Không người nghèo nào bị bỏ lại phía sau

Không người nghèo nào bị bỏ lại phía sau

Không người nghèo nào bị bỏ lại phía sau ảnh 1

Sự nỗ lực của chính các hộ dân cùng sự hỗ trợ từ cộng đồng và chính sách hỗ trợ đã giúp nhiều hộ thoát thoát nghèo ngoạn mục.

Không người nghèo nào bị bỏ lại phía sau ảnh 2

Từ ngày lập gia đình, chị Đồng Thị Thúy - một hội viên phụ nữ thôn Trung Kiên (xã Trung Giã, Sóc Sơn, Hà Nội)  phát hiện mình bị u tuyến giáp. Căn bệnh u tuyến giáp của chị phải mổ tới 2 lần, kinh tế gia đình chị thuộc loại khó khăn nhất nhì xóm. Vợ chồng chị chỉ ở nhà, sinh con và làm ruộng sinh sống. Năm 2010, khi bệnh tình thuyên giảm, vợ chồng chị bàn bạc vay vốn của ngân hàng chính sách để làm ăn, thoát nghèo. Chồng chị mạnh dạn mở cửa hàng hàn xì, buổi đầu còn nhàn rỗi, sau ai cũng biết đến, giờ nhiều việc, không làm xuể, anh phải thuê thêm 2-3 thợ. Thu nhập bình quân của chồng chị trong một năm khoảng trên 200 triệu đồng. Không dừng lại ở đó, chị Thúy tiếp tục vay vốn đầu tư vào trồng mô hình nấm sạch, đến nay đã được khoảng 7 năm, thu nhập 15 triệu đồng/tháng.

Chí làm giàu của vợ chồng chị vẫn chưa có điểm dừng ở đó. Hai vợ chồng luôn tay luôn chân đầu tư chăn nuôi gà bố mẹ đẻ trứng 1.500 con, mỗi tháng trừ chi phí chị còn khoảng 30-40 triệu đồng tiền lãi. Từ một gia đình hộ nghèo của thôn, đến nay, vợ chồng chị Thúy đã thoát nghèo sang giàu, xây được căn nhà 3 tầng khang trang, nhà cửa rộng rãi, mở rộng cửa hàng hàn xì, con cái ăn học có công việc ổn định. Thu nhập bình quân 2 vợ chồng chị một năm ước khoảng 500 triệu đồng. Ba người con của anh chị đều ăn học đàng hoàng.

Bằng nhiều giải pháp tổng thể, đến giữa năm nay, phường Láng Hạ (quận Đống Đa, Hà Nội) đã cơ bản xóa xong hộ nghèo. Theo ông Nguyễn Hoài Nam, Bí thư Đảng ủy phường Láng Hạ cho biết: Phường vừa mới họp Ban xóa đói giảm nghèo đánh giá, nhận xét hoàn cảnh, các tiêu chí của từng trường hợp. Theo đó, 8 hộ nghèo năm 2019 được công nhận thoát nghèo, 4 hộ chuyển sang thuộc diện cận nghèo; 7 hộ cận nghèo có 3 hộ thoát cận nghèo. Đến nay, phường cơ bản xóa hộ nghèo và chỉ còn 8 hộ cận nghèo.

Không người nghèo nào bị bỏ lại phía sau ảnh 3
Cách làm của phường Láng Hạ là sâu sát thực tế, tìm nguyên nhân nghèo và có biện pháp hỗ trợ cụ thể cho các hộ gia đình. Đây cũng là một trong nhiều giải pháp mà các quận huyện trên địa bàn Hà Nội triển khai để giảm nghèo bền vững.

Cách làm của phường Láng Hạ là sâu sát thực tế, tìm nguyên nhân nghèo và có biện pháp hỗ trợ cụ thể cho các hộ gia đình. Đây cũng là một trong nhiều giải pháp mà các quận huyện trên địa bàn Hà Nội triển khai để giảm nghèo bền vững. Theo Sở LĐ-TB&XH Hà Nội, một trong những yếu tố góp sức thực hiện hiệu quả công tác giảm nghèo trong 5 năm qua là xác định nguyên nhân nghèo và biện pháp hỗ trợ cụ thể. Từ đó, Sở LĐ-TB&XH Hà Nội đã tham mưu đề xuất chính sách và kế hoạch huy động nguồn vốn cho giảm nghèo. Theo đó, Hà Nội bố trí ngân sách thành phố trong 5 năm gần 9.000 tỷ đồng để thực hiện chương trình giảm nghèo.

