Chăn dắt người đi ăn xin bị xử lý thế nào?

(Ngày Nay) - Tôi thấy cứ dịp Tết ở một số cổng đền hay chùa xuất hiện nhiều trẻ và người già đứng ăn xin. Vậy, người đứng ra tổ chức hoặc ép họ làm việc trên có bị xử lý gì không?
Chăn dắt người đi ăn xin bị xử lý thế nào?

Luật sư Lê Thị Diệp, Trưởng văn phòng luật sư Gia An (Đoàn luật sư Hà Nội) tư vấn cho độc giả Nguyễn Diệu (Hà Nội) như sau:

Hiện, trong Bộ luật Hình sự chưa có điều luật nào quy định cụ thể về việc xử lý trách nhiệm hình sự người có hành vi chăn dắt, ép buộc người khác đi ăn xin. Tuy nhiên, trong Nghị định 144/2013 có quy định hình thức xử phạt chính đối với người có hành vi ép buộc, chăn dắt người già và trẻ em đi ăn xin.

Cụ thể, người nào ép buộc người cao tuổi lao động hoặc làm những việc trái quy định của pháp luật thì bị phạt tiền từ 5 triệu đồng đến 10 triệu đồng theo khoản 2, Điều 20 của Nghị định 144.

Cũng tại khoản 3 Điều 27 của Nghị định trên thì người nào ngược đãi, lợi dụng trẻ em vì mục đích trục lợi: tổ chức, ép buộc đi ăn xin sẽ bị phạt tiền từ 10 triệu đồng đến 15 triệu đồng.

Ngoài ra nếu chứng minh được những kẻ chăn dắt có hành vi đánh đập, bắt người già, trẻ em nhịn ăn thì họ có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo Điều 110 Bộ luật Hình sự về tội Tội hành hạ người khác.

Tùy theo tính chất, mức độ, người vi phạm có thể bị phạt cảnh cáo, cải tạo không giam giữ đến một năm hoặc phạt tù từ 3 tháng đến 3 năm.

Hiện nay tình trạng tình trạng chăn dắt người già và trẻ em đi ăn xin, bán hàng rong, bán vé số… đang ngày càng phổ biến nên theo tôi cần sớm có một điều luật riêng trong Bộ luật Hình sự với tội danh: Lợi dụng người già và trẻ em để trục lợi. Bởi khi đó mới có cơ sở để xử lý, ngăn chặn những người có hành vi chăn dắt, ép buộc người già và trẻ em đi ăn xin, bán vé số…

Theo Zing
Số trẻ em tại Nhật Bản tiếp tục giảm trong năm thứ 43 liên tiếp
Số trẻ em tại Nhật Bản tiếp tục giảm trong năm thứ 43 liên tiếp
(Ngày Nay) - Theo số liệu do Chính phủ Nhật Bản công bố ngày 4/5, số trẻ em tại nước này tiếp tục giảm trong năm thứ 43 liên tiếp và tiếp tục ở mức thấp kỷ lục, trong bối cảnh Chính phủ của Thủ tướng Fumio Kishida đang nỗ lực triển khai những biện pháp chưa từng có để giải quyết vấn đề này.
Thứ trưởng Bộ TN&MT Lê Minh Ngân trả lời câu hỏi về tiến độ ban hành các văn bản hướng dẫn thi hành Luật Đất đai năm 2024. Ảnh: VGP
Thứ trưởng Bộ Tài nguyên & Môi trường thông tin tiến độ mới nhất về Luật Đất đai 2024
(Ngày Nay) - Trả lời báo giới về tiến độ để chuẩn bị cho Luật Đất đai có hiệu lực sớm từ ngày 1/7, Thứ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường (TN&MT) Lê Minh Ngân cho biết: “Riêng với Bộ TN&MT, đến thời điểm được giao dự thảo 6 Nghị định và 4 Thông tư, chúng tôi đã hoàn thành các dự thảo. Bộ Tư pháp đã thẩm định, dự kiến trước ngày 10/5, Bộ TN&MT sẽ trình Chính phủ các Nghị định hướng dẫn thi hành”.
Israel ra điều kiện tham gia đàm phán tại Cairo
Israel ra điều kiện tham gia đàm phán tại Cairo
(Ngày Nay) - Ngày 4/5, một quan chức hàng đầu của Israel cho biết Israel sẽ cử một phái đoàn đến Cairo (Ai Cập) để đàm phán về lệnh ngừng bắn ở Gaza chỉ khi nước này nhận thấy “diễn biến tích cực” về khuôn khổ thỏa thuận trao đổi con tin.
Quy hoạch Vùng đồng bằng sông Hồng: Tổ chức thành 2 tiểu vùng phía Bắc và phía Nam sông Hồng
Quy hoạch Vùng đồng bằng sông Hồng: Tổ chức thành 2 tiểu vùng phía Bắc và phía Nam sông Hồng
(Ngày Nay) - Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký ban hành Quyết định số 368/QĐ-TTg ngày 4/5/2024 phê duyệt Quy hoạch vùng đồng bằng sông Hồng thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050. Theo đó, tổ chức các hoạt động kinh tế - xã hội của vùng thành 2 tiểu vùng: Phía Bắc sông Hồng và phía Nam sông Hồng.