Phẫu thuật bằng robot để điều trị ung thư đại tràng cho cụ bà 89 tuổi

(Ngày Nay) - Ca phẫu thuật kéo dài 120 phút đã giúp cụ bà 89 tuổi, chỉ nặng 34 kg, thoát khỏi tình trạng đau đớn và xuất huyết kéo dài do khối u gây bán tắc ruột.

Ngày 15/10, Bệnh viện Bình Dân (TP Hồ Chí Minh) cho biết, các bác sĩ khoa Ngoại Tiêu hóa vừa thực hiện phẫu thuật robot để cắt khối u đại tràng bên phải và các hạch ung thư cho cụ bà N.T.Q. (89 tuổi, TP Hồ Chí Minh). Cụ Q. là bệnh nhân cao tuổi nhất trong số gần 3.000 trường hợp phẫu thuật robot đã được thực hiện tại Bệnh viện Bình Dân.

Phẫu thuật bằng robot để điều trị ung thư đại tràng cho cụ bà 89 tuổi ảnh 1
Cụ xuất viện vào ngày thứ 10 sau phẫu thuật. Ảnh: BV

Trước đó, cụ Q. có triệu chứng đi tiêu phân đen và đau bụng bên phải, được người thân đưa đến thăm khám tại một cơ sở y tế ở TP Hồ Chí Minh. Hình ảnh CT cho thấy, cụ có khối u đại tràng phải và nhiều hạch xung quanh, kết quả sinh thiết xác định đây là khối ung thư. Tình trạng bệnh khiến cụ ăn uống kém, thiếu máu, suy mòn và sụt cân, đồng thời còn bị rối loạn nhịp tim, gây khó khăn cho phẫu thuật. Cụ Q. đã nhiều lần nhập viện để truyền máu. Khi biết có thể phẫu thuật robot với ít xâm lấn, cụ Q. quyết định đến Bệnh viện Bình Dân để thực hiện.

Bác sĩ CKII Nguyễn Phú Hữu, Phó khoa Ngoại Tiêu hóa cho biết, phẫu thuật cho người bệnh 89 tuổi, ung thư giai đoạn 3 và đang trong tình trạng suy dinh dưỡng nặng là một thử thách không nhỏ. Các bác sĩ đã chuẩn bị kỹ lưỡng, bao gồm hội chẩn liên chuyên khoa và tăng cường dinh dưỡng cho cụ trong 10 ngày trước phẫu thuật.

Ca phẫu thuật thành công, khối u và các hạch được loại bỏ hoàn toàn mà không ảnh hưởng đến các mô lành xung quanh. Nhờ vào công nghệ robot, bác sĩ đã nối hai đầu ruột một cách chính xác, giúp cụ Q. không cần mở hậu môn nhân tạo. Sau phẫu thuật, cụ được chăm sóc tại phòng hồi sức và đã bắt đầu ăn uống trở lại vào ngày hậu phẫu thứ 3. Cụ xuất viện vào ngày thứ 10 sau phẫu thuật.

Hiện cụ Q. ăn uống ngon miệng hơn vì không còn những cơn đau bụng do tình trạng bán tắc ruột gây ra. Người bệnh cũng không còn bị đi tiêu phân đen do xuất huyết tiêu hóa từ khối u. Cụ Q. hiện sinh hoạt gần như bình thường, đi lại vững vàng và tăng thêm 1 kg so với lúc xuất viện.

Theo thống kê của Tổ chức Ung thư toàn cầu GLOBOCAN 2022, ung thư đại trực tràng xếp hàng thứ 4 tại Việt Nam về tỉ lệ mắc (sau ung thư vú, ung thư gan, ung thư phổi), hàng thứ 5 về tỉ lệ tử vong với 8.454 trường hợp (sau ung thư gan, ung thư phổi, ung thư dạ dày, ung thư vú). Ở giai đoạn đầu, bệnh không có triệu chứng rõ ràng và thường có thể nhầm với một rối loạn tiêu hóa do stress hay tuổi tác.

Ung thư đại trực tràng là một trong những loại ung thư thường gặp tại nước ta hiện nay. Độ tuổi mắc bệnh này thường dao động từ 40 - 60 tuổi, nhưng xu hướng ngày càng trẻ hoá. Do đo, các bác sĩ khuyến cáo người trên 45 tuổi, nếu chưa từng nội soi đại tràng thì nên thực hiện nội soi đại tràng để tầm soát ung thư đại trực tràng. Nếu thuộc nhóm nguy cơ cao (trong gia đình có người bị ung thư đại trực tràng, polyp) nên thực hiện nội soi đại tràng tầm soát sớm hơn hoặc theo tư vấn của bác sĩ.

