Hàng năm vào đêm ngày 11, rạng sáng ngày 12 âm lịch lễ hội độc đáo có một không hai với tên gọi Linh tinh tình phộc lại được diễn ra tại miếu Trò làng Trám (còn có tên là miếu Đụ Đị) thuộc xã Tứ Xã, huyện Lâm Thao (Phú Thọ), theo báo Dân Việt.
Lễ hội thu hút sự chú ý của người dân địa phