Làng chài xinh đẹp chìm trong rác thải

Làng chài xinh đẹp chìm trong rác thải ảnh 1
Khi thế giới đang tranh cãi về những phương án đối phó với rác thải đại dương, thì một làng chài tại Indonesia đang phải hứng chịu những hậu quả của vấn nạn này, với mùi hôi thối từ bờ biển có thể ngửi thấy được từ cách đó gần 100m.

________________

Một lớp rác dày vài gang tay phủ lên bãi cát bao gồm đủ thứ trên đời: Hàng triệu chiếc tã giấy bị mốc, túi nilon, gói nước sốt, chai đựng chất tẩy rửa, giày cũ và đồ chơi vón cục lại với nhau.

“Vào tháng Ba, những cơn mưa theo mùa đã cuốn trôi nhiều mảnh vụn ra biển”, ông Khoirul Anam, người đứng đầu hiệp hội ngư dân thị trấn, cho biết.

Bãi biển ở làng chài Muncar - một thị trấn đánh cá đẹp như tranh vẽ ở tỉnh Đông Java, hiện đang trở thành một điểm nóng rác thải. Muncar tọa lạc tại nơi giao nhau của 4 con sông, mang theo chất thải từ hàng chục thị trấn nhỏ, làng mạc và nhà máy ra biển. Hàng nghìn tấn nhựa chảy ra biển từ khu vực này mỗi năm, trộn lẫn với rác thải công nghiệp và sinh hoạt từ hòn đảo lân cận Bali.

Làng chài xinh đẹp chìm trong rác thải ảnh 2
Vấn đề rác thải ở đây đang ngày càng trở nên tồi tệ hơn, bất chấp những nỗ lực dọn dẹp gần đây của cộng đồng và các tổ chức quốc tế. Các kịch bản tương tự đang diễn ra trên khắp Indonesia, quốc gia đang đối mặt với vấn nạn ô nhiễm đại dương nghiêm trọng nhất thế giới.

Vấn đề rác thải ở đây đang ngày càng trở nên tồi tệ hơn, bất chấp những nỗ lực dọn dẹp gần đây của cộng đồng và các tổ chức quốc tế. Các kịch bản tương tự đang diễn ra trên khắp Indonesia, quốc gia đang đối mặt với vấn nạn ô nhiễm đại dương nghiêm trọng nhất thế giới.

Làng Muncar là nơi sinh sống của 134.000 người dân, đối với họ mọi chuyện chưa bao giờ tồi tệ đến vậy vào 10 năm trước. Đường phố Muncar vẫn được dọn dẹp sạch sẽ nhưng các con sông và kênh rạch lại tràn ngập rác thải. Nền kinh tế tại đây phát triển đi kèm với đó là thói quen sử dụng túi nilon và các sản phẩm từ nhựa. Các hệ thống thu gom rác vẫn còn hết sức thô sơ và không đủ khả năng xử lý hết khối lượng rác thải khiến người dân phải tự xử lý theo cách họ đã luôn làm: Bằng cách ném thẳng xuống sông và ra bãi biển.

Vấn nạn này được cho là của riêng người dân Muncar, thế nhưng không thể bỏ qua trách nhiệm của các tập đoàn công nghiệp. Một số rác thải là các mặt hàng được tìm thấy trên bãi biển Muncar được sản xuất bởi các công ty Indonesia, nhưng phần lớn lại là các sản phẩm từ những “ông lớn” như Nestle, Unilever và Coca Cola.

Rác thải nhựa, hầu hết trong số đó không thể phân hủy sinh học, có thể tồn tại trong môi trường đến hàng thế kỷ. Không phải con người, mà chính những động vật biển đang phải gánh chịu hậu quả trực tiếp của rác thải đại dương khi ăn hoặc hấp thụ trong môi trường tự nhiên.

Theo một nghiên cứu năm 2015 được công bố trên tạp chí Science, Indonesia - quốc gia đông dân thứ 4 thế giới, với gần 260 triệu người, chỉ đứng sau Trung Quốc về khối lượng chất thải nhựa.

