Ra mắt sách mừng 134 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh​

0:00 / 0:00
0:00
Nhân kỷ niệm 134 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5/1890 - 19/5/2024), Nhà xuất bản Chính trị quốc gia Sự thật xuất bản cuốn sách "Văn hóa phải soi đường cho quốc dân đi".
Ra mắt sách mừng 134 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh​

Tác phẩm tri ân, ghi nhớ những đóng góp vĩ đại của Chủ tịch Hồ Chí Minh đối với cách mạng Việt Nam; đồng thời khẳng định, vai trò của tư tưởng văn hóa Hồ Chí Minh vẫn nguyên giá trị to lớn, định hướng cho công cuộc xây dựng nền văn hóa Việt Nam hiện nay.

Với kết cấu 4 phần, nội dung cuốn sách chọn lọc một số bài viết, bài phát biểu, bài nói chuyện của Chủ tịch Hồ Chí Minh nhằm định hướng xây dựng nền văn hóa của nước Việt Nam độc lập, tự chủ, sánh vai cùng với các quốc gia khác trên thế giới; đồng thời là những chỉ dẫn cụ thể về các lĩnh vực: văn hóa nghệ thuật, báo chí, xuất bản; đạo đức, lối sống, thực hành đời sống mới; cách tuyên truyền, huấn luyện, cách nói, cách viết; giáo dục nền văn hóa mới; nâng cao kiến thức văn hóa cho nhân dân…

Người khẳng định: “Vì lẽ sinh tồn cũng như mục đích của cuộc sống, loài người mới sáng tạo và phát minh ra ngôn ngữ, chữ viết, đạo đức, pháp luật, khoa học, tôn giáo, văn học, nghệ thuật, những công cụ cho sinh hoạt hàng ngày về mặc, ăn, ở và các phương thức sử dụng”.

Đối với văn hóa nghệ thuật, Người chỉ rõ: “Văn hóa nghệ thuật cũng là một mặt trận; Anh chị em là chiến sĩ trên mặt trận ấy”. Trên lĩnh vực văn hóa giáo dục, Người nhấn mạnh: “Một dân tộc dốt là một dân tộc yếu, do vậy, cần phải đào tạo ra những công dân tốt và cán bộ tốt cho nước nhà".

Theo Người, những giáo viên “chịu cực khổ khó nhọc, hy sinh phấn đấu, để mở mang tri thức phổ thông cho đồng bào, để xây đắp nền văn hóa sơ bộ cho dân tộc” là những “anh hùng vô danh” của đất nước.

Người yêu cầu cán bộ, giáo viên, học sinh nắm vững quan điểm: “Học phải đi đôi với hành, lý luận phải liên hệ với thực tế” và lưu ý: “Trong việc giáo dục và học tập, phải chú trọng đủ các mặt: đạo đức cách mạng, giác ngộ xã hội chủ nghĩa, văn hóa, kỹ thuật, lao động và sản xuất”.

Đối với báo chí, xuất bản, Người yêu cầu cán bộ viết báo và xuất bản cần “phải có lập trường vững vàng: ta, bạn, thù thì viết mới đúng. Viết để nêu những cái hay, cái tốt của dân ta, của bộ đội ta, của cán bộ ta, của bạn ta. Đồng thời để phê bình những khuyết điểm của chúng ta, của cán bộ, của nhân dân, của bộ đội. Không nên chỉ viết cái tốt mà giấu cái xấu. Nhưng phê bình phải đúng đắn. Nêu cái hay, cái tốt thì phải có chừng mực, chớ phóng đại. Có thế nào nói thế ấy”. Người đặt ra câu hỏi: “Viết cho ai xem? Viết để làm gì? Viết thế nào cho phổ thông dễ hiểu, ngắn gọn dễ đọc?”. Theo Người, viết sách, viết báo cũng cần phải lắng nghe ý kiến đóng góp của nhân dân.

Cuốn sách là tài liệu giá trị, giúp cán bộ, đảng viên và nhân dân hiểu rõ những giá trị cốt lõi trong tư tưởng Hồ Chí Minh về văn hóa; đồng thời là cẩm nang để mỗi cán bộ, đảng viên không ngừng phấn đấu, rèn luyện, học tập đạo đức, văn hóa, góp phần khơi dậy tinh thần yêu nước, tự hào về truyền thống dân tộc, khát vọng xây dựng đất nước văn minh, giàu mạnh và anh hùng.

