Lý do nào khiến trẻ bị hàng loạt bệnh 'bủa vây'?

0:00 / 0:00
0:00
(Ngày Nay) -  Chỉ trong thời gian ngắn chuyển mùa, nhiều dịch bệnh đã trở nên phức tạp, không tuân theo mùa, thậm chí nhiều ca tăng nặng, thời gian mắc bệnh kéo dài. Trẻ em đang bị hàng loạt các dịch bệnh bủa vây như cúm A, cúm B, sốt virus, tay chân miệng, sốt xuất huyết, mắc virus Adeno…
cảnh quá tải tại BV Nhi TƯ.
cảnh quá tải tại BV Nhi TƯ.

Đó là thực trạng được các chuyên gia và đội ngũ bác sĩ đưa ra tại hội thảo “Sức khỏe trẻ em thời kỳ hậu COVID-19 và giải pháp tăng cường miễn dịch bằng dinh dưỡng” tổ chức tại Trường Đại học Y Hà Nội giữa tháng 11/2022.

Các bệnh lý liên quan đến nhiễm khuẩn tăng vọt

Nhiều cơ sở y tế trên địa bàn Hà Nội đã ghi nhận số trẻ nhập viện do mắc nhiều loại bệnh gia tăng đến quá tải. Từ đầu năm đến nay, Bệnh viện Nhi Trung ương ghi nhận hơn 3.100 ca mắc Adeno, trong đó có 9 ca trẻ tử vong, bao gồm bệnh nhi không có tiền sử bệnh nền.

Theo nghiên cứu tổ chức dinh dưỡng Đông Nam Á, bữa ăn hàng ngày của trẻ em Việt chỉ đáp ứng được 50% nhu cầu kẽm và sắt. Vì vậy, theo các chuyên gia, để đảm bảo đủ lượng kẽm, sắt cho nhu cầu hàng ngày giúp nâng cao hệ miễn dịch thì các bậc phụ huynh nên quan tâm đến dinh dưỡng của trẻ trong từng bữa ăn, đồng thời bổ sung cho trẻ bằng sản phẩm dạng lỏng dễ uống, dễ hấp thu.

Bác sĩ Nguyễn Thị Kim Dung, Phó Trưởng Khoa Nhi tiêu hóa dinh dưỡng lây (Bệnh viện Đa khoa Xanh Pôn) đưa ra những con số cụ thể: “Nếu như cả năm 2021 tại khoa chỉ có 140 bệnh nhân nhi mắc sốt xuất huyết, 68 bệnh nhân có dấu hiệu cảnh báo nặng (chiếm 48%), thì riêng trong ba tháng từ tháng 8,9,10 của năm 2022 đã có 244 bệnh nhân mắc sốt xuất huyết đến khám tại khoa - tăng 74% so với cả năm 2021, trong đó có có 89 bệnh nhân có dấu hiệu cảnh báo (chiếm tỷ lệ 36%). Hiện trong khoa hiện tại có 27 bệnh nhân đang điều trị sốt xuất huyết, 2 bệnh nhân sốt xuất huyết trong tình trạng nặng,”.

Đáng lưu ý theo BS Dung, qua thăm khám cho thấy có 90% trong số trẻ đến khám sốt xuất huyết đã từng mắc COVID-19. Đặc biệt, qua thăm khám cho thấy trẻ nhiễm COVID-19 xong có khả năng làm sức đề kháng của trẻ kém hơn, đây là nguy cơ khiến trẻ nhiễm thêm các bệnh khác. Đặc biệt năm nay không chỉ sốt xuất huyết ở trẻ em, các bệnh lý liên quan đến nhiễm khuẩn khá nhiều, khi các chỉ số nhiễm khuẩn rất cao. Đây là là sự khác biệt về bệnh lý của trẻ so với những năm trước.