Làng chài xinh đẹp chìm trong rác thải ảnh 3

Những công bố mới nhất này đã phả hơi nóng vào chính phủ Indonesia, thúc giục các nhà chức trách phải chi ra 1 tỷ USD mỗi năm để giảm 70% lượng rác thải đại dương vào năm 2025. Các ngân hàng quốc tế, các nhóm bảo tồn và các công ty thực phẩm và đồ uống cũng đang cung cấp thêm ngân sách để giúp hạn chế lượng rác thải nhựa đổ ra biển.

Indonesia đã trở thành một “phòng thí nghiệm” về các ý tưởng xã hội và công nghệ để giảm rác thải nhựa. Các thành phố đang cạn kiệt không gian cho những bãi rác đang thiết lập các “ngân hàng” để người dân mang rác thải nhựa tới để tái chế. Hoạt động dọn dẹp bãi biển do các nhóm thanh niên tiến hành hiện đang phổ biến và nhận thức về vấn đề này đang dần tăng lên.

Nhưng thủy triều nhựa vẫn dâng cao và không có dấu hiệu quay đầu.

Làng chài xinh đẹp chìm trong rác thải ảnh 4

Ông Lukman Hakim, thị trưởng của Muncar, đã chuẩn bị cho cuộc khủng hoảng rác khi ông được bổ nhiệm vào năm 2016.

“Tôi thấy kinh hoàng. Mùi rác thải nhựa ảnh hưởng đến mọi người. Nó gây tổn hại cho nền kinh tế cũng như sức khỏe của người dân, ngoài ra rác thải còn gây lũ lụt do cống nước bị tắc nghẽn. Sản lượng đánh bắt cá đang giảm dần vì nhựa tràn ngập bãi kiếm ăn của cá. Túi nilon quấn chặt vào chân vịt của các tàu đánh cá”, ông Hakim cho biết.

Nếu như trước đây, người dân Muncar chỉ cần xả rác ra biển và để sóng cuốn trôi, thì hiện này mọi thứ đã khác, theo bà Husnul Chotimah, người đứng đầu Cơ quan Môi trường tỉnh Đông Java.

Các nhà chức trách của tỉnh Đông Java hiện không có đủ ngân sách để phát triển hệ thống xử lý rác thải. “Có khoảng 1,75 triệu người ở vùng này và ngân sách của cơ quan dành cho việc thu gom và xử lý rác thải chỉ là 1 triệu USD, trong khi chúng tôi có tới hơn 170 km đường bờ biển cần bảo vệ”, bà Chotimal nói.

Làng chài xinh đẹp chìm trong rác thải ảnh 5

Thị trưởng Hakim không chỉ muốn dọn dẹp bãi biển nhanh chóng mà còn muốn một sự thay đổi hoàn toàn về thái độ và văn hóa của người dân.

“Chúng tôi cần giáo dục và nâng cao nhận thức. Chúng tôi cần một hệ thống thu gom và cơ sở hạ tầng để xử lý rác thải. Chúng tôi cần rào chắn tại các con sông để ngăn chặn rác thải ra biển. Chúng tôi cần chính phủ ban hành luật để cấm túi nilon và buộc các nhà sản xuất nhựa có trách nhiệm hơn”, ông Hakim nói.

Tại Muncar, hiện có một nhóm các phụ nữ trẻ mang tên “Chiến binh Rác”, được Dự án STOP (một sáng kiến chung trị giá 15 triệu USD của công ty đầu tư châu Âu Systemiq làm việc với các đối tác trong lĩnh vực sản xuất nhựa, thực phẩm và dầu mỏ toàn cầu và chính phủ Indonesia) thuê để đi từ nhà này sang nhà khác trong trong thị trấn để thu gom rác thải gia đình, những người phụ nữ trong nhóm cũng kiếm được một khoản nhỏ từ công việc này, ngoài ra những hộ dân có thể trả thêm tiền cho nhóm thu gom rác.

