Những chuyện thú vị xung quanh giải thưởng Nobel hơn 100 tuổi

Kể từ khi được trao lần đầu vào năm 1901, giải Nobel đã có hơn 100 năm tồn tại, với rất nhiều chuyện thú vị xung quanh.
Những chuyện thú vị xung quanh giải thưởng Nobel hơn 100 tuổi

1. Khởi đầu không thuận lợi

Những chuyện thú vị xung quanh giải thưởng Nobel hơn 100 tuổi - anh 1

Nhà hóa học Thụy Điển Alfred Nobel

Tháng 11/1895, nhà hóa học Thụy Điển Alfred Nobel ký vào bản di chúc cuối cùng, để lại phần lớn gia sản của ông để thiết lập giải Nobel sau khi qua đời. Khi ấy, động thái của Nobel đã gây tranh cãi. Gia đình ông đã chống lại bản di chúc và ủy ban trao giải do ông lựa chọn từ chối thực hiện ý nguyện của người đã khuất. 5 năm sau đó, giải Nobel mới được trao lần đầu tiên.

2. Huy chương Nobel giá bao nhiêu?

Mỗi chiếc huy chương Nobel được làm từ 150 gram vàng 18 carat (trước đó, cho tới năm 1979, người ta vẫn làm bằng vàng 23 carat). Tính theo thời giá hiện nay, giá trị vật chất của chúng chỉ khoảng 5.500 USD.

Chiếc huy chương Nobel có giá rẻ nhất từng được đem bán thuộc về Aristide Briand (người Pháp). Nhân vật này được tôn vinh vào năm 1926, do vai trò của ông trong việc hòa giải quan hệ Pháp - Đức thời hậu Thế chiến thứ nhất. Năm 2008, giải Nobel của ông được bán với giá "bèo" chỉ 12.200 euro (13.650 USD).

Huy chương Nobel Y học vẫn giữ giá nhất. Rất hiếm có người nhận giải trong lĩnh vực này muốn nhượng lại biểu tượng phần thưởng của mình khi còn sống. Kỷ lục hiện nay là của James Watson, người Mỹ được nhận giải nobel Y học năm 1962 cho những phát hiện ra cấu trúc ADN. Ông đã bán được tấm huy chương Nobel của mình với giá 4,76 triệu USD hồi tháng 12/2014. Trong khi đó chỉ trước đó có 20 tháng, những người được thừa kế của nhà khoa học Anh Francis Crick, nhận chung Nobel Y học với James Watson, lại chỉ bán được tấm huy chương với giá chưa bằng một nửa.

3. Giá trị giải thưởng Nobel

Mỗi giải thưởng bao gồm một huy chương vàng, một bằng khen và một khoản tiền. Số tiền phụ thuộc vào thu nhập của Hiệp hội Nobel. Ban đầu, hơn ba người có thể cùng nhận một giải Nobel mặc dù điều này chưa bao giờ xảy ra.

Điều lệ của Tổ chức Nobel được sửa đổi vào năm 1968, hạn chế chỉ có 3 người đồng nhận một giải thưởng. Trong trường hợp đó, mỗi người có thể nhận 1/3 khoản tiền hoặc 2 người có thể chia nhau 50% số tiền thưởng trong khi người thứ ba nhận 50% còn lại.

Thỉnh thoảng một giải Nobel bị giữ lại cho tới năm sau. Nếu chưa được trao, số tiền thưởng sẽ được trả lại quỹ. Do vậy, hai giải thưởng cùng loại (chẳng hạn 2 giải vật lý) có thể được trao trong một năm.

4. Huy chương Nobel cũng bị chặn ở sân bay

Những chuyện thú vị xung quanh giải thưởng Nobel hơn 100 tuổi - anh 2

Huy chương Nobel cũng bị chặn ở sân bay

Nhà khoa học Brian Schmidt, người giành giải Nobel Vật lý 2011 vì đồng phát hiện năng lượng tối, đã gặp khó khăn trong việc đưa chiếc huy chương của ông qua cổng an ninh sân bay.

“Hẳn bạn đã nghĩ rằng sẽ chẳng có chuyện gì xảy ra nếu ai đó mang theo bên mình một giải Nobel. Đúng là đã chẳng có chuyện gì xảy ra, cho tới khi chúng tôi tìm cách rời khỏi Fargo, Bắc Dakota với chiếc huy chương và đi qua máy soi tia X" - ông nói.