Tương tự tại Thành phố Hồ Chí Minh, từ đầu tháng 9/2022 đến nay, Bệnh viện Nhi đồng Thành phố đã tiếp nhận 1.500-2.000 trẻ mắc các bệnh hô hấp đến thăm khám mỗi ngày. Còn về sốt xuất huyết tăng hơn 9.000 ca so cùng kỳ. Không chỉ bệnh viện Nhi, mà các bệnh viện tỉnh, các bệnh viện ngoài công lập cũng tăng lên rất nhiều. Đáng lưu ý số ca trở nặng tăng cao trên toàn quốc, ghi nhận trên cả người lớn và trẻ nhỏ.

“Nợ miễn dịch” và chìa khóa dinh dưỡng

Điều này được các chuyên gia lý giải có nguyên nhân cộng hưởng do “nợ miễn dịch” sau thời gian giãn cách xã hội và giảm tiếp xúc trong đại dịch COVID-19 trước đó.

PGS Nguyễn Thị Diệu Thúy, Chủ nhiệm Bộ môn Nhi (Đại học Y Hà Nội) cho biết nợ miễn dịch là hiện tượng xảy ra do không tiếp xúc với vi khuẩn và virus một cách thường xuyên. Trong thời gian thực hiện các biện pháp ngăn chặn sự lây lan của virus COVID-19 trước đây như giãn cách xã hội, tăng cường rửa tay và khử trùng, đeo khẩu trang... cũng góp phần vào việc ngăn chặn sự lây lan của các loại bệnh thông thường.

“Mặc dù các biện pháp này đem lại những tác dụng có lợi ngắn hạn nhưng khi các biện pháp ngăn ngừa này không còn phổ biến, trẻ quay lại trường học, tham gia các hoạt động ngoài trời và các hoạt động cộng đồng thì nguy cơ bùng phát các bệnh thông thường do virus và vi khuẩn sẽ tăng lên” - PGS Diệu Thúy phân tích.

PGS Nguyễn Thị Diệu Thúy cho biết thêm, dù mắc COVID-19 có triệu chứng hay không có triệu chứng thì đáp ứng miễn dịch của trẻ cũng bị ảnh hưởng. Nhiễm COVID-19 còn gây giảm số lượng hoặc chức năng tế bào trình diện kháng nguyên. Thậm chí còn gây tăng các cytokine kháng viêm (như IL-10 và TGF-β), làm tăng các phản ứng viêm quá mức, đặc biệt tại đường hô hấp, cản trở hấp thụ oxy khiến oxy trong máu giảm thấp, đe dọa đến tính mạng của trẻ.

Việc suy giảm miễn dịch do COVID-19 ở trẻ em còn gây khó khăn trong đào thải virus và chống nhiễm trùng thứ phát. Khi xảy ra nhiễm trùng thứ phát sau nhiễm COVID-19 trẻ còn có nguy cơ bị nặng hơn khoảng 5-15.5%. Dù không gây ra triệu chứng, nhưng khi nhiễm COVID-19, virus này vẫn có nguy cơ âm thầm gây suy giảm miễn dịch của trẻ trên toàn hệ thống.

Trong giải pháp tổng thể, dinh dưỡng chính là “chìa khóa” quan trọng để tăng cường miễn dịch tự nhiên và chủ động của cơ thể, giúp trẻ chiến đấu với nhiều dịch bệnh đang diễn biến phức tạp như hiện nay.

Có một thực trạng đó là hiện nay ở Việt Nam tình trạng trẻ em thiếu kẽm và sắt còn cao. Theo thống kê của Viện Dinh dưỡng năm 2019-2020 tỷ lệ trẻ em thiếu kẽm ở mức trầm trọng lên 60%, cứ ba trẻ có một trẻ thiếu sắt. Theo bà Thúy, dinh dưỡng cung cấp nguyên liệu quý giá để tổng hợp các thành phần miễn dịch. Các nguyên tố vi lượng, đặc biệt là kẽm và sắt có vai trò quan trọng trong việc cải thiện miễn dịch cho trẻ. Sắt tham gia vào quá trình sản sinh ra các tế bào miễn dịch Lympho T - giúp chống lại sự tấn công của virus, vi khuẩn. Bởi vậy, khi cơ thể trẻ bị thiếu sắt thì điều hiển nhiên xảy ra là hệ miễn dịch sẽ suy giảm… Cùng với sắt thì kẽm cũng đóng vai trò quan trọng với hệ miễn dịch. Vì kẽm vừa là thành phần, vừa là xúc tác tăng cường sản xuất ra các yếu tố miễn dịch (miễn dịch tế bào, miễn dịch thích ứng), từ đó tạo một hệ thống phòng thủ giúp cơ thể chống lại các tác nhân gây bện.