Tầm soát và phát hiện sớm ung thư đại trực tràng giúp cải thiện tiên lượng điều trị và cho phép lựa chọn nhiều phương pháp điều trị hiệu quả, xâm lấn tối thiểu bằng phẫu thuật nội soi tiêu hóa, nội soi ổ bụng, nội soi ứng dụng robot phẫu thuật.

Hoãn xử vụ nam sinh lớp 8 bị gây thương tích làm chết não ở Long Biên, Hà Nội
Hoãn xử vụ nam sinh lớp 8 bị gây thương tích làm chết não ở Long Biên, Hà Nội
(Ngày Nay) - Sáng 19/11, Tòa án nhân dân quận Long Biên (Hà Nội) đưa ra xét xử vụ án “Cố ý gây thương tích” đối với cháu N.H.Đ (học sinh lớp 8, ở quận Long Biên) khiến cháu bị chết não dẫn tới tử vong. Bị cáo trong vụ án là Trương Văn Minh (sinh ngày 28/11/2008, khi phạm tội là 15 tuổi 3 tháng 19 ngày tuổi, trú tại phường Việt Hưng, quận Long Biên) bị Viện Kiểm sát nhân dân quận truy tố về tội “Cố ý gây thương tích” theo quy định tại Điều 134, khoản 4, điểm a - Bộ luật Hình sự.
Bỏ quy định phân chia danh mục thuốc bảo hiểm y tế theo hạng bệnh viện, người bệnh hưởng lợi
Bỏ quy định phân chia danh mục thuốc bảo hiểm y tế theo hạng bệnh viện, người bệnh hưởng lợi
(Ngày Nay) - Ngày 19/11, Bộ Y tế cho biết, hiện nay việc ban hành danh mục và quy định về thanh toán bảo hiểm y tế đối với thuốc được thực hiện theo Thông tư số 20/2022/TT-BYT. Sau gần 2 năm thực hiện, Thông tư 20 bộc lộ một số vấn đề vướng mắc, đòi hỏi cần phải sửa đổi, bổ sung, điều chỉnh cho phù hợp với tình hình thực tế.
Đến trường không chỉ để học
Đến trường không chỉ để học
(Ngày Nay) - Cùng với chương trình giáo dục phổ thông, rất nhiều trường học đang chú trọng phát triển các hoạt động ngoại khóa nhằm phát triển toàn diện cả thể chất, tinh thần và kỹ năng mềm cho học sinh.
An Giang: Nguyên cán bộ Tỉnh mất nhà ra chòi ở chờ công lý
An Giang: Nguyên cán bộ Tỉnh mất nhà ra chòi ở chờ công lý
(Ngày Nay) - “Ba mẹ tôi yêu dân tộc, yêu quê hương đất nước, yêu vùng đất An Giang này như hơi thở và tin tưởng tuyệt đối với đường lối chủ trương của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước nên cứ giữ vụ việc mãi trong lòng mà thành tâm bệnh. Bổn phận người làm con, nhìn đấng sinh thành phải sống tạm bợ trong chòi lá xập xệ nhiều năm trời, tôi không chịu nổi…” - những lời lẽ thống thiết mà anh Nguyễn Kiên Cường (SN 1980, trú TP.Long Xuyên) gửi đến chúng tôi.
Ấn bản tiếng Trung của 2 cuốn sách “Vắt qua những ngàn mây” và “Người Hà Nội, chuyện ăn chuyện uống một thời”
Ra mắt hai cuốn sách văn hóa Việt Nam tại Trung Quốc
(Ngày Nay) - Từ TP.Nam Ninh, Trung Quốc, dịch giả Nguyễn Lệ Chi, cho biết vào chiều ngày 16/11 vừa qua, Công ty Chibooks đã phối hợp với NXB Khoa học Kỹ thuật Quảng Tây tổ chức ra mắt ấn bản tiếng Trung cho hai cuốn sách về văn hóa Việt.
Buổi thực hành của lớp cồng chiêng và múa xoang bên mô hình nhà Rông đặc trưng ngay tại sân trường THCS Tân Thượng.
Bảo tồn văn hóa K’Ho ở mái trường vùng sâu cao nguyên Di Linh
(Ngày Nay) - Để bản sắc dân tộc K’Ho không bị mai một, thầy và trò Trường Trung học Cơ sở Tân Thượng (xã Tân Thượng, huyện Di Linh, Lâm Đồng) đã cùng nhau triển khai mô hình bảo tồn văn hóa ngay tại mái trường thân yêu. Hoạt động ý nghĩa này đã góp phần giữ gìn văn hóa đặc trưng của người dân tộc K’Ho ở cao nguyên Di Linh nói riêng và tỉnh Lâm Đồng nói chung.