Australia ủng hộ khí đốt sau năm 2050 bất chấp lo ngại về khí hậu

0:00 / 0:00
0:00
(Ngày Nay) - Australia tuyên bố sẽ tăng cường khai thác và sử dụng khí đốt cho đến “năm 2050 và hơn thế nữa” bất chấp những lời kêu gọi toàn cầu về việc loại bỏ dần nhiên liệu hóa thạch.
Australia ủng hộ khí đốt sau năm 2050 bất chấp lo ngại về khí hậu

Chính quyền của Thủ tướng Anthony Albanese cho rằng đây là động thái cần thiết để thúc đẩy nguồn cung năng lượng trong nước trong quá trình hỗ trợ chuyển sang nền kinh tế không phát thải ròng.

Tuy nhiên, các nhà phê bình cho rằng động thái này là phản khoa học, đi ngược lại với lời kêu gọi “giảm mạnh việc sử dụng than, dầu và khí đốt” của Cơ quan Năng lượng Quốc tế (IEA) để đạt được các mục tiêu về khí hậu.

Australia là một trong những nhà xuất khẩu khí đốt tự nhiên hóa lỏng lớn nhất thế giới, quốc gia này cho biết chính sách này dựa trên "cam kết trở thành đối tác thương mại đáng tin cậy".

Chiến lược được công bố hôm thứ Năm phác thảo các kế hoạch của chính phủ nhằm hợp tác với các nhà lãnh đạo ngành và tiểu bang để tăng cường sản xuất và khai thác nhiên liệu hóa thạch.

Chính phủ cũng sẽ tiếp tục hỗ trợ mở rộng các dự án khí đốt hiện có của đất nước, trong đó dự án lớn nhất được điều hành bởi Tập đoàn năng lượng Chevron và Woodside ở Tây Australia.

Những động thái này là cần thiết đối với nguồn cung năng lượng trong nước của Australia khi nước này hướng tới mục tiêu cung cấp 82% năng lượng tái tạo vào lưới điện vào năm 2030 và đạt được lượng phát thải ròng bằng “0” vào năm 2050.

Hiện nay, khí đốt chiếm 27% nhu cầu năng lượng hiện có của đất nước nhưng phần lớn những gì được sản xuất trong nước đều được xuất khẩu sang các nước như Trung Quốc, Nhật Bản và Hàn Quốc.

Theo dữ liệu của chính phủ, khí đốt chiếm khoảng một phần tư tổng lượng khí thải của Australia.

Chính sách này đã gây ra phản ứng dữ dội từ các nhóm môi trường và các nhà phê bình. Họ cho rằng chính sách đang đặt lợi ích của các công ty nhiên liệu hóa thạch hùng mạnh lên trên người dân.

Giáo sư Bill Hare, Giám đốc điều hành Climate Analytics và là tác giả của hàng loạt những báo cáo về biến đổi khí hậu của Liên Hợp Quốc cho biết: “Khí đốt hóa thạch không phải là nhiên liệu chuyển đổi mà là một trong những nguyên nhân chính gây ra hiện tượng nóng lên toàn cầu và là tác nhân làm tăng lượng CO2 lớn nhất trong thập kỷ qua.”

Thượng nghị sĩ độc lập David Pocock đã chỉ trích chính sách này trong một tuyên bố hôm thứ Năm rằng đây là “sự bại hoại về mặt đạo đức”.

Các chính phủ của Australia nhận định khí đốt là "nhiên liệu bắc cầu" quan trọng và lập luận rằng việc ngừng khai thác chúng quá sớm có thể gây ra "tác động tiêu cực đáng kể" đến nền kinh tế và nhu cầu năng lượng của Australia.

Tuy nhiên, Giáo sư Hare và các nhà khoa học khác đã cảnh báo rằng việc xây dựng chính sách không phát thải ròng sẽ “góp phần ngăn chặn sự nóng lên toàn cầu ở mức 2,7-3C, gây ra hậu quả thảm khốc”.

Năm 2015, các nhà lãnh đạo thế giới đã hứa hẹn sẽ cố gắng hạn chế mức nhiệt tăng dài hạn ở mức 1,5 độ C. Đây được coi là yếu tố quan trọng để tránh những tác động tai hại nhất của biến đổi khí hậu.

Theo cơ quan khí hậu của EU, giới hạn mức tăng nhiệt đó gần đây đã bị phá vỡ kể từ tháng 2 năm 2023 đến tháng 1 năm 2024.

Theo BBC
Cựu Tổng thống Mỹ Donald Trump (trái) và Phó Tổng thống Kamala Harris đang chạy đua với thời gian. Ảnh: ABC.
Cuộc đua sít sao trước thềm ngày bầu cử Mỹ
(Ngày Nay) - Trước thềm ngày bầu cử Tổng thống Mỹ 2024 (5/11), hai ứng cử viên của đảng Dân chủ và đảng Cộng hòa đang chạy đua với thời gian nhằm kêu gọi sự ủng hộ của các nhóm cử tri chưa đưa ra quyết định, trong bối cảnh cuộc đua vào Nhà Trắng vẫn rất sít sao.
Khai thác chất liệu truyền thống dân tộc: Xu hướng sáng tác của nghệ thuật múa đương đại
Khai thác chất liệu truyền thống dân tộc: Xu hướng sáng tác của nghệ thuật múa đương đại
(Ngày Nay) - Cùng với các loại hình nghệ thuật khác, nghệ thuật múa Việt Nam đang tạo dấu ấn với công chúng trong việc khai thác những chất liệu truyền thống vào các tác phẩm, vừa giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc, vừa mang hơi thở cuộc sống đương đại vào các tác phẩm, tạo nên bản sắc của múa Việt trước thế giới.