Cụ thể, Hà Nội đã chi trên 2.900 tỷ đồng thành phố ủy thác sang Chi nhánh Ngân hàng Chính sách xã hội thành phố để cho hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ mới thoát nghèo vay các chương trình: Giải quyết việc làm, vay sản xuất kinh doanh, dịch vụ, vay xây dựng nhà ở, xây dựng nông thôn mới… Đồng thời, Hà Nội bố trí gần 5.000 tỷ đồng để thực hiện chính sách cho người nghèo, hộ nghèo. Trong đó, chi 683,1 tỷ đồng đóng bảo hiểm y tế cho người thuộc hộ nghèo, người thuộc hộ cận nghèo; 4.000 tỷ đồng chi trả trợ cấp xã hội hàng tháng; gần 98 tỷ đồng hỗ trợ tiền điện; trên 33 tỷ đồng miễn, giảm học phí cho học sinh có cha mẹ thuộc hộ nghèo, cận nghèo; trên 15 tỷ đồng trợ cấp cho người già yếu, ốm đau không có khả năng lao động thoát nghèo; trên 26,7 tỷ đồng hỗ trợ cho người nghèo, cận nghèo cô đơn, mắc bệnh hiểm nghèo, khuyết tật đặc biệt nặng mà trong hộ không có người còn khả năng lao động; trên 52,3 tỷ đồng quà tết cho hộ nghèo…

Với tổng thể chính sách hỗ trợ, Hà Nội dự tính đến năm 2025, thành phố cơ bản không còn hộ nghèo.

Không người nghèo nào bị bỏ lại phía sau ảnh 4
Không người nghèo nào bị bỏ lại phía sau ảnh 5

Tính đến đầu năm 2020, theo chuẩn Trung ương, Hà Nội còn 4.112 hộ nghèo, chiếm 0,2% và có 3.939 hộ cận nghèo, chiếm 0,19% tổng số hộ dân cư. Tỷ lệ hộ nghèo theo chuẩn Trung ương giảm từ 2,97% năm 2016 xuống còn 0,2%.

Một điểm nhấn trong thực hiện chính sách giảm nghèo đa chiều giai đoạn 2016-2020 là giảm bớt “cho không” và thay vào đó là hỗ trợ có điều kiện. Thay đổi này đã tạo bước chuyển trong việc giảm tư tưởng trông chờ, ỷ lại và còn tác động, khuyến khích người dân chủ động thoát nghèo.

Theo ông Tô Đức, Vụ trưởng, Chánh Văn phòng Quốc gia về giảm nghèo (Bộ LĐ-TB&XH), tinh thần chủ động thoát nghèo một phần nhờ điểm mới trong các chiều dịch vụ xã hội cơ bản được bổ sung mới đây có chiều về việc làm. Cụ thể, các tiêu chí xác định như: Trong hộ, người trong độ tuổi lao động có việc làm hay không, việc làm đó có bền vững không, việc làm dài hạn hay mang tính chất thời vụ... Bộ LĐ-TB&XH cũng đang chọn cách đo lường khi xác định trong gia đình có bao nhiêu người thất nghiệp và ảnh hưởng đến cuộc sống. Những gia đình có người trong độ tuổi lao động và có việc làm thì có khả năng tạo cuộc sống ổn định, thoát nghèo và sẽ có BHXH, BHYT và học hành.

Không người nghèo nào bị bỏ lại phía sau ảnh 6

Bên cạnh đó, chính sách tín dụng ưu đãi dành cho người nghèo theo hướng hỗ trợ có điều kiện, chính sách hỗ trợ về làm nhà ở, nước sạch và chính sách hỗ trợ BHYT với hộ cận nghèo... cũng góp phần giảm cơ chế cho không. Rõ nhất là tín dụng ưu đãi của Ngân hàng chính sách xã hội là chính sách nổi bật, góp phần vào thành tựu giảm nghèo, đáp ứng nhu cầu của người nghèo, cận nghèo. Đây là xu hướng cho người nghèo, cận nghèo điều họ cần là “cần câu”, nguồn lực để tổ chức sản xuất kinh doanh tạo ra thu nhập. Số người nghèo tham gia tín dụng ưu đãi lớn và tiếp tục tăng, nợ quá hạn lại thấp vì người nghèo vay trả nghiêm túc.

