Trẻ 'còng lưng' học chữ, phụ huynh bế tắc vì Tiếng Việt 1 quá khó

 Theo phụ huynh, nội dung kiến thức sách giáo khoa lớp 1 mới có tốc độ học nhanh, một buổi học 2 âm, sau đó ghép vần và viết chính tả khiến các em không kịp ghi nhớ.

23h, gia đình chị Nguyễn Thu Hằng (Văn Quán, Hà Nội) vẫn ầm ĩ tiếng mẹ quát mắng xen lẫn tiếng cô con gái học lớp 1 khóc mếu. Tình trạng này diễn ra nhiều tuần nay. Cứ mỗi buổi tối dạy con học chữ, chị Hằng có cảm giác như đi chiến đấu, hai mẹ con đánh vật học thuộc từng âm tiết, đánh vần từng chữ cái.

Theo yêu cầu của chương trình sách giáo khoa Tiếng Việt 1, mỗi ngày, con sẽ được cô giáo dạy học 2 âm, sau đó ráp âm lại thành tiếng rồi đọc, viết. Tuy nhiên, sau hơn 3 tuần tới trường (17 ngày đi học) con vẫn luôn nhầm lẫn giữa d-đ, x-s, i-y, p-q... học được chữ nọ lại quên chữ kia.

"Thời gian đầu con tiếp thu bài chậm, tôi rất lo lắng. Từng có lúc tôi bị stress vì nghĩ rằng con mình không thông minh, học kém hơn các bạn. Tuy nhiên, sau khi trò chuyện thêm với các phụ huynh khác để học hỏi kinh nghiệm, tôi mới phát hiện gần 50% bố mẹ khác trong lớp cũng đang căng thẳng trong việc dạy con học chữ", chị Hằng chia sẻ.

Trẻ 'còng lưng' học chữ, phụ huynh bế tắc vì Tiếng Việt 1 quá khó ảnh 1

(Ảnh minh hoạ: Q.T)

Năm học 2019-2020, cậu con trai đầu vào lớp 1, chị Lê Phương Chinh (Đoan Hùng, Phú Thọ) không phải chật vật cùng con học chữ mỗi ngày nên gia đình xác định năm nay không cho cô con gái thứ hai đi học Tiếng Việt trước.

Chị nghĩ sách giáo khoa viết theo chương trình giáo dục phổ thông mới sẽ được giảm tải kiến thức, không học nặng như trước đây. Do đó, vị phụ huynh quyết định để con vào lớp 1 tự học chữ trên lớp.

Tuy nhiên, chị bị sốc khi sách Tiếng Việt lớp 1 năm nay không dạy vỡ lòng như trước mà đi ngay vào đọc, viết luôn. Nội dung kiến thức sách giáo khoa thiết kế với tốc độ học rất nhanh, cứ một buổi học 2 âm, sau đó ghép vần và viết chính tả luôn. Hết tháng đầu tiên đi học mà các em được yêu cầu phải đọc một đoạn văn dài.

Đều đặn mỗi tối ngồi vào bàn học, con gái chị Chinh lại bắt đầu tỏ ra chán nản và uể oải. Con vừa đánh vần chữ, vừa ngáp ngủ. Ví dụ, mẹ đọc mẫu chữ A thì con theo lời nói to chữ A nhưng sau khi con ghi nhớ, tập viết vào vở và đánh vần ráp âm thì lại quên cách đọc. Ngày nào cũng dạy con học 2-3 tiếng học ở nhà, chị Chinh cảm thấy bế tắc và giải thích: "Tôi càng giải thích, càng gặng hỏi thì con càng căng thẳng, cứ thế mẹ gào con khóc mếu liên tục".

Nhiều phụ huynh cũng lo lắng về yêu cầu "đọc hiểu" được đặt ra khi trẻ còn đang học ghi nhớ từng chữ "i tờ". Đa số ý kiến cho rằng chương trình môn Tiếng Việt 1 quá nặng, không phù hợp với năng lực của học sinh, họ đề nghị Bộ GD&ĐT có sự điều chỉnh nội dung trong thời gian tới.

Tăng số tiết nhưng không tăng nội dung

Trước phản ánh của phụ huynh, ông Thái Văn Tài - Vụ trưởng Vụ Giáo dục Tiểu học (Bộ GD&ĐT) khẳng định, kiến thức lớp 1 chương trình giáo dục phổ thông mới tập trung vào mục tiêu chính giúp trẻ đọc thông viết thạo càng sớm càng tốt. Vì vậy, trong giai đoạn đầu, các em học môn Tiếng Việt rất nhiều.

