Sắc màu truyền thống được “khơi dậy” trong từng dự án nhỏ

Sắc màu truyền thống được “khơi dậy” trong từng dự án nhỏ

Tuy khác nhau về cách thức thực hiện nhưng mỗi dự án, mỗi hoạt động của người trẻ hiện đại đều toát lên sắc màu truyền thống, toát lên mong muốn giữ gìn những nét đẹp tinh hoa của trang phục cung đình hay cổ trang Việt Nam cho thế hệ mai sau.

_________________

Sắc màu truyền thống được “khơi dậy” trong từng dự án nhỏ ảnh 1

Lấy tranh Hàng Trống minh hoạ cho 78 lá bài tarot mang phong cách đậm chất phương Tây là ý tưởng khá “mạo hiểm” của Trịnh Lê Ngọc Hân, một bạn trẻ gen Z hiện đang công tác trong lĩnh vực thiết kế đồ họa, tốt nghiệp ngành Thiết kế đồ họa tại Đại học Kiến trúc Hà Nội và ngành Chuyên gia Thiết kế đồ họa, quảng cáo (DIM) tại Arena Multimedia.

Lần đầu tiên Ngọc Hân mạnh dạn ứng dụng chất liệu dân gian vào thiết kế là năm 2018, khi cô còn ngồi trên ghế nhà trường và nhận được kết quả khá tích cực. Chính điều đó đã cổ vũ và đặt những viên gạch đầu tiên cho Ngọc Hân trên con đường nuôi dưỡng, phát triển niềm đam mê đặc biệt với mảng màu dân gian.

Sắc màu truyền thống được “khơi dậy” trong từng dự án nhỏ ảnh 2

Tại sao trong rất nhiều tranh dân gian của Việt Nam, Ngọc Hân lại lựa chọn tranh Hàng Trống? Chính bản thân Ngọc Hân cũng không thể lý giải hết được sức hút của bản thân với những bức tranh dân gian ngàn đời ấy. Cô kể lại: “Khi quyết định ứng dụng chất liệu dân gian vào bộ bài tarot, lựa chọn ban đầu của mình là tranh Đông Hồ chứ không phải tranh Hàng Trống. Tuy nhiên vì tranh Đông Hồ là dòng tranh sinh hoạt dân gian nên chủ đề khá linh hoạt, đồng thời tài liệu của tranh Đông Hồ được lưu giữ khá trọn vẹn nên đã có nhiều bên khai thác, ứng dụng dòng tranh này. Ngoài tranh Đông Hồ cũng còn rất nhiều dòng tranh dân gian khác như tranh kính, tranh Hàng Trống, tranh Kim Hoàng… Những dòng tranh này chưa có nhiều ứng dụng vào thiết kế, chính suy nghĩ này đã thúc đẩy mình lựa chọn tranh Hàng Trống cho dự án”.

“Trong quá trình nghiên cứu để thực hiện bộ bài mình sử dụng phần lớn là tài nguyên từ dòng tranh thờ. Tuy có sự tương đồng về bố cục cũng như tỉ lệ của nhân vật chính, tranh thờ vị nào thì vị đó sẽ trở thành chủ thể, xuất hiện ở trung tâm và thường chiếm khoảng 2/3 diện tích tranh, nhưng ngoài ra các yếu tố phụ xung quanh như người hầu, muông thú, đồ cúng, võng lọng, ngựa xe khá đa dạng về hình dáng và chủng loại. Đồng thời các dòng tranh Tết, tranh thế sự tranh Hàng Trống tuy ít phổ biến hơn nhưng cũng là nguồn tư liệu rất phong phú. Đây chính là một yếu tố quan trọng khiến việc khai thác và ứng dụng chất liệu tranh Hàng Trống lên lá bài được thuận lợi và linh hoạt hơn rất nhiều”, Ngọc Hân khẳng định.

Và để tái hiện được chất tranh dân gian trong một bộ bài vẽ máy “chỉn chu” như đã có, Ngọc Hân phải nghiên cứu và mô phỏng lại trên máy tính các yếu tố như nét, bộ màu, kỹ thuật tô màu, vờn màu cũng như đặc trưng trong tạo hình nhân vật. Cô cũng phải xử lý lớp chất liệu áp trên hình minh hoạ sao cho ra được cảm giác hình ảnh được vẽ thủ công trên giấy dó.

