Tác động tích cực của việc học bán trú tại Síp

0:00 / 0:00
0:00
(Ngày Nay) - Kết quả đánh giá về sáng kiến trường học cả ngày (bán trú) tại cấp trung học cơ sở đa văn hóa ở Síp cho thấy rằng việc kéo dài thời gian học với các hoạt động được thiết kế phù hợp không chỉ cải thiện thành tích học tập mà còn nâng cao phúc lợi của học sinh.
Tác động tích cực của việc học bán trú tại Síp

Từ ngày 10-14/3/2025, UNESCO đã tiến hành đánh giá sáng kiến thí điểm này. Đây là một phần trong hỗ trợ của Liên minh Châu Âu thông qua Công cụ Hỗ trợ Kỹ thuật (TSI) dành cho Síp, phối hợp với UNESCO. Mục tiêu của hỗ trợ này là xây dựng khung hoạt động để triển khai mô hình trường học cả ngày (bán trú) ở cấp trung học cơ sở.

Trước đây, các trường học tại Síp hoạt động theo lịch trình buổi sáng, từ 7:30 đến 13:35 mà không có bữa trưa tại trường. Từ tháng 11/2024, một chương trình học buổi chiều tự chọn đã được thí điểm tại trường Agios Demetios, kéo dài thời gian học đến 16:30 và cung cấp bữa trưa cho học sinh.

Buổi học chiều bao gồm hỗ trợ làm bài tập môn tiếng Hy Lạp và toán, rèn luyện kỹ năng sống và các hoạt động sáng tạo nhằm nâng cao trải nghiệm học tập của học sinh. Nhiều em đến từ gia đình không nói tiếng Hy Lạp và có hoàn cảnh kinh tế khó khăn.

Tác động tích cực của việc học bán trú tại Síp ảnh 1

Nâng cao kết quả học tập và kỹ năng xã hội

Các cuộc phỏng vấn với học sinh, giáo viên, phụ huynh và hiệu trưởng cho thấy sáng kiến này mang lại giá trị rõ rệt, đặc biệt là trong việc cải thiện kết quả học tập. Một giáo viên dạy tiếng Hy Lạp vào buổi sáng nhận xét: "Từ khi có chương trình buổi chiều, tôi nhận thấy một số học sinh tiến bộ vượt bậc trong việc hiểu tiếng Hy Lạp, điều này giúp các em học tốt hơn ở tất cả các môn học."

Không chỉ cải thiện thành tích học tập, chương trình còn giúp phát triển kỹ năng xã hội và cảm xúc của học sinh. Những em từng dành cả buổi chiều ở nhà một mình, phụ thuộc vào màn hình để giải trí, nay được tham gia các hoạt động có tổ chức, khuyến khích làm việc nhóm, sáng tạo và thể hiện bản thân.

Các giáo viên nhận thấy học sinh tham gia tích cực hơn. Một giáo viên dạy kịch chia sẻ: "Ban đầu, nhiều học sinh còn ngại ngùng. Nhưng bây giờ, tôi thấy sự thay đổi lớn trong cách các em tương tác, tin tưởng thầy cô, bạn bè và thể hiện bản thân. Trong lớp học của tôi, các em có thời gian và không gian để hiểu và xử lý cảm xúc của mình."

Giải pháp thiết thực cho phụ huynh và học sinh

Nhiều phụ huynh đánh giá cao chương trình vì giúp con họ tiếp cận hỗ trợ học tập trong một môi trường an toàn, thay thế hợp lý cho các lớp học thêm tư nhân vốn phổ biến nhưng tốn kém tại Síp. Một phụ huynh bày tỏ: "Chương trình này thực sự cứu cánh cho gia đình tôi. Nó giúp con tôi làm bài tập, giữ các cháu bận rộn và đảm bảo chúng ở nơi an toàn trong khi tôi lo việc nhà và chăm sóc các con nhỏ hơn."

Tác động tích cực của việc học bán trú tại Síp ảnh 2

Học sinh cũng ngày càng yêu thích chương trình. Một em nhỏ chia sẻ: "Đôi khi em cũng thấy mệt, nhưng không sao. Ở nhà em chẳng làm gì ngoài chơi điện thoại. Em thích ở lại trường để tham gia các hoạt động sáng tạo. Năm sau em vẫn muốn tham gia chương trình buổi chiều!"

Với sự ủng hộ ngày càng lớn từ giáo viên, phụ huynh và học sinh, sáng kiến trường học bán trú đang trở thành một bước tiến ý nghĩa trong hệ thống giáo dục của Síp.

Theo UNESCO
Bình luận
Tác phẩm “Chợ hoa Tết Hàng Lược”. Ảnh: Minh Ngọc
Triển lãm 75 tác phẩm tranh cắt vải độc đáo
(Ngày Nay) - Triển lãm giới thiệu 75 tác phẩm tranh cắt vải - kết quả của 45 năm miệt mài lao động, đi qua nhiều vùng miền trên mảnh đất hình chữ S của hoạ sỹ Trần Thanh Thục.
Phát động chương trình trồng 1 triệu cây xanh cho Trường Sa
Phát động chương trình trồng 1 triệu cây xanh cho Trường Sa
(Ngày Nay) -HiGreen Trường Sa – chương trình do Ngân hàng Quân đội MB và Quân chủng Hải quân chung tay khởi xướng – hướng tới mục tiêu trồng mới một triệu cây xanh trên huyện đảo Trường Sa, tỉnh Khánh Hòa được phát động chính thức chiều nay, 02/04/2025.
Infographic về Liên minh Nghị viện thế giới
Infographic về Liên minh Nghị viện thế giới
(Ngày Nay) - Được thành lập năm 1889 tại Paris và có trụ sở tại Geneva, Thụy Sĩ, Liên minh Nghị viện thế giới (Inter-parliamentary Union - IPU) là một tổ chức quốc tế tập hợp nghị viện các quốc gia có chủ quyền.