Những sự kiện nổi bật của ngành Y tế TP Hồ Chí Minh năm 2024
Những sự kiện nổi bật của ngành Y tế TP Hồ Chí Minh năm 2024
(Ngày Nay) -  Dịch sởi bùng phát tại TP Hồ Chí Minh, Thực hiện thành công kỹ thuật can thiệp thông tim bào thai, Triển khai Sổ sức khỏe điện tử tích hợp trên ứng dụng VneID thay cho sổ khám bệnh… là những sự kiện nổi bật của ngành Y tế TP Hồ Chí Minh năm 2024 được Sở Y tế Thành phố công bố chiều 22/12.
Bức tranh đa sắc trong nội các của chính quyền Trump 2.0
Bức tranh đa sắc trong nội các của chính quyền Trump 2.0
(Ngày Nay) -  Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump gây bất ngờ với danh sách nội các mới đa dạng chưa từng có, từ cựu đảng viên Dân chủ đến các nhà tài phiệt, hé lộ một chiến lược táo bạo cho nhiệm kỳ thứ hai của ông.
Từ năm 2025, trường học được xây cao nhất là 5 tầng
Từ năm 2025, trường học được xây cao nhất là 5 tầng
(Ngày Nay) -  Bộ Giáo dục và Đào tạo vừa ban hành Thông tư mới bổ sung và điều chỉnh linh hoạt các tiêu chuẩn về diện tích đất, quy mô trường học và tiêu chuẩn cơ sở vật chất tối thiểu, theo hướng phù hợp với thực tế triển khai tại các địa phương.
Phó Thủ tướng Nguyễn Hòa Bình chúc mừng Giáng sinh các tổ chức tôn giáo
Phó Thủ tướng Nguyễn Hòa Bình chúc mừng Giáng sinh các tổ chức tôn giáo
(Ngày Nay) -  Trong không khí vui tươi, ấm áp dịp Lễ Giáng sinh 2024 và đón chào năm mới 2025, chiều 22/12, Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Nguyễn Hòa Bình đã đến chúc mừng tại Tòa Tổng Giám mục Hà Nội, Tổng hội thánh Tin Lành Việt Nam (miền Bắc) và Ủy ban Đoàn kết Công giáo Việt Nam.
Thiếu tá Hà Thanh thuyết minh phòng truyền thống cho các chiến sĩ mới.
Không phải cứ cầm súng mới là chiến đấu
(Ngày Nay) - Là một người vợ, một người mẹ nhưng trên hết là một người con của Tổ quốc, những nữ quân nhân luôn xứng đáng được tôn vinh với sự hi sinh cao cả cho sự nghiệp bền vững của dân tộc. Hơn 15 năm công tác tại quân đội, Thiếu tá Đinh Thị Hà Thanh luôn hoàn thành tốt nhiệm vụ của mình, tỏa sáng với phẩm chất “Anh hùng - bất khuất - trung hậu - đảm đang”.
Ta đi theo ánh lửa từ trái tim mình...
Ta đi theo ánh lửa từ trái tim mình...
(Ngày Nay) - Tròn 80 năm xây dựng, chiến đấu và trưởng thành, dưới sự lãnh đạo tuyệt đối, trực tiếp về mọi mặt của Đảng, Quân đội nhân dân Việt Nam cùng với toàn dân đã lập nên những chiến công vĩ đại trong sự nghiệp giải phóng dân tộc, bảo vệ Tổ quốc.