Lòng tin trong gian khó

0:00 / 0:00
0:00
(Ngày Nay) -  Những sự đùa cợt, thậm chí là lừa gạt lòng tốt, không hề ít trong bối cảnh dịch bệnh phá hủy nền kinh tế, đẩy hàng vạn người vào tình thế khó khăn.
Lòng tin trong gian khó

Từ đầu tháng 8/2021, một mạng xã hội của Việt Nam cung cấp tính năng mới để mọi người giúp đỡ nhau vượt qua dịch bệnh. Người dùng chọn tính năng “Tôi cần giúp đỡ” hoặc “Tôi muốn giúp đỡ”, thông tin sẽ được đưa lên mạng xã hội này, kèm theo bản đồ chính xác nơi cư trú của người cần giúp đỡ. Nhu cầu giúp đỡ được chia làm 3 dạng: Lương thực; Nhu yếu phẩm và Vật dụng y tế. Ngoài ra, những người cần tư vấn y khoa cũng có thể nêu câu hỏi, các y bác sĩ và chuyên gia y tế có chuyên môn sẽ giải đáp. Tất cả các nhu cầu và sự đáp ứng đều tự do kết nối với nhau, đúng với tinh thần tương thân tương ái, lá lành đùm lá rách.

Được bạn giới thiệu tính năng này, tôi vào tìm hiểu. Chỉ sau vài thao tác đơn giản, những chấm màu hiện lên khắp trên bản đồ khu vực quanh nơi tôi đang sống. Mỗi chấm đó là một hoàn cảnh, một lời kêu gọi giúp đỡ.

“Em thất nghiệp cả hơn tháng nay không đi làm được cần hỗ trợ gạo và rau”. “Tôi là lao động tự do mặc kẹt ở đây không về được mà không có tiền với lương thực thực phẩm, các nhà hảo tâm hỗ trợ với cảm ơn trước”. “Khó khăn khuyết tật câm điếc, thuê nhà trọ phí trả nợ không làm nghỉ việc lâu dài quá vì dịch COVID thức ăn không đủ tiền ạ”. “Do ảnh hưởng của dịch nên vợ chồng mình thất nghiệp. Nhà thuê và có con nhỏ nên rất khó khăn. Đã buôn bán thử hàng rau trước cửa nhà để kiếm thêm nhưng do ảnh hưởng của dịch nên không được bán hàng. Hiện gia đình mong được giúp đỡ”.

Những lời đề nghị giúp đỡ rất chân thành, câu cú còn sai chính tả ngữ pháp, nhưng đọc lên thấy tin tưởng, thấy cần giúp đỡ.

Bên cạnh đó, cũng có những dòng thông tin cộc lốc kiểu như: “Gạo rau”; “Lương thực”; “Gạo, thịt, bột giặt, bánh mỳ”. Nhưng vẫn chưa đáng buồn bằng những thông tin đọc lên đã biết người đăng với ý đồ trêu cợt: “Tôi mong muốn được hỗ trợ: 1 con vịt nướng, 2 cân rong nho, 3 quả sầu riêng, 4 hộp me Thái, 5 kg ốc ngao sò, 1 anh yêu!”; “Nói hoài là cần 3 tỷ (3.000.000.000) không biết đọc số hả trời, cứu thì cứu đi…”; “Em đang khó khăn thực sự cần mọi người giúp đỡ. Em chỉ cần tiền để ăn thịt bò Kobe, tay ôm bé đường, mồm uống vang Pháp thôi ạ”.

Tỉ lệ tin trêu cợt rất cao, khiến người muốn giúp đỡ cực kỳ khó chịu khi đọc phải. Nhưng đùa cợt thì chỉ gây khó chịu, đáng buồn hơn là có những người đăng thông tin cần giúp đỡ không đúng sự thật. Một người chia sẻ, đọc được thông tin cần giúp, anh tìm tới nơi thì nhận ra người này là chủ một cơ sở sửa chữa điện lạnh chứ không phải làm công như lời tự giới thiệu (anh là dân trong nghề nên biết). Cuối cùng anh chọn giúp 4 công nhân khác.

Một người khác thì cho biết, sau khi đã giúp một người cả lương thực lẫn tiền mặt một khoản đủ để tùng tiệm trong 1 tuần – 10 ngày, thì ngay tối hôm đó chị vẫn thấy số điện thoại này đã đổi sang tên mới, với trạng thái hiển thị là chưa từng được giúp đỡ (số lần được giúp đỡ sẽ công khai hiển thị để người ủng hộ cân nhắc với các trường hợp chưa từng được giúp đỡ khác).

Lòng tin trong gian khó ảnh 1

Một sinh viên sau khi được giúp đỡ đã công khai đăng lời cảm ơn qua ứng dụng mạng xã hội.

Đùa cợt, gian dối tưởng như vặt vãnh, nhưng đã làm cho một giải pháp kết nối rơi vào tình trạng bị nghi ngờ và rất có thể sẽ nhanh chóng rơi vào quên lãng. Trong khi người thực sự cần giúp đỡ rất nhiều, và người muốn giúp đỡ cũng không ít.

