Hành trình 10 năm 'chữa đẻ'

Hành trình 10 năm 'chữa đẻ'

10 năm chữa chạy “tìm con” là những ngày buồn, những giọt nước mắt đau khổ, hy vọng rồi thất vọng liên tiếp của cặp vợ chồng Cao Thu Hiền – Bùi Hữu Quyến.
Hành trình 10 năm 'chữa đẻ' ảnh 1

Ước mơ có một gia đình hạnh phúc với người chồng và những đứa con đáng yêu có thể rất đơn giản với hầu hết mọi người nhưng một phần nhỏ các cặp đôi vẫn đang lặn lộn trong cuộc chiến đi “tìm con”.

Theo thống kê, khoảng 1/6 các cặp đôi gặp khó khăn trong việc thụ thai tự nhiên và phải nhờ đến sự hỗ trợ của phương pháp thụ tinh trong ống nghiệm (IVF). Tuy nhiên tỷ lệ thành công của phương pháp này cũng không hề cao, khoảng 24%.

Câu chuyện của bà mẹ 10 năm chiến đấu với vô sinh chưa một lần nản trí, từ bỏ dưới đây sẽ khiến mọi người hiểu hơn về “tinh thần thép” và khát khao có con của những người mẹ bị hiếm muộn, vô sinh.

Chị Cao Thu Hiền (sinh năm 1980, hiện đang sinh sống và làm việc tại Bà Rịa - Vũng Tàu) hiện đang có một gia đình hạnh phúc bên người chồng và một cậu con trai kháu khỉnh 4 tuổi. Tuy nhiên, ít ai biết rằng người mẹ này đã phải trải qua 10 năm chiến đấu với vô sinh mà chưa một lần bị lung lay ý chí. Chính nghị lực và sự cố gắng không biết mệt mỏi của chị đã được “trả công hậu hĩnh”.

Kết hôn từ năm 2005, hai vợ chồng chị Hiền có ý định sinh em bé luôn vì chồng chị là con trai một, ông bà nội ngoại cũng muốn sớm có cháu bế bồng. Nhưng sau 6 tháng “thả” tự nhiên, chị Hiền không có bầu. Chị cùng chồng là anh Bùi Hữu Quyến (sinh năm 1978) quyết định đi khám. Kết quả, anh mắc bệnh tinh trùng yếu, còn chị bị “trứng lép”.

“Có bệnh thì vái tứ phương, vợ chồng tôi cứ nghe ở đâu có thầy lang giỏi, cắt thuốc Bắc, thuốc Nam mát tay đều tìm đến. Thậm chí vì sốt ruột, gia đình hai bên còn chi hàng chục triệu đồng làm lễ cúng bái, mong sớm có cháu bế bồng”, chị Hiền nói.

Hành trình 10 năm 'chữa đẻ' ảnh 2

Sau 4 năm chữa trị bằng thuốc nam, bắc kết hợp tây y không hiệu quả, đầu năm 2009, vợ chồng chị quyết định làm thụ tinh ống nghiệm ở một bệnh viện lớn tại thành phố Hồ Chí Minh.

“Lần đầu làm thụ tinh ống nghiệm, vợ chồng tôi háo hức và tự tin sớm đón được con. Thậm chí lần ấy tôi đã trễ kinh hơn chục ngày, cả hai khấp khởi mừng thầm, ai ngờ ngay sau đó tôi lại “đến tháng”. Anh xã vì quá mong ngóng, sốt ruột nên thấy vậy cũng đã đôi lần to tiếng, dẫn đến xích mích, cãi cọ”, chị Hiền nhớ lại.

Cứ vậy, sau hai lần thụ tinh ống nghiệm liên tiếp với chi phí lên tới gần hai trăm triệu đồng mà tin vui vẫn không gõ cửa, cặp vợ chồng không khỏi thất vọng, mệt mỏi. Bao nhiêu tiền tích cóp lần lượt ra đi. Hai bàn tay trắng, giấc mơ về một tương lai quấn quýt bên con xa dần...