Dự án STOP đã được triển khai ở Muncar một năm qua, tạo công ăn việc làm cho gần 100 người, giáo dục cho trẻ em địa phương, cũng như thu gom và phân loại 11 tấn chất thải hữu cơ và vô cơ mỗi ngày từ 9.000 trong số 40.000 hộ gia đình.

Làng chài xinh đẹp chìm trong rác thải ảnh 6
Làng chài xinh đẹp chìm trong rác thải ảnh 7

Các thành phố tại Indonesia cũng đang phải đối mặt với một loạt các thách thức tương tự trên quy mô rộng lớn.

“Dù các thành phố có nhiều ngân sách hơn cho việc thu gom rác thải, nhưng họ hầu như không thể theo kịp làn sóng hàng tiêu dùng”, ông Eri Cahyadi, người đứng đầu cơ quan Kế hoạch và Phát triển của Surabaya - thành phố lớn thứ hai của Indonesia nói. Nằm cách hơn 200 km về phía tây bắc của Muncar, Surabaya hiện đang có khoảng 2,5 triệu người, tạo ra hơn 1.600 tấn chất thải mỗi ngày.

Thành phố Surabaya có hệ thống thu gom rác thô sơ nhưng chỉ có ít nhựa được phân loại ra khỏi rác thông thường, còn phần lớn vẫn bị đốt cháy trên đường hoặc đổ xuống sông. Không ai đi đến tận nhà từng hộ dân để thu gom, phân loại và tuyên truyền như nhóm phụ nữ “Chiến binh Rác” như ở Muncar.

Làng chài xinh đẹp chìm trong rác thải ảnh 8

Vì vậy, các quan chức ở Surabaya đang phải tìm các giải pháp sáng tạo khác.

“Đây là nơi duy nhất trên thế giới mà mọi người có thể trả tiền cho việc đi xe buýt bằng cách tặng chai nhựa cho tài xế”, ông Cahyadi nói. Đề án này hiện thu thập 3 tấn nhựa mỗi ngày. Chính quyền thành phố đang lên kế hoạch cho một chương trình tương tự để phụ huynh có thể trả tiền học phí bằng chai nhựa.

Thành phố cũng đã xây dựng các rào chắn dưới sông để ngăn chất thải đổ ra biển. Ông Cahyadi cho biết phương án này đã chặn được 220 tấn nhựa mỗi ngày, nhưng những nỗ lực này vốn không có đủ sức ảnh hưởng để ngăn chặn dòng chảy rác thải.

Giống như các thành phố lớn khác, Surabaya đã thành lập các “ngân hàng” rác thải quy mô nhỏ để người dân mang nhựa đã phân loại tới tái chế để đổi lấy một khoản tiền nhỏ. Surabaya hy vọng sẽ có 1.000 “ngân hàng” thu gom được 300 tấn rác mỗi tháng vào năm 2020.

Làng chài xinh đẹp chìm trong rác thải ảnh 9

Tạp chí Science ước tính rằng gần một nửa trong số 3,2 triệu tấn rác thải nhựa mà Indonesia sản xuất hàng năm đã bị cuốn ra đại dương. Phần còn lại, khoảng 70% được đưa đến các bãi chôn lấp rác lớn, mất vệ sinh và chỉ 2-7% được tái chế.

Tất cả các thành phố lớn như Jakarta, Bandung, Denpassar, Medan và Semarang đang cạn kiệt quỹ đất làm bãi chôn lấp, chuyên gia tái chế nhựa và nhà sinh thái học Bhima Diyanto cho biết. Họ không thể mở rộng vì sự phản đối của người dân, và vì vậy chất thải nhựa đang bị đốt cháy hoặc đổ thẳng ra sông.

Chính quyền thành phố Surabaya muốn nhựa sẽ biến mất vào năm 2030, vào thời điểm đó, họ hy vọng sẽ tạo ra 10 MW điện/năm từ nhà máy nhiệt điện sử dụng rác thải nhựa làm nhiên liệu.