Hành trình hoàn thành đồ án với hàng chục lá bài tarot là nhiều lần Ngọc Hân tinh chỉnh, gia giảm sắc thái, màu sắc. 22 lá bài đầu tiên, có những lá thậm chí phải “đập đi xây lại” vì chính Hân cảm thấy không ưng.

Sắc màu truyền thống được “khơi dậy” trong từng dự án nhỏ ảnh 3

Sau nửa năm ra trường, Trịnh Lê Ngọc Hân nhìn lại bộ bài và nhận thấy có nhiều thứ trước đó mình được góp ý, chỉ điểm nhưng chưa hiểu hết và cũng chưa nhìn ra. Cô quyết tâm hoàn thiện bộ bài mình đã sửa và vẽ lại gần như toàn bộ các lá ẩn chính: “Trong quá trình làm bộ bài, lá bài mình cảm thấy tâm đắc và cần nhiều công phu nhất có lẽ là những lá có nhân vật là vua và hoàng hậu. Một điểm khó khăn khi minh họa cho những lá này là tái hiện lại trang phục cung đình Việt Nam vì tư liệu và hình ảnh chi tiết về các loại trang phục này khá khan hiếm”.

Nhưng niềm đam mê tìm hiểu trang phục của hoàng tộc với thiết kế cầu kỳ, xa hoa, rực rỡ nhưng cũng không kém phần trang trọng, uy nghi đã “kéo” Ngọc Hân đi hết sáng tạo này đến sáng tạo khác. Cô cảm thấy bị “mê hoặc” bởi phần hoa văn rất tinh xảo trên trang phục cung đình.

Sắc màu truyền thống được “khơi dậy” trong từng dự án nhỏ ảnh 4

Bộ bài Tarot Hàng Trống ra mắt công chúng đúng dịp đón Xuân Tết Giáp Thìn 2024, được công chúng đón nhận khá tích cực, đặc biệt là giới trẻ và những người quan tâm, yêu thích nét đẹp truyền thống văn hoá dân tộc Việt Nam.

Sắc màu truyền thống được “khơi dậy” trong từng dự án nhỏ ảnh 5

Không chỉ bắt gặp cổ phục Việt Nam trên những lá bài tarot của Trịnh Lê Ngọc Hân, hai năm trở lại đây, công chúng thấy nở rộ nhiều dự án liên quan đến cổ phục. Thế hệ trẻ “rủ nhau” tìm về những nét truyền thống thông qua trải nghiệm văn hóa, trong đó có diện cổ phục Việt xuống phố.

Rất nhiều bạn trẻ, nhóm nghiên cứu, các công ty đang tiến hành phục dựng lại cổ phục, các đồ án hoa văn, đưa cổ phục Việt Nam đến gần hơn với đông đảo công chúng.

Một trong những sự kiện trang phục truyền thống nổi bật nhất năm 2023 chính là diễu hành Việt cổ phục “Bách hoa Bộ hành” vòng quanh Hồ Hoàn Kiếm, Hà Nội trong khuôn khổ “Tuần lễ áo dài”. Tất cả những nỗ lực của những người đem lòng yêu thương cổ phục Việt dường như ngày càng đơm ra “trái ngọt”, khi diện cổ phục Việt đã dần trở thành một xu hướng của Tết cổ truyền vài năm gần đây.

Chị Nga Phan, một người tham gia “Bách hoa Bộ hành” chia sẻ, chị hy vọng rằng trong thời gian tới, đông đảo người dân sẽ biết về các loại trang phục đa dạng của dân tộc hơn, biết được trong dòng chảy quá khứ, những loại trang phục đã xuất hiện, biến đổi và được ứng dụng ra sao. Là một đất nước có nền văn hóa lâu đời, những trang phục xuất hiện xuyên dòng lịch sử Việt Nam cũng mang đậm bản sắc văn hóa của dân tộc, của từng giai đoạn. Những người nghiên cứu sâu về văn hóa “ngàn năm áo mũ” và hồi sinh cổ phục luôn muốn truyền đạt đến cho đông đảo người Việt rằng: Cổ phục Việt Nam rực rỡ không kém cổ phục các nước bạn đồng văn.

