Ba cái đồng hồ của ông Park

0:00 / 0:00
0:00
(Ngày Nay) - Năm 2018, tôi từng viết về cái đồng hồ của ông Park. Đó là buổi giao lưu trực tuyến đầu tiên của ông sau khi trở về từ kỳ tích Thường Châu, tôi là người may mắn được đặt câu hỏi.
Ba cái đồng hồ của ông Park

Câu đầu tiên tôi hỏi, khi camera còn đang chuẩn bị, là đồng hồ ông đang đeo là loại gì, vì tôi không thể tìm được nó trong bất kỳ quyển catalog nào. Tôi đã nhìn thấy nó từ các trận vòng bảng, và rất ngạc nhiên khi ông già này lại đeo một chiếc đồng hồ màu bạc có gắn đá trắng - nó có vẻ không hợp với ông lắm. Nó có thể chứa đựng một câu chuyện gì đó.

Park Hang-seo đã trả lời tôi rằng đó là chiếc mà một hãng đồng hồ Thụy Sĩ tặng ông và Guus Hiddink sau vòng chung kết World Cup 2002, và ông vẫn giữ nó đến hôm nay. À, nó là một dấu mốc của cuộc đời, và ông Park là người trân trọng kỷ niệm. Cái đồng hồ đó thực sự có một câu chuyện ý nghĩa đằng sau.

Ông vẫn đeo chiếc Hublot (tôi nghĩ là Hublot) gắn đá trắng đó đến trận chung kết AFF Cup 2018.

Nhưng một thời gian sau, thỉnh thoảng người ta thấy ông Park Hang-seo đeo một chiếc đồng hồ thể thao. Dân buôn thủ đô ngay lập tức nhận ra cơ hội và nhập hàng về. Đó là một cái Casio vô danh hơn cả vô danh, thậm chí còn chẳng phải G-Shock.

Thường thì HLV không phải đeo đồng hồ điện tử. Đằng nào cũng có dụng cụ bấm giờ chuyên nghiệp. Ở Premier League, chỉ có mỗi ông HLV của Huddlersfield trước khi xuống hạng năm kia là đeo Casio G-Shock. Quãng thời gian sau AFF Cup 2018 cũng là một thời gian ông Park đối mặt với nhiều áp lực. Có lẽ đó là lúc mà ông đã kịp nhận ra Việt Nam có bao nhiêu HLV trưởng đội tuyển quốc gia. Khoảng 3 triệu. Ông bị cật vấn sao lại gọi cầu thủ này cầu thủ kia, và "3 triệu người" là cách ông mô tả về số lượng phóng viên Việt Nam. "Tôi không biết các bạn có bao nhiêu phóng viên, 3.000 hay 3 triệu?".

Có thể cái Hublot có vấn đề gì đó, phải thay, và thứ duy nhất cần rút ra từ cái Casio vẫn là một thông tin cũ: ông Park là người giản dị. Thế thôi, không cần suy diễn.

Nhưng tôi vẫn thích tự gắn cái Casio trước thềm SEA Games 2019 vào một giai đoạn của sự nghiệp ông Park. Trong những ngày ấy, vị HLV chuyển từ Hublot sang đeo đồng hồ điện tử. Những ngày tháng ấy mang một thứ áp lực rất khác so với 17 năm đeo đồng hồ cơ trước kia của ông.

Chiếc đồng hồ thứ ba mà ông Park đeo trong thời gian làm HLV trưởng đội tuyển, là một cái Samsung Watch. Đoạn này thì không cần suy diễn nhiều, một người Hàn Quốc nổi tiếng ở Việt Nam đeo một chiếc đồng hồ thương hiệu Hàn Quốc nổi tiếng thế giới, "thương hiệu mà ông là đại sứ hình ảnh". Ông đã đeo nó đến tận gần đây, khi quyết định sẽ chia tay đội tuyển Việt Nam.

Cái đồng hồ này, nếu phải đúc rút gì đó, thì nó chỉ nói lên một điều mà thật ra chúng ta cũng biết rồi, ông Park là người thực tế. Sau những kỳ tích được phong thánh, ông đã kiếm tiền một cách chân thành và cặm cụi như bao người.

Năm năm tôi quan sát đồng hồ của ông Park, và có một cuộc chuyển dịch diễn ra, từ chiếc đồng hồ kỷ niệm thiêng liêng của World Cup 2002, cho đến chiếc smartwatch giá mấy triệu của nhãn hàng đến từ xứ sở Kim chi. Từ Z đến A. Từ câu chuyện sâu sắc đến một lý lẽ quá giản đơn. Và hôm qua khi ông Park quyết định chia tay đội tuyển, tôi bỗng như nhận được một thông điệp nhẹ nhàng từ ông già U70 đó. Cá nhân tôi thôi nhé, không phải bài học gì cho các bạn đâu. Nhưng chỉ ba năm trước, nếu nghĩ về cái Samsung Watch đấy tôi sẽ cảm thấy thất vọng: ở chỗ đáng ra phải là một câu chuyện sâu sắc, câu chuyện được tán thưởng, nâng lên hàng biểu tượng, thì giờ lại là một thứ quá đỗi thực tế.

Nhưng giờ tôi lại không thấy thất vọng nữa, chính tôi giờ cũng nhận ra một điều.

Rằng cuộc sống vận hành bằng những lý lẽ giản đơn, hay ít nhất là cuộc sống của những người thực tế sẽ vận hành bằng những lý lẽ giản đơn. Chứ không phải vỏ bọc ý nghĩa so deep chúng ta thích trang hoàng lên mọi thứ. Ngay cả quyết định chia tay đội tuyển cũng thế, có lẽ đến từ lý lẽ giản đơn của một người thực tế.

Tác phẩm có tên “Comedian” của nghệ sĩ người Italy Maurizio Cattelan ra mắt lần đầu năm 2019 tại triển lãm Art Basel ở Miami Beach, đã gây tranh cãi về việc có thể được coi là nghệ thuật hay không. Ảnh: AP
6,2 triệu USD cho quả chuối dán tường
(Ngày Nay) - 6,2 triệu USD là mức giá vừa được trả cho một tác phẩm nghệ thuật gây tranh cãi, một quả chuối tươi dán lên tường bằng băng dính bạc. Tác phẩm được đưa ra trong một cuộc bán đấu giá của Sotheby’s ở New York, Mỹ.
Quang cảnh Hội nghị.
Sản phẩm từ các ngành công nghiệp văn hóa tạo nên hiệu ứng du lịch
(Ngày Nay) - Ngày 21/11, tại thành phố Đà Nẵng, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch chủ trì, phối hợp với các cơ quan, đơn vị liên quan tổ chức Hội nghị triển khai Chỉ thị 30/CT-TTg, ngày 29/8/2024 của Thủ tướng Chính phủ về phát triển các ngành công nghiệp văn hóa Việt Nam (Chỉ thị số 30).