Nhớ về những ngày Tết “quân khu”

Nhớ về những ngày Tết “quân khu”

Ngày xưa, ở các khu tập thể quân đội Hà Nội, còn gọi là khu “gia binh” hay “quân khu”, không khí Xuân bao giờ cũng rộn ràng. Năm nay, Tết Nguyên đán chung sống với dịch bệnh COVID-19, không khí ấy đã phai nhạt đi nhiều. Đây cũng là lúc những ký ức xưa hiện về, một thời bao cấp tuy thiếu thốn, nhưng có thật nhiều kỷ niệm khó quên…

____________________

Thời chiến tranh, bao cấp, vật chất thiếu thốn đủ điều, nhưng mấy ngày Tết thì mâm cơm nhất định phải đầy đủ, tươm tất. Bởi nhịn đói quanh năm cũng phải no ba ngày Tết; giàu hay nghèo, cứ 30 Tết là phải có thịt treo trong nhà, những quan niệm ấy đã có từ cả ngàn đời nay rồi!

Nhớ về những ngày Tết “quân khu” ảnh 1

Với những người con ở quân khu, Tết thuở xưa, muốn có bánh chưng ăn phải tiết kiệm tiền để mua gạo nếp, thịt lợn, đỗ xanh, lá dong…, rồi củi, rồi nồi, tự gói bánh và cuối cùng là luộc bánh. Chuẩn bị để có nồi bánh chưng nhiều gia đình phải mất cả năm trời! Do đó, bánh chưng trở thành một thứ gì đó xa xỉ, chỉ duy nhất dịp Tết người ta mới có mà ăn.

Ở khu tập thể quân đội Nam Đồng, canh nồi bánh chưng là công việc mà đứa trẻ nào cũng yêu thích. Còn gì thú hơn việc nằm sưởi ấm cạnh nồi bánh chưng đang nghi ngút toả khói giữa tiết trời rét buốt da thịt, đói thì lại nướng vài củ khoai, củ sắn để ăn. Có mấy anh thanh niên còn mang đàn ra gảy để cho mọi người đỡ buồn ngủ.

Nhớ về những ngày Tết “quân khu” ảnh 2

Ông Ngọc Hải, năm nay đã ngoài sáu mươi, mỉm cười kể lại: “Tôi nhớ nhất một lần, lúc đang vớt bánh, tìm mãi không thấy hai chiếc bánh nhỏ mẹ gói riêng cho tôi, đã buộc lạt đỏ để đánh dấu đâu. Không lẽ lửa to quá, làm ‘bốc hơi’ cả hai chiếc bánh?”. Ông quay sang hỏi mấy “nghệ sĩ ghi-ta”, nhưng ai cũng lắc đầu quầy quậy: “Bọn tớ trông thì mất làm sao được!”- Chuyện này khiến ông ấm ức suốt mấy ngày Tết.

Phải đến vài chục năm sau, trong một lần gặp mặt kỷ niệm của các cư dân Quân khu Nam Đồng, mấy anh thức trông bánh cùng ngày trước mới thú nhận. “Lúc ông ngủ quên, chính mấy thằng bọn tôi lén mở nồi bánh ra vớt hai chiếc có lạt đỏ, rồi trốn vào gầm cầu thang chia nhau ăn đấy. Cả năm mới được ăn bánh chưng, lại còn thức đến nửa đêm đánh đàn, vừa lạnh vừa đói thế thì bố ai chịu nổi! Bây giờ ông cần bao nhiêu chiếc bánh, chúng tôi đền!”. Ông Hải cười xoà: “Thôi không cần đền, hồi đấy trộm của tôi bao nhiêu cái thì bây giờ uống với tôi bấy nhiêu chén.”

Nhớ về những ngày Tết “quân khu” ảnh 3

Với trẻ con ở khu “gia binh” số 8 phố Lý Nam Đế, ngoài bánh chưng, thì đốt pháo là thứ chúng mê nhất trần đời. Các khu tập thể quân đội trên phố Lý Nam Đế đều nhỏ, lại nằm cạnh con phố chính nên không có nhiều chỗ để chơi, nghịch. Quanh năm chỉ biết chơi “bắn bùm”, nhảy dây, đá cầu... Đứa nào may lắm thì mới có khẩu súng nhựa, chơi suốt mấy năm trời đến gãy báng, gãy nòng mà vẫn chưa được mua cái mới. Vì vậy, đứa trẻ nào cũng ngóng chờ Tết đến để được đốt pháo nổ giòn giã, và hít hà mùi khói pháo vừa khét vừa nồng.

Muốn mua pháo xịn, phải chịu khó đạp xe hơn 20 cây số từ trung tâm Hà Nội vào làng Bình Đà ở huyện Thanh Oai, nơi làm pháo trứ danh một thời của thủ đô. Người xưa có câu “nhất pháo Bình Đà, nhất gà Đông Tảo” là vì thế. Mỗi lần đi, phải rủ nhau thành nhóm trên chục người và có nhiều anh lớn đi kèm, nếu không muốn bị trấn lột giữa đường. Năm nào cũng vậy, cứ sau màn đốt pháo đêm giao thừa là chó mèo trong khu tập thể trốn biệt, đến tận mùng 4, mùng 5 Tết mới dám mò về. Chắc hẳn lũ chó mèo vô cùng hạnh phúc khi nhà nước ra lệnh cấm pháo, vì chúng sẽ được hưởng những cái Tết thanh bình từ đó!