5. Nhận giải Nobel nhưng không được trao một xu tiền thưởng nào

Trùm phát xít Adolf Hitler cấm ba người Đức đoạt giải Nobel đi nhận giải. Họ gồm Richard Kuhn (giải Hóa học 1938), Adolf Butenandt (Hóa học, 1939) và Gerhard Domagk (Y học, 1939). Sau này cả ba người đều được trao giấy chứng nhận đoạt giải và huy chương Nobel. Nhưng họ không được trao một xu tiền thưởng nào.

6. Chờ 50 năm trước khi được xét trao giải Nobel

Các ủy ban trao giải Nobel thường chờ một thời gian khá dài, sau khi ai đó có phát hiện quan trọng, rồi mới xem xét trao giải cho họ. Việc này là để có thời gian thẩm định kết quả công trình nghiên cứu của họ. Thường khoảng thời gian chờ đợi kéo dài từ 20 - 30 năm. Đôi khi người ta phải chờ lâu hơn.

Năm 1966, Peyton Rous được trao giải Nobel Y học vì công trình nghiên cứu về các loại virus có thể gây ra khối u trên cơ thể người. Vấn đề là Rous đã thực hiện xong nghiên cứu từ những năm 1910 và kết quả là ông phải chờ gần 50 năm mới được trao giải. Ở chiều ngược lại, năm 1957, các nhà khoa học Chen Ning Yang và Tsung-Dao Lee được trao giải Nobel Vật lý nhờ các công trình nghiên cứu mà họ đã thực hiện xong chỉ một năm trước đó, năm 1956.

7. Trao giải cho người đã khuất

Những năm 1970, Quỹ Nobel quyết định rằng giải Nobel không thể được truy tặng (trước đó người ta đã tiến hành truy tặng hai lần). Tuy nhiên vào năm 2011, một người trong số các nhà khoa học giành giải Y học là Ralph Steinman đã qua đời trước lễ công bố giải thưởng 3 ngày. Do ủy ban trao giải không biết trước về cái chết của Steinman nên họ đã không rút lại giải thưởng.

8. Nobel là cuộc chơi của những ông già?

Độ tuổi trung bình của những người đoạt giải Nobel, trên tất cả các hạng mục, là 59. Nhưng người đoạt giải cao tuổi nhất là Leonid Hurwicz. Ông đã 90 tuổi khi được trao giải Nobel Kinh tế vào năm 2007. Người trẻ nhất là Malala Yousafzai. Cô gái này được trao giải Nobel Hòa bình vào năm 2014, khi mới 17 tuổi.

9. Không tự do phát biểu khi nhận giải

Theo nhà khoa học Randy Schekman, người được trao giải Nobel Y học hồi năm 2013, các cá nhân lên nhận giải không thể nói lan man ngoài khuôn khổ bài phát biểu của họ. Bài phát biểu nhận giải này cũng phải được gửi trước 24 giờ tới Quỹ Nobel để người ta dịch nó sang tiếng Thụy Điển.

10. Đừng bao giờ quên người thân

Khi John Bardeen đồng nhận giải Nobel Vật lý vào năm 1956, do tham gia phát triển lý thuyết siêu dẫn, còn được gọi là thuyết BCS, ông đã không đưa người thân trong gia đình tới dự lễ nhận giải ở Thụy Điển.

Quốc vương Thụy Điển đã phát hiện ra điều này và trách móc Bardeen vì không mang theo người thân. Ông đã hứa sẽ sửa sai "trong lần sau". Và ông đã giữ lời. Năm 1972, Bardeen lần thứ hai giành giải Nobel (và thành người thứ ba trong lịch sử có 2 lần nhận giải Nobel). Rút kinh nghiệm đợt trước, lần này ông đã mang theo cả gia đình.

Xem thêm:

- Huy chương giải Nobel năm 1962 đã từng bị đem bán đấu giá

- Giải Nobel: Những điều ít được nói đến

Minh Châu (t/h)