Hành trình 10 năm 'chữa đẻ' ảnh 3

Cuối năm 2014, qua người quen giới thiệu, chị Hiền biết đến một bác sĩ chuyên về thụ tinh ống nghiệm cũng ở tại Thành phố Hồ Chí Minh. Tuy nhiên, phần vì bận việc, phần vì kinh tế cạn kiệt, mất niềm tin, hai vợ chồng chần chừ việc thăm khám lại. Đến tháng 3/2015, với sự động viên khích lệ của gia đình, vợ chồng chị Hiền lại quyết định lên Thành phố Hồ Chí Minh để đăng ký khám vị bác sĩ này. Tại đây, vợ chồng chị Hiền được bác sĩ khuyên làm thủ thuật mổ nội soi vô sinh để thăm dò chuẩn bị làm thụ tinh ống nghiệm. Kết quả, bác sĩ phát hiện chị bị lạc nội mạc tử cung, nên đã đốt điện trước khi thụ tinh ống nghiệm.

Ngày 1/7, chị Hiền xuống bệnh viện để kích trứng. Bác sĩ trực tiếp giúp chị cùng nhiều chuyên gia đã theo dõi chu kỳ, đưa ra phác đồ theo dõi niêm mạc, xác định ngày chuyển phôi, sàng lọc phôi, áp dụng kỹ thuật hỗ trợ phôi thoát màng... Ở lần chuyển phôi đầu tiên, chị Hiền không thành công. Thất vọng tràn trề nhưng được gia đình, người thân hai bên động viên, vợ chồng chị Hiền lại quyết định thử lại một lần nữa nhưng may mắn cũng vẫn chưa mỉm cười.

“Sau hai lần thất bại, cả hai vợ chồng đều rất tuyệt vọng. Nhưng tôi vẫn cố thuyết phục anh xã thử lại thêm một lần nữa. Nếu cố nốt lần này mà vẫn không được thì hai vợ chồng sẽ lại đi tìm “thầy” khác để xem có mát tay hơn không”, chị Hiền nói.

Tuy nhiên, chưa cần nghe mối mách bảo của người khác, vợ chồng chị đã đón nhận tin vui ở lần chuyển phôi thứ 3. Nhớ lại lúc thử que thấy hiện hai vạch mờ, chị Hiền không tin vào mắt mình nên đã im lặng, chưa dám nói với ai. Những ngày sau đó, chị thử lại rất nhiều lần, thậm chí đi xét nghiệm máu để chắc chắn rồi mới thông báo tin vui cho mọi người.

Quá trình mang bầu khá vất vả khi chị Hiền bị dọa sảy, chảy máu nhiều lần nên được bác sĩ khuyên đặt vòng cao su, nâng cổ tử cung. Với mong muốn phải giữ được con bằng mọi giá nên vợ chồng chị Hiền cũng quyết định làm theo. Đến tuần thai thứ 16, chị Hiền lại liên tục bị sốt cao và bị nhau thai tiền đạo ở tuần thai thứ 17. Khi đó, chị Hiền buộc phải nghỉ làm ở nhà để tĩnh dưỡng. “Biết vợ mang thai khó, mặc dù chạy việc ở công trường khá vất vả và bận rộn nhưng anh Quyến vẫn cố gắng về nhà sớm, làm việc nhà cho vợ, từ nấu cơm, giặt giũ, dọn dẹp nhà cửa đến những việc khác”, chị Hiền tâm sự.

Tới tuần thứ 35, chị Hiền hạ sinh bé trai Bùi Phúc An nặng 2,5kg. Mặc dù sinh thiếu tháng nhưng bé Phúc An lại rất kháu khỉnh, khỏe mạnh và giống bố.

“Tuy mang thai vất vả nhưng được đồng hành cùng con trong suốt chặng đường dài, đó thật sự là điều tuyệt diệu. Thời điểm chào đón con yêu đến với thế giới này là khoảnh khắc hạnh phúc nhất trong cuộc đời của vợ chồng tôi. Con đến với vợ chồng tôi như một cái duyên nên cả gia đình đều trân trọng và dành hết tình yêu thương cho bé. Thật không uổng công cho tất cả những hy sinh, mất mát, đau thương, cuối cùng, vợ chồng tôi cũng đã được đền đáp xứng đáng”, chị Hiền nghẹn ngào nhớ lại.