Nhớ về những ngày Tết “quân khu” ảnh 4

Nhưng chỉ đốt pháo thôi là chưa thỏa mãn thói nghịch ngợm của đám trẻ “quân khu”. Chúng bàn nhau phải chơi một “vố” thật để đời. Vậy là chúng quấn một quả pháo ngoại cỡ, to bằng cái xô lau nhà, rồi bê ra đặt ở giữa đường Lý Nam Đế. Quả này mà nổ thì chẳng khác gì một phát đại bác! Người dân hai bên đường nhìn thấy quả pháo liền chạy hết vào trong nhà, khoá chặt cửa. Dòng xe cộ trên đường cũng hốt hoảng dừng lại, lùi ra xa năm sáu chục mét khi tên “thủ lĩnh” châm lửa vào cái ngòi pháo dài ngoằng.

Pẹp pẹp pẹp, pẹp!

Lớp vỏ pháo vỡ tung ra, để lộ xác của mấy thanh pháo tép lăn lóc bên trong. Lũ trẻ ôm bụng cười ngặt nghẽo. Vậy là thay vì một cơn địa chấn, cả khu phố đã bị đám con nít cho ăn quả lừa to tổ chảng! Mọi người vừa mắng, vừa cười chảy nước mắt vì trò đùa của lũ nhóc “rạch giời rơi xuống” này.

“Nghĩ lại mới thấy hồi đó mình to gan thật, ” anh Cường, người đã đầu têu trò nghịch năm xưa ôm trán cười, “chứ bây giờ bọn trẻ nhà mình mà mua pháo về nghịch, chắc mình đánh cho nát đít mất!

Nhớ về những ngày Tết “quân khu” ảnh 5

Với cư dân “quân khu” K95 nằm ven sông Hồng, một kỷ niệm được nhiều người nhắc đến là lần cả khu bắt trộm ngày Tết. Nằm gần bãi sông Hồng, xung quanh đất phù sa màu mỡ, nên nhiều gia đình ở khu tập thể K95 tranh thủ tăng gia, trồng chuối, các loại rau củ và nuôi gà, nuôi lợn. Gà thì ban ngày thả rông, tối lùa vào chuồng khóa lại. Chuồng gà đều tự đóng lấy, đặt ngay ở khoảng sân nhỏ trước hiên nhà. Đây là nguồn thực phẩm chính cho những ngày Tết, lại còn có thể mang ra chợ bán để phụ thêm tiền sắm Tết. Khỏi phải nói những khu vườn mini ấy quan trọng thế nào với nhiều gia đình ở khu tập thể K95.

Nhớ về những ngày Tết “quân khu” ảnh 6

Thế nhưng cứ gần Tết là nạn trộm cắp lại nổi lên. Chỉ sau một đêm, có gia đình đã mất cả đàn gà, rau bị nhổ sạch, chuối thì bị vặt trụi hết buồng. Thế là mất bánh chưng, mất thịt gà, mất Tết chứ còn gì nữa! Không hiểu đám “đạo chích” nào to gan đến mức dám gây sự với cả dân “quân khu”. Cả khu tập thể bàn nhau, năm sau phải trừng trị thích đáng lũ trộm này.

11 giờ đêm 25 Tết năm đó, cả khu tập thể lặng phắc, không một tiếng động. Nhưng bên trong những ngôi nhà đã tắt đèn và đằng sau những lùm cây cao ngang đầu người, hàng chục đôi mắt đang thao láo mở, quét vào màn đêm đen đặc. Mặc cho tay và chân chi chít vết muỗi đốt, nhưng ai cũng mím môi chịu đựng để quyết phen này phải tóm bằng được bọn đạo chích. Dường như kinh nghiệm trinh sát, luồn rừng của các ông bố tướng, tá đã được di truyền sang cho các “ông” con thì phải? Một cuộc phục kích rất bài bản, công phu.

Nhớ về những ngày Tết “quân khu” ảnh 7

Nhưng phải đợi đến gần một giờ đêm, mới thấy gần chục bóng đen lố nhố từ đằng xa. Chúng núp sau một lùm cây cao, rồi cử một tên vào do thám tình tình trước. Tên này người nhỏ thó, nhưng nhanh nhẹn, khom lưng, luồn vào trong khu tập thể.