Tổ chức Liên hoan Múa rối quốc tế - 2024 tại Hà Nội
Tổ chức Liên hoan Múa rối quốc tế - 2024 tại Hà Nội
(Ngày Nay) - Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã giao Cục Nghệ thuật biểu diễn chủ trì, phối hợp với Cục Hợp tác quốc tế, Hội Nghệ sỹ Sân khấu Việt Nam, Sở Văn hóa và Thể thao thành phố Hà Nội, Nhà hát Múa rối Việt Nam và các cơ quan, đơn vị liên quan tổ chức Liên hoan Múa rối quốc tế - 2024, dự kiến diễn vào tháng 10/2024, tại Hà Nội.
Bảo đảm môi trường du lịch an toàn cho du khách dịp nghỉ lễ
Bảo đảm môi trường du lịch an toàn cho du khách dịp nghỉ lễ
(Ngày Nay) - Trước nhu cầu du lịch dự báo sẽ tăng cao trong dịp nghỉ lễ 30/4 và 1/5, Sở Du lịch Hà Nội đã có công văn gửi các sở, ngành, quận, huyện, thị xã, tổ chức, cá nhân quản lý khu, điểm du lịch trên địa bàn đảm bảo an ninh, an toàn cho khách du lịch và giữ gìn môi trường du lịch Thủ đô.
UBND tỉnh Quảng Trị, T&T Group và Công ty năng lượng SK E&S ký kết hợp tác đầu tư, thương mại, chuyển đổi năng lượng và tăng trưởng xanh
Tỉnh Quảng Trị và T&T Group hợp tác chuyển đổi năng lượng - tăng trưởng xanh với Tập đoàn SK
Ngày 24/4, tại Seoul (Hàn Quốc), với mục tiêu nhằm củng cố và tăng cường quan hệ hợp tác về đầu tư, thương mại và tăng trưởng xanh tại tỉnh Quảng Trị, UBND tỉnh Quảng Trị, Tập đoàn T&T Group và SK E&S (Hàn Quốc) đã ký kết biên bản ghi nhớ hợp tác về đầu tư, thương mại, chuyển đổi năng lượng và tăng trưởng xanh.
Phó Thủ tướng yêu cầu rà soát điều chỉnh dự án thu hồi đất sân bay Long Thành
Phó Thủ tướng yêu cầu rà soát điều chỉnh dự án thu hồi đất sân bay Long Thành
Văn phòng Chính phủ vừa có Văn bản số 2705/VPCP-CN, truyền đạt ý kiến Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà yêu cầu UBND tỉnh Đồng Nai rà soát, hoàn thiện hồ sơ điều chỉnh Dự án thu hồi đất, bồi thường, hỗ trợ, tái định cư Cảng hàng không quốc tế Long Thành theo hướng xác định chính xác diện tích đất sử dụng cho sân bay và diện tích đất tái định cư cho dự án xây dựng sân bay Long Thành, gửi Bộ Kế hoạch và Đầu tư thẩm định bổ sung, trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, phê duyệt.
Thúc đẩy phổ cập công nghệ blockchain và AI
Thúc đẩy phổ cập công nghệ blockchain và AI
Ngày 24/4, tại Diễn đàn thường niên về Công nghệ chuỗi khối (Blockchain) và trí tuệ nhân tạo (AI): Cuộc cách mạng tương lai, Hiệp hội Blockchain Việt Nam đã ra mắt Viện Công nghệ Blockchain và Trí tuệ nhân tạo (ABAII).
WHO: Các loại vaccine cứu 154 triệu mạng người trong 50 năm
WHO: Các loại vaccine cứu 154 triệu mạng người trong 50 năm
Các nỗ lực tiêm chủng trên toàn cầu đã giúp cứu được 154 triệu mạng sống trong 50 năm qua. Đáng chú ý, phần lớn những người được hưởng lợi là trẻ sơ sinh. Đây là kết quả mới được Tổ chức Y tế thế giới (WHO) công bố ngày 24/4, phản ánh hiệu quả của các chiến dịch tiêm chủng trên toàn cầu trong nhiều thập niên qua.
Du lịch Thái Lan bội thu từ lễ hội Songkran
Du lịch Thái Lan bội thu từ lễ hội Songkran
Bộ Du lịch và Thể thao Thái Lan cho biết việc kéo dài lễ hội Songkran trong vòng 3 tuần đã giúp tạo ra khoản doanh thu lên tới 140 tỷ baht (3,7 tỷ USD) cho ngành du lịch nước này, thu hút 1,9 triệu khách du lịch nước ngoài đến thăm trong thời gian diễn ra lễ hội.
Hang Táu (Mộc Châu) đem đến hình ảnh một ngôi làng nguyên thủy.
Công nhận Mộc Châu là Khu du lịch quốc gia
(Ngày Nay) - Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch (VHTT&DL) đã ký Quyết định số 1077/QĐ-BVHTTDL về việc công nhận Khu du lịch Mộc Châu, tỉnh Sơn La là Khu du lịch quốc gia.
Bangkok gia nhập mạng lưới Thành phố học tập toàn cầu. Ảnh: UNESCO/S. Ussavasodhi
Bangkok gia nhập mạng lưới Thành phố học tập toàn cầu
(Ngày Nay) - Thành phố Bangkok, Thái Lan đã chính thức gia nhập mạng lưới Thành phố học tập toàn cầu (GNLC) của UNESCO vào đầu năm 2024, đánh dấu cột mốc quan trọng trong nỗ lực biến Thủ đô của Thái Lan thành trung tâm giáo dục hàng đầu khu vực và thế giới.