Hành trình 10 năm 'chữa đẻ' ảnh 4

Đối với vợ chồng chị Hiền, tiền bạc không quan trọng, có con là có của. Con cái là sợi dây vô hình gắn kết vợ chồng, tiền có thể làm ra được nhưng con cái thì lại không thể dùng tiền mà mua được.

Khi bé Phúc An được gần 3 tuổi, vợ chồng chị Hiền lại quyết tâm chuyển phôi trữ vì còn 3 phôi đông lạnh trước đó đang gửi ở bệnh viện. Thế nhưng, dường như lần này gia đình chị không gặp may mắn cho lắm khi đúng “thời điểm nhạy cảm” thì chị bất ngờ bị dị ứng thuốc nến thất bại.

Tôi đã từng thất bại rất nhiều lần trong việc chuyển phôi, lần thất bại vừa rồi cũng không có gì đáng sợ. Chỉ cần vợ chồng tôi có niềm tin và con cái có duyên với chúng tôi thì chúng tôi sẽ không bao giờ từ bỏ cho những lần chuyển phôi tiếp theo. Chị Cao Thu Hiền

“Tôi đã từng thất bại rất nhiều lần trong việc chuyển phôi, lần thất bại vừa rồi cũng không có gì đáng sợ. Chỉ cần vợ chồng tôi có niềm tin và con cái có duyên với chúng tôi thì chúng tôi sẽ không bao giờ từ bỏ cho những lần chuyển phôi tiếp theo”, chị Hiền chia sẻ.

Hành trình 10 năm 'chữa đẻ' ảnh 5

Trường hợp của chị Hiền chỉ là một trong số ít những cặp vợ chồng trẻ vô sinh, hiếm muốn. Trên thực tế, có rất nhiều những cặp vợ chồng trẻ vô sinh, hiếm muộn phải nhờ đến sự tư vấn, chữa trị của các y bác sĩ.

Tổ chức Y tế thế giới (WHO) dự báo vô sinh hiếm muộn là căn bệnh nguy hiểm thứ ba, sau ung thư và bệnh tim mạch ở thế kỷ 21. WHO cũng chỉ ra Việt Nam là một trong những quốc gia khu vực châu Á - Thái Bình Dương có tỷ lệ sinh thấp và vô sinh cao, 7,7% cặp vợ chồng trong độ tuổi sinh sản đang đối mặt với hiếm muộn.

Ước tính cả nước hiện nay có trên một triệu cặp vợ chồng hiếm muộn cần khám và điều trị. Tỷ lệ vô sinh, hiếm muộn ở cả nam và nữ như nhau. Muốn tìm ra nguyên nhân và phương pháp hỗ trợ phù hợp, hiệu quả cần phải kiểm tra tổng thể các bệnh lý toàn thân.

Với sự tiến bộ của y học hiện đại, các gia đình có thể chọn nhiều phương pháp điều trị như IUI, ICSI, IVF… Trong đó,  IVF - thụ tinh trong ống nghiệm có tỷ lệ thành công cao hơn. Tại Việt Nam, 20 năm trước, tỷ lệ thành công trung bình của thụ tinh ống nghiệm đạt khoảng 20-30%, nay đã lên 40-50%, có nơi trên 50%.

Điều trị hỗ trợ sinh sản là dựa vào đặc điểm của từng bệnh nhân để có phác đồ phù hợp. Những cặp vợ chồng vô sinh, hiếm muộn nên tìm đến các bệnh viện chuyên khoa, có hệ thống trang thiết bị hiện đại giúp cho các bác sĩ thao tác được chính xác để kết quả thành công cao nhất.