Bỗng nhiên “hự!”, một cú song phi chí mạng trúng vào sườn làm hắn chỉ kịp nấc lên một tiếng, rồi lăn quay ra. Người phóng cước chính là anh Trung, nay đã là một doanh nhân thành đạt. Tiếp sau là một cơn mưa đấm, đá trút xuống tên trộm xấu số. Tiếng gào khóc xen lẫn tiếng chửi bới, cùng tiếng chó sủa và tiếng gà kêu quang quác xé toạc màn đêm yên tĩnh. Bên ngoài khu tập thể, nhóm “phục kích” sau những lùm cây cũng tóm được một tên khác. Khi tất cả dừng tay, hai tên trộm đã nằm bẹp dí như hai con gián, miệng thều thào: “Lạy các ông các bà, tha cho con, con chỉ vì đói quá mà trót dại…”

Sau trận đòn chí tử ấy, không còn thấy tên trộm nào dám bén mảng tới tập thể K95 nữa. Rồi sau này cuộc sống của mọi người đều đầy đủ, ấm no hơn, nên tệ nạn trộm cắp cũng mai một dần đi…

Nhớ về những ngày Tết “quân khu” ảnh 8

Bài: Việt Khôi

Thiết kế: Thúy Hà

TIN LIÊN QUAN
Thứ trưởng Bộ VH,TT&DL Hồ An Phong.
Hội nghị triển khai Chỉ thị 30/CT-TTg: Bước ngoặt quan trọng cho ngành công nghiệp văn hóa Việt Nam
(Ngày Nay) - Ngày 21 và 22/11/2024, Bộ VH,TT&DL đã tổ chức Hội nghị triển khai Chỉ thị số 30/CT-TTg ngày 29/8/2024 của Thủ tướng Chính phủ về phát triển các ngành công nghiệp văn hóa Việt Nam. Hội nghị được kỳ vọng trở thành bước đột phá, đặt nền tảng cho sự phát triển mạnh mẽ và bền vững của ngành công nghiệp văn hóa. Liên hiệp các Hội UNESCO Việt Nam cũng cử đại diện tham dự hội nghị nhằm học hỏi kinh nghiệm thực tiễn để thúc đẩy công nghiệp văn hóa gắn liền với hợp tác toàn cầu.
Bước tiến đột phá trong dự án xây dựng Bản đồ Tế bào con người
Bước tiến đột phá trong dự án xây dựng Bản đồ Tế bào con người
(Ngày Nay) - Các nhà khoa học quốc tế ngày 20/11 đã công bố bản thiết kế đầu tiên về sự phát triển của hệ xương người, đánh dấu bước tiến quan trọng trong dự án Bản đồ Tế bào con người (Human Cell Atlas), một nỗ lực lớn nhằm tạo ra bản đồ sinh học chi tiết của mọi loại tế bào trong cơ thể người.
Gia Lai : Ngôi cổ tự duy nhất được phong sắc tứ
Gia Lai : Ngôi cổ tự duy nhất được phong sắc tứ
(Ngày Nay) - Gia Lai hiện có hàng trăm ngôi chùa, trong đó có nhiều chùa đã qua trăm năm lịch sử. Nhưng chỉ duy nhất chùa Tân An (đường Nguyễn Thiếp, phường Tây Sơn, thị xã An Khê) được sự công nhận và ban tặng của hoàng gia nhà Nguyễn, gọi là sắc tứ.
Đặc sắc chương trình giao lưu "Sắc màu di sản"
Đặc sắc chương trình giao lưu "Sắc màu di sản"
(Ngày Nay) - Tối 21/11, tại hồ Nguyên Phi Ỷ Lan (thành phố Bắc Ninh), Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Bắc Ninh tổ chức Chương trình nghệ thuật dân ca trên thuyền và giao lưu các miền di sản chủ đề "Sắc màu di sản".
Phật dạy 5 điều thân kính với làng xóm
Phật dạy 5 điều thân kính với làng xóm
(Ngày Nay) - Mối quan hệ làng xóm cũng có những nhiêu khê và phức tạp, nếu không khéo thì từ thâm tình lại hóa ra giận ghét, thậm chí là oán thù. Cho nên Đức Phật rất tinh tế khi dạy phải thân kính với bà con.
Học cách trân quý từng phút giây còn sống
Học cách trân quý từng phút giây còn sống
(Ngày Nay) - Khi tôi nghe thấy tin có người nào đó vừa mất đi, tin ấy với tôi như tiếng chuông thức tỉnh. Tiếng chuông đó là một lời nhắc nhở sâu sắc về sự mong manh của kiếp người.
Oai nghi của người tu hành
Oai nghi của người tu hành
(Ngày Nay) - Oai nghi cùng với chánh kiến và tịnh giới là ba yếu tố làm nên đạo hạnh - phẩm chất của tu sĩ Phật giáo, như cố Trưởng lão Hòa thượng Thích Thiện Siêu, bậc am tường kinh luật luận đã từng nhấn mạnh.
Tác phẩm có tên “Comedian” của nghệ sĩ người Italy Maurizio Cattelan ra mắt lần đầu năm 2019 tại triển lãm Art Basel ở Miami Beach, đã gây tranh cãi về việc có thể được coi là nghệ thuật hay không. Ảnh: AP
6,2 triệu USD cho quả chuối dán tường
(Ngày Nay) - 6,2 triệu USD là mức giá vừa được trả cho một tác phẩm nghệ thuật gây tranh cãi, một quả chuối tươi dán lên tường bằng băng dính bạc. Tác phẩm được đưa ra trong một cuộc bán đấu giá của Sotheby’s ở New York, Mỹ.