Cho đến nay, Indonesia vẫn dựa vào các cá nhân để xử lý rác tại các bãi phế thải và tìm ra các loại rác có thể tái sử dụng. Gần 2 triệu người ở Indonesia hiện đang sống bằng cách thu thập nhựa và kim loại, theo Liên minh toàn cầu về chất thải. Công việc này vốn ô nhiễm, nguy hiểm và thu nhập thấp, ngoài ra chính phủ không thể kiếm soát được nguồn tiền từ ngành nghề này và quản lý phương thức tiêu hủy rác.

Làng chài xinh đẹp chìm trong rác thải ảnh 10
TIN LIÊN QUAN
Tảng băng lớn nhất thế giới thoát khỏi Nam Cực
Tảng băng lớn nhất thế giới thoát khỏi Nam Cực
(Ngày Nay) - Các hình ảnh vệ tinh mới nhất từ Cơ quan hàng không vũ trụ Mỹ (NASA) cho thấy tảng băng khổng lồ A-23A - hiện là tảng băng lớn nhất thế giới - đã thoát khỏi vòng xoáy đại dương phía bắc quần đảo Nam Orkney và đang trôi dạt về phía đông bắc, hướng tới đảo Nam Georgia, nơi nó được dự đoán sẽ tan vỡ và biến mất hoàn toàn.
Phòng bệnh truyền nhiễm mùa lạnh
Phòng bệnh truyền nhiễm mùa lạnh
(Ngày Nay) - Thời tiết lạnh khiến mọi người, đặc biệt là trẻ nhỏ và các nhóm có nguy cơ cao như người trên 65 tuổi và phụ nữ có thai dễ mắc các bệnh truyền nhiễm. Để chủ động phòng chống các bệnh truyền nhiễm, người dân cần chú ý: che miệng, mũi khi hắt hơi; thường xuyên rửa tay với nước sạch và xà phòng hoặc dung dịch có cồn; giữ ấm cơ thể…
Hàng nghìn người tham dự đêm nhạc “Bài ca không quên”
Hàng nghìn người tham dự đêm nhạc “Bài ca không quên”
(Ngày Nay) - Tối 22/12, Hòa nhạc và biểu diễn nghệ thuật đặc biệt Bài ca không quên diễn ra tại phố đi bộ Nguyễn Huệ (Q.1, TP.HCM) với nhiều cảm xúc, đưa khán giả trở về những khoảnh khắc lịch sử hào hùng của Quân đội nhân dân Việt Nam.
Những sự kiện nổi bật của ngành Y tế TP Hồ Chí Minh năm 2024
Những sự kiện nổi bật của ngành Y tế TP Hồ Chí Minh năm 2024
(Ngày Nay) -  Dịch sởi bùng phát tại TP Hồ Chí Minh, Thực hiện thành công kỹ thuật can thiệp thông tim bào thai, Triển khai Sổ sức khỏe điện tử tích hợp trên ứng dụng VneID thay cho sổ khám bệnh… là những sự kiện nổi bật của ngành Y tế TP Hồ Chí Minh năm 2024 được Sở Y tế Thành phố công bố chiều 22/12.
Bức tranh đa sắc trong nội các của chính quyền Trump 2.0
Bức tranh đa sắc trong nội các của chính quyền Trump 2.0
(Ngày Nay) -  Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump gây bất ngờ với danh sách nội các mới đa dạng chưa từng có, từ cựu đảng viên Dân chủ đến các nhà tài phiệt, hé lộ một chiến lược táo bạo cho nhiệm kỳ thứ hai của ông.
Từ năm 2025, trường học được xây cao nhất là 5 tầng
Từ năm 2025, trường học được xây cao nhất là 5 tầng
(Ngày Nay) -  Bộ Giáo dục và Đào tạo vừa ban hành Thông tư mới bổ sung và điều chỉnh linh hoạt các tiêu chuẩn về diện tích đất, quy mô trường học và tiêu chuẩn cơ sở vật chất tối thiểu, theo hướng phù hợp với thực tế triển khai tại các địa phương.