Trong 6 tháng đầu năm 2020 dù thực hiện giãn cách xã hội do dịch COVID-19 nhưng có hơn 1 triệu người nghèo vay vốn tín dụng ưu đãi để phát triển sản xuất kinh doanh cho thấy sự lan tỏa lớn.

Trong 6 tháng đầu năm 2020 dù thực hiện giãn cách xã hội do dịch COVID-19 nhưng có hơn 1 triệu người nghèo vay vốn tín dụng ưu đãi để phát triển sản xuất kinh doanh cho thấy sự lan tỏa lớn.

Ông Đức khẳng định, nhận thức về người dân nghèo, địa bàn nghèo đã thay đổi khi áp dụng chính sách tiếp cận đa chiều và không hỗ trợ cho không như trước. Tại nhiều địa phương có phong trào hộ dân làm đơn xin thoát nghèo, xin ra khỏi hộ nghèo. Họ bước đầu xây dựng kế hoạch nâng cao cuộc sống, không ỷ lại, trông chờ xin hỗ trợ của Nhà nước. Giai đoạn tới, Bộ LĐ-TB&XH và bộ ngành hữu quan, các địa phương có giải pháp giải quyết thấu đáo để khuyến khích người nghèo thoát nghèo, địa bàn thoát nghèo. Bởi nếu không, sẽ có tình trạng người không muốn thoát và không làm gì thì hỗ trợ nhiều; trong khi người nỗ lực thoát nghèo thì hỗ trợ giảm đi. 

Nhà nước sẽ xây dựng cơ chế chính sách theo hướng ai muốn thoát nghèo thì hỗ trợ tối đa; còn ai không muốn thoát nghèo thì giảm nguồn lực, thậm chí chỉ cấp ở mức độ vừa phải, đồng thời tổ chức đánh giá tính hiệu quả sử dụng nguồn lực tại đó. Địa phương thoát nghèo hiệu quả sẽ được bố trí thêm để thoát nghèo bền vững. Địa phương nào sử dụng không hiệu quả phải có đánh giá để từ đó có biện pháp cụ thể để thay đổi cách làm. Bên cạnh đó, chương trình giảm nghèo thời qua gắn liền với phong trào xây dựng nông thôn mới cũng đã mang lại nhiều kết quả.

Không người nghèo nào bị bỏ lại phía sau ảnh 7

Bài: Hải Thanh

Thiết kế: Mẫn San

TIN LIÊN QUAN
Cựu Tổng thống Mỹ Donald Trump (trái) và Phó Tổng thống Kamala Harris đang chạy đua với thời gian. Ảnh: ABC.
Cuộc đua sít sao trước thềm ngày bầu cử Mỹ
(Ngày Nay) - Trước thềm ngày bầu cử Tổng thống Mỹ 2024 (5/11), hai ứng cử viên của đảng Dân chủ và đảng Cộng hòa đang chạy đua với thời gian nhằm kêu gọi sự ủng hộ của các nhóm cử tri chưa đưa ra quyết định, trong bối cảnh cuộc đua vào Nhà Trắng vẫn rất sít sao.
Khai thác chất liệu truyền thống dân tộc: Xu hướng sáng tác của nghệ thuật múa đương đại
Khai thác chất liệu truyền thống dân tộc: Xu hướng sáng tác của nghệ thuật múa đương đại
(Ngày Nay) - Cùng với các loại hình nghệ thuật khác, nghệ thuật múa Việt Nam đang tạo dấu ấn với công chúng trong việc khai thác những chất liệu truyền thống vào các tác phẩm, vừa giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc, vừa mang hơi thở cuộc sống đương đại vào các tác phẩm, tạo nên bản sắc của múa Việt trước thế giới.