Tối ưu hơn, nơi đó cần phối hợp chặt chẽ với các chuyên khoa khác có liên quan như nam khoa, sản khoa, nhi sơ sinh… để được chăm sóc từ khâu đầu tiên cho đến khi trẻ chào đời khỏe mạnh. Để quá trình hỗ trợ sinh sản sớm thành công, quan trọng nhất là các cặp vợ chồng hiếm muộn cũng cần phải lưu ý là tinh thần lạc quan và kiên trì tuân thủ phác đồ.

Hành trình 10 năm 'chữa đẻ' ảnh 6
TIN LIÊN QUAN
Thiếu tá Hà Thanh thuyết minh phòng truyền thống cho các chiến sĩ mới.
Không phải cứ cầm súng mới là chiến đấu
(Ngày Nay) - Là một người vợ, một người mẹ nhưng trên hết là một người con của Tổ quốc, những nữ quân nhân luôn xứng đáng được tôn vinh với sự hi sinh cao cả cho sự nghiệp bền vững của dân tộc. Hơn 15 năm công tác tại quân đội, Thiếu tá Đinh Thị Hà Thanh luôn hoàn thành tốt nhiệm vụ của mình, tỏa sáng với phẩm chất “Anh hùng - bất khuất - trung hậu - đảm đang”.
Ta đi theo ánh lửa từ trái tim mình...
Ta đi theo ánh lửa từ trái tim mình...
(Ngày Nay) - Tròn 80 năm xây dựng, chiến đấu và trưởng thành, dưới sự lãnh đạo tuyệt đối, trực tiếp về mọi mặt của Đảng, Quân đội nhân dân Việt Nam cùng với toàn dân đã lập nên những chiến công vĩ đại trong sự nghiệp giải phóng dân tộc, bảo vệ Tổ quốc.
Quân đội Ukraine thiếu hụt nhân lực nghiêm trọng
Quân đội Ukraine thiếu hụt nhân lực nghiêm trọng
(Ngày Nay) - Vào một buổi chiều giá lạnh gần đây tại thành phố Kovel, miền Tây Ukraine, một người đàn ông tóc bạc, mặc quân phục chuẩn bị lên tàu. Vài phút sau, tàu rời ga trong một hành trình dài về phía Đông đất nước, hướng đến tiền tuyến trong cuộc chiến với Nga.
Ảnh minh hoạ.
Nga phát triển phương pháp mới chống bệnh huyết khối
(Ngày Nay) - Các nhà khoa học thuộc Đại học Vật lý và Công nghệ Moskva và Trung tâm Khoa học Lâm sàng Liên bang về Y học Hóa lý mang tên Lopukhin trực thuộc Cơ quan Y Sinh Liên bang của Nga đã phát triển một phương pháp mới để phân tích các hoạt chất sinh học có tác dụng trong việc tìm kiếm thuốc chống đông máu - những chất ngăn chặn hình thành cục máu đông.
Tiết mục biểu diễn văn nghệ của các thành viên Tổ chức Giao lưu Văn hóa Việt Nam-Australia (VACEO). Ảnh: Lê Đạt/PV TTXVN tại Australia.
2024 là năm "bội thu" của ngoại giao văn hóa Việt Nam
(Ngày Nay) - Trao đổi văn học nghệ thuật, trao đổi văn hóa du lịch, giao lưu thể thao, trao đổi học thuật, trao đổi triển lãm và các hoạt động văn hóa khác là những biểu hiện chính của ngoại giao văn hóa.
“Việt Nam là bạn…”
“Việt Nam là bạn…”
(Ngày Nay) - Không chỉ bảo vệ vững chắc Tổ quốc, Quân đội nhân dân Việt Nam còn cử lực lượng tham gia hoạt động Gìn giữ Hòa bình Liên Hợp Quốc tại các quốc gia và khu vực đói nghèo, có xung đột vũ trang tại Châu Phi. Cùng với đó, bộ đội ta cũng từng lên đường hỗ trợ Thổ Nhĩ Kỳ khắc phục hậu quả động đất… Tại sao phải cử bộ đội đi lo những chuyện “thiên hạ”? Đó có phải là những việc làm phù phiếm và viển vông?