Những sự đùa cợt, thậm chí là lừa gạt lòng tốt như vậy, không hề ít trong bối cảnh dịch bệnh phá hủy nền kinh tế, đẩy hàng vạn người vào tình thế khó khăn. Tháng trước ở TP. Hồ Chí Minh, có câu chuyện 1 anh xe ôm bị mất xe đã gây thương cảm đến mức 1 nhà hảo tâm tặng luôn anh một chiếc xe tay ga đời mới. Nhưng sau đó, một chủ nhà trọ lên tiếng tố cáo anh xe ôm này vốn nghiện ma túy, quỵt tiền trọ, và rất có thể đã bán chứ chẳng có vụ mất xe nào cả. Khi nhiều người truy vấn, thì anh xe ôm… biến mất.

Anh Nguyễn Đắc Văn, một người tình nguyện đứng lên kêu gọi sự giúp đỡ của cộng đồng để chi viện cho TP. Hồ Chí Minh suốt vài tháng qua. Từ những trợ giúp nhỏ lẻ ban đầu, đến nay đã có hàng trăm tấn gạo, lương thực thực phẩm, hàng chục tỷ đồng, hàng trăm máy trợ thở, được các nhà hảo tâm tin tưởng chuyển tới những bệnh viện và người dân thành phố thông qua nhóm “Những người yêu Sài Gòn” do anh Văn khởi xướng.

Không nề hà khuya sớm, đường xá xa xôi, hay những rủi ro bệnh dịch, nhưng anh Văn cho biết cũng có nhiều trường hợp dùng nick ảo để xin tiền, hoặc dùng hình ảnh hoạt động tình nguyện của nhóm anh và… nhận vơ vào mình. Với các trường hợp này, anh Văn chỉ nhắc nhở nhẹ nhàng, bởi những hoạt động tình nguyện trong giai đoạn này ở TP. Hồ Chí Minh vốn đã quá căng thẳng và dồn dập, không có thời gian cho những đôi co.

Qua ứng dụng mạng xã hội đề cập ở đầu bài viết, tôi đọc được hoàn cảnh 1 bà mẹ đơn thân đang cần giúp đỡ. Trao đổi cụ thể chị cho biết bị mất việc làm do dịch COVID-19, một mình nuôi 2 con nhỏ, cháu lớn 16 tuổi, cháu nhỏ mới lên 10. Tuy nhiên khi tôi ngỏ lời giúp đỡ, chị nói hôm nay đã được 2 nhà hảo tâm mỗi người chuyển khoản 200.000 đồng. “Tôi rất cảm ơn tấm lòng của anh, nhưng còn nhiều người khó khăn, anh giúp họ trước nhé” – chị nhắn với tôi. Và tôi cảm ơn chị, vì giữ lại sự tử tế cho chị, cho cả chính tôi.

Bộ sách Lịch sử quân sự Việt Nam. Ảnh: baochinhphu.vn
Xuất bản bộ sách 14 tập về lịch sử quân sự Việt Nam
(Ngày Nay) - Nhà xuất bản Chính trị quốc gia Sự thật vừa tổ chức xuất bản lần thứ ba bộ sách Lịch sử quân sự Việt Nam của Viện Lịch sử quân sự nhằm tiếp tục truyền bá tri thức lịch sử quân sự dân tộc tới các tầng lớp nhân dân và bạn bè quốc tế. Đây là một trong những hoạt động hướng tới các ngày lễ lớn và sự kiện lịch sử quan trọng trong năm 2024.
Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Hải điều hành phiên họp chiều 5/11/2024. Ảnh: Minh Đức/TTXVN
Chống lãng phí, khai thác hiệu quả tài sản công
(Ngày Nay) - Các đại biểu Quốc hội đề nghị tiếp tục hoàn thiện pháp luật về thu - chi ngân sách nhà nước, cơ cấu ngân sách theo hướng bền vững, tăng cường phòng, chống tham nhũng, tiêu cực, chống lãng phí.
Thủ tướng Phạm Minh Chính và Đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam tới sân bay quốc tế Trường Thủy (thành phố Côn Minh, tỉnh Vân Nam, Trung Quốc), bắt đầu chuyến công tác tham dự Hội nghị Thượng đỉnh GMS, Hội nghị Cấp cao ACMECS, Hội nghị Cấp cao CLMV và làm việc tại Trung Quốc. Ảnh: VGP/Nhật Bắc.
Thủ tướng tới Vân Nam, bắt đầu chuyến công tác tại Trung Quốc
(Ngày Nay) - Sáng 5/11, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính và Đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam đã tới sân bay quốc tế Trường Thủy (thành phố Côn Minh, tỉnh Vân Nam, Trung Quốc), bắt đầu chuyến công tác tham dự Hội nghị Thượng đỉnh GMS, Hội nghị Cấp cao ACMECS, Hội nghị Cấp cao CLMV và làm việc tại Trung Quốc từ ngày 5 đến ngày 8/11/2024.