Ngoài ra, nhân dịp kỷ niệm 134 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh, Nhà xuất bản Chính trị quốc gia Sự thật cũng đã tái bản một số ấn phẩm quý: Thế giới còn đổi thay nhưng tư tưởng Hồ Chí Minh sống mãi, Vừa đi đường vừa kể chuyện, Những mẩu chuyện về tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh (2 tập)...

Bình luận
Phó Thủ tướng Nguyễn Chí Dũng: Ninh Thuận phải quyết tâm hoàn thành sớm mục tiêu xóa nhà tạm, nhà dột nát
Phó Thủ tướng Nguyễn Chí Dũng: Ninh Thuận phải quyết tâm hoàn thành sớm mục tiêu xóa nhà tạm, nhà dột nát
(Ngày Nay) - Ninh Thuận phải cố gắng nỗ lực để là 1 trong 5 tỉnh, thành phố hoàn thành xóa nhà tạm, nhà dột nát cho người dân khó khăn về nhà ở trong năm 2025. Đó là mong muốn, ý kiến chỉ đạo của Phó Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Chí Dũng trong chuyến công tác tại Ninh Thuận và dự Lễ phát động chiến dịch 90 ngày đêm “Chung tay xóa nhà tạm, nhà dột nát” do tỉnh tổ chức sáng 29/3.
Australia dùng máy bay sơ tán người dân vùng lũ
Australia dùng máy bay sơ tán người dân vùng lũ
(Ngày Nay) - Ngày 28/3, lực lượng chức năng đã dùng máy bay để sơ tán người dân ở khu vực hẻo lánh miền Bắc Autralia, nơi đang hứng chịu đợt lụt kỷ lục. Theo cảnh báo được Cơ quan khí tượng ban bố ngày 29/3, mực nước lũ tại khu vực này đã vượt quá mức kỷ lục từng được ghi nhận năm 1974.
Tổng Bí thư Tô Lâm dự Chương trình nghệ thuật “Đảng trong mùa Xuân đại thắng”
Tổng Bí thư Tô Lâm dự Chương trình nghệ thuật “Đảng trong mùa Xuân đại thắng”
(Ngày Nay) - Chào mừng kỷ niệm 95 năm Ngày thành lập Đảng bộ thành phố Đà Nẵng (28/3/1930 - 28/3/2025) và 50 năm Ngày giải phóng thành phố Đà Nẵng (29/3/1975 - 29/3/2025), kỷ niệm 50 năm Ngày giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2025), tối 28/3, tại Nhà hát Trưng Vương, thành phố Đà Nẵng, Tổng Bí thư Tô Lâm đã dự Chương trình nghệ thuật “Đảng trong mùa Xuân đại thắng”.
Bộ Y tế yêu cầu làm rõ vụ học sinh Trường Tuệ Đức bị nghi ngộ độc thực phẩm
Bộ Y tế yêu cầu làm rõ vụ học sinh Trường Tuệ Đức bị nghi ngộ độc thực phẩm
(Ngày Nay) - Liên quan đến vụ việc 38 học sinh Trường Tiểu học - Trung học cơ sở Tuệ Đức (Trường Tuệ Đức, thành phố Thủ Đức, Thành phố Hồ Chí Minh) nghi bị ngộ độc thực phẩm, ngày 28/3, Cục An toàn thực phẩm, Bộ Y tế đã có văn bản chỉ đạo Sở An toàn thực phẩm Thành phố Hồ Chí Minh khẩn trương điều tra, xử lý và truy xuất nguồn gốc thực phẩm liên quan.
Phiên livestream 14 tiếng của "Anh tài" Quốc Thiên. Ảnh: Znews
Livestream bán hàng: Cầu nối gần gũi hay rủi ro mất đi hào quang nghệ sĩ?
(Ngày Nay) - Trong quá khứ, hình ảnh nghệ sĩ thường gắn liền với sự hào nhoáng và xa xỉ. Họ xuất hiện trên những tấm pano khổng lồ, đại diện cho các thương hiệu lớn với hợp đồng quảng cáo trị giá hàng tỷ đồng, toát lên vẻ sang trọng và đẳng cấp. Những chiến dịch quảng cáo nước hoa, xe hơi hay thời trang cao cấp đã định hình nghệ sĩ như biểu tượng của sự thành công, đôi khi xa cách với đời sống thường nhật. Tuy nhiên, thời đại số đã thay đổi nhận thức của công chúng .