Trẻ 'còng lưng' học chữ, phụ huynh bế tắc vì Tiếng Việt 1 quá khó ảnh 2

Ông Thái Văn Tài - Vụ trưởng Vụ Giáo dục Tiểu học (Bộ GD&ĐT).

Với môn Tiếng Việt lớp 1 mới, dù thời lượng được điều chỉnh tăng từ 350 tiết lên 420 tiết nhưng nội dung kiến thức không cao hơn so với chương trình trước đây. Như vậy, về mặt khoa học, học sinh không hề phải học nặng hơn.

"Nếu phụ huynh có con học lớp 1 năm ngoái rồi năm nay lại có con học lớp 1 sẽ dễ có tâm lý so sánh, từ đó đánh giá chương trình nặng, nhưng thực tế không phải vậy. Chúng ta đang cố gắng bố trí để các em đọc thông viết thạo sớm rồi mới tính đến việc cho các em học tốt môn khác ở giai đoạn sau. Chẳng hạn Toán, chương trình mới chỉ có 70 tiết ở lớp 1 nhưng sẽ được tăng lên học nhiều hơn ở các lớp sau", ông Tài nói.

Song song với triển khai, Bộ GD&ĐT sẽ tiếp tục lắng nghe các ý kiến, phản biện, vấn đề phát sinh liên quan đến nội dung sách giáo khoa chương trình giáo dục phổ thông mới. Khi có đầy đủ căn cứ khoa học, qua các giai đoạn, đánh giá nhiều mặt, chương trình sẽ được điều chỉnh kịp thời.

Ông Tài cho biết thêm, trong chương trình giáo dục phổ thông mới chỉ quy định chuẩn đầu ra, thời lượng môn học. Còn giáo viên sẽ tự chủ căn cứ vào khung chuẩn để phân tích chương trình, sách giáo khoa xây dựng kế hoạch dạy học phù hợp làm sao để học sinh đạt được chuẩn đầu ra.

"Do vậy, việc đánh giá chương trình Tiếng Việt lớp 1 nặng lúc này là không đủ căn cứ xác đáng. Chương trình đã được thẩm định bởi hội đồng quốc gia và được đưa vào cuộc sống với quy định rất chặt chẽ", ông Tài nhấn mạnh.

Theo VTC News
Bộ sách Lịch sử quân sự Việt Nam. Ảnh: baochinhphu.vn
Xuất bản bộ sách 14 tập về lịch sử quân sự Việt Nam
(Ngày Nay) - Nhà xuất bản Chính trị quốc gia Sự thật vừa tổ chức xuất bản lần thứ ba bộ sách Lịch sử quân sự Việt Nam của Viện Lịch sử quân sự nhằm tiếp tục truyền bá tri thức lịch sử quân sự dân tộc tới các tầng lớp nhân dân và bạn bè quốc tế. Đây là một trong những hoạt động hướng tới các ngày lễ lớn và sự kiện lịch sử quan trọng trong năm 2024.
Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Hải điều hành phiên họp chiều 5/11/2024. Ảnh: Minh Đức/TTXVN
Chống lãng phí, khai thác hiệu quả tài sản công
(Ngày Nay) - Các đại biểu Quốc hội đề nghị tiếp tục hoàn thiện pháp luật về thu - chi ngân sách nhà nước, cơ cấu ngân sách theo hướng bền vững, tăng cường phòng, chống tham nhũng, tiêu cực, chống lãng phí.
Thủ tướng Phạm Minh Chính và Đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam tới sân bay quốc tế Trường Thủy (thành phố Côn Minh, tỉnh Vân Nam, Trung Quốc), bắt đầu chuyến công tác tham dự Hội nghị Thượng đỉnh GMS, Hội nghị Cấp cao ACMECS, Hội nghị Cấp cao CLMV và làm việc tại Trung Quốc. Ảnh: VGP/Nhật Bắc.
Thủ tướng tới Vân Nam, bắt đầu chuyến công tác tại Trung Quốc
(Ngày Nay) - Sáng 5/11, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính và Đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam đã tới sân bay quốc tế Trường Thủy (thành phố Côn Minh, tỉnh Vân Nam, Trung Quốc), bắt đầu chuyến công tác tham dự Hội nghị Thượng đỉnh GMS, Hội nghị Cấp cao ACMECS, Hội nghị Cấp cao CLMV và làm việc tại Trung Quốc từ ngày 5 đến ngày 8/11/2024.