Hiện nay, nhiều người trẻ có xu hướng biến tấu trang phục, kết hợp những phụ kiện, túi xách, khăn mũ trẻ trung để làm mới lạ diện mạo khi diện cổ phục. “Cổ nhưng không cũ” là điều người Việt, đặc biệt là thế hệ trẻ hướng đến. Cổ phục may từ lụa tơ tằm rất đặc biệt ở chỗ mùa đông mặc thì ấm, còn mùa hè mặc lại mát. Vải dệt từ tơ tằm có nhiều họa tiết và màu sắc bắt mắt, phù hợp với các độ tuổi đa dạng, và rất thích hợp diện vào dịp Tết cổ truyền.

Theo chị Nguyễn Huyền Lê, quản lý của Vạn Thiên Y, đơn vị Nghiên cứu và phát triển dự án về Văn Hoá, trong thời gian này, Tơ tằm Nha Xá, Vạn Phúc đang rất được yêu thích vì tính truyền thống. Đợt Tết Nguyên đán Giáp Thìn vừa qua, lượng khách hàng hỏi và đặt may chất liệu này tăng gấp đôi.

Sắc màu truyền thống được “khơi dậy” trong từng dự án nhỏ ảnh 6

Phong trào hồi sinh Việt cổ phục vẫn diễn ra vô cùng sôi động cả trong và ngoài nước. Nhiều nhà lịch sử, nhà sưu tầm, nghệ nhân và nhà mốt cùng chung tay đưa những tinh hoa trang phục từ thời ông bà ta đến gần với công chúng hơn.

Và không chỉ có người trẻ trong nước, nhiều du học sinh cũng phải lòng nét đẹp của cổ phục, họ mang cổ phục theo khắp thế giới, bắt đầu từ những trang phục áo tấc đơn giản tung bay “check in” ở mọi nẻo đường du lịch…

TIN LIÊN QUAN
Gìn giữ và phát huy giá trị lịch sử - văn hóa của Lễ hội Kỳ Yên Thượng Điền Đình Bình Thủy
Gìn giữ và phát huy giá trị lịch sử - văn hóa của Lễ hội Kỳ Yên Thượng Điền Đình Bình Thủy
Lễ hội Kỳ Yên Thượng Điền Đình Bình Thủy năm 2024 diễn ra từ ngày 19 - 21/5 tại Di tích kiến trúc nghệ thuật Đình Bình Thủy (đường Lê Hồng Phong, phường Bình Thủy, quận Bình Thủy, thành phố Cần Thơ). Sự kiện do UBND quận Bình Thủy phối hợp cùng Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch thành phố Cần Thơ tổ chức.
Bất bình đẳng giới trong các bộ luật gia đình tại châu Phi
Bất bình đẳng giới trong các bộ luật gia đình tại châu Phi
Kết quả một nghiên cứu mới của Equality Now - một tổ chức phi chính phủ thành lập năm 1992 nhằm ủng hộ việc bảo vệ và thúc đẩy các quyền của phụ nữ và trẻ em gái - cho thấy phân biệt đối xử đối với phụ nữ và trẻ em gái là điều phổ biến trong luật gia đình trên khắp châu Phi.
Houthi tấn công tàu chở dầu treo cờ Panama ở ngoài khơi Yemen
Houthi tấn công tàu chở dầu treo cờ Panama ở ngoài khơi Yemen
Bộ Chỉ huy Trung tâm của quân đội Mỹ (CENTCOM) xác nhận lực lượng Houthi ở Yemen ngày 18/5 đã sử dụng tên lửa chống hạm để tấn công tàu chở dầu M/T Wind treo cờ Panama, thuộc quyền sở hữu của Hy Lạp, ở khu vực ngoài khơi thành phố cảng Mokha, miền Tây Yemen. Tuy nhiên, vụ tấn công không gây ra thương vong, thủy thủ đoàn đã khôi phục được hệ thống điện và con tàu vẫn tiếp tục hành trình.
Tranh chân dung của Vua Charles gây tranh cãi
Tranh chân dung của Vua Charles gây tranh cãi
(Ngày Nay) - Hôm 14/5, Điện Buckingham công bố bức tranh chân dung chính thức đầu tiên của Vua Charles III kể từ khi ông đăng quang. Tuy nhiên bức họa này lại gây tranh cãi vì tông màu chủ đạo khác lạ.