sự.
Nghệ sỹ Khánh Hòa mất bố từ sớm, nói về gia đình mình, Khánh Hòa luôn nhắc đến mẹ. Người mẹ tảo tần nuôi 13 người con trưởng thành, luôn dạy các con, dù đi đâu, làm gì, trong hoàn cảnh nào cũng phải biết giữ gìn danh phận. “Có chết cũng phải giữ lấy cái giải rút quần – Mẹ em thường xuyên nhắc mấy đứa con gái chúng em như vậy đấy anh ạ” – Khánh Hòa bảo tôi.
Hải Phòng: Đội ngũ trí thức - nòng cốt, tiên phong trong nhiều hoạt động
Hải Phòng: Đội ngũ trí thức - nòng cốt, tiên phong trong nhiều hoạt động
(Ngày Nay) - Thành phố Hải Phòng đã có chủ trương cùng nhiều giải pháp, cơ chế, chính sách đặc thù, bố trí kinh phí, cơ sở, vật chất để bảo đảm điều kiện hoạt động cho đội ngũ trí thức. Hải Phòng xác định, đây là một trong những động lực quan trọng để phát triển đất nước và mỗi địa phương.
15 học sinh nhập viện nghi ngộ độc thực phẩm​ tại TP.HCM
15 học sinh nhập viện nghi ngộ độc thực phẩm​ tại TP.HCM
(Ngày Nay) - Tối 2/5, thông tin từ Bệnh viện Lê Văn Thịnh, thành phố Thủ Đức, Thành phố Hồ Chí Minh, đơn vị này đang điều trị, theo dõi tình hình sức khoẻ của 15 học sinh tại 4 trường tiểu học trên địa bàn nhập viện với các triệu chứng ngộ độc thực phẩm.
Ảnh minh họa
Ban hành hướng dẫn thanh tra, kiểm tra Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2024
(Ngày Nay) - Bộ Giáo dục và Đào tạo vừa ban hành hướng dẫn thanh tra, kiểm tra Kỳ thi tốt nghiệp Trung học Phổ thông năm 2024. Theo hướng dẫn, đoàn thanh tra, kiểm tra của Bộ Giáo dục và Đào tạo thực hiện thanh tra, kiểm tra việc ban hành văn bản, công tác chỉ đạo, tổ chức kỳ thi của Ban chỉ đạo thi cấp tỉnh, Sở Giáo dục và Đào tạo, Hội đồng thi, Điểm thi và công tác tổ chức thanh tra, kiểm tra thi của Sở Giáo dục và Đào tạo.
Ảnh minh họa
Bắc Bộ và Thanh Hóa cục bộ có mưa to đến rất to
(Ngày Nay) -  Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia, từ chiều tối 2/5 đến ngày 3/5, Bắc Bộ và Thanh Hóa có mưa vừa và dông, cục bộ có mưa to đến rất to với lượng mưa từ 20-40mm, có nơi trên 80mm.
Ảnh minh họa
Tuyển sinh đầu cấp: TP HCM ưu tiên phân bổ học sinh học ở gần nơi cư trú nhất
(Ngày Nay) -  Nhằm tạo thuận lợi trong công tác tuyển sinh đầu cấp, năm học này Thành phố Hồ Chí Minh sẽ ứng dụng Hệ thống thông tin địa lý (bản đồ GIS) trên toàn địa bàn để phân bổ học sinh vào chỗ học gần nhà nhất. Đặc biệt, việc phân bổ chỗ học cho học sinh chủ yếu dựa vào một tiêu chí là "nơi ở hiện tại" thay vì dựa trên nhiều tiêu chí năm học trước.
Ảnh minh họa
Hành trình “Theo dấu chân Người” ý nghĩa trong tháng 5
(Ngày Nay) -  “Theo dấu chân Người” là chủ đề chuỗi hoạt động tại Làng Văn hóa - Du lịch các dân tộc Việt Nam trong tháng 5/2024, hướng tới kỷ niệm 134 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5/1890- 19/5/2024); 70 năm Ngày Chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954 - 7/5/2024); 65 năm Ngày mở đường Hồ Chí Minh, Ngày Truyền thống bộ đội Trường Sơn (19/5/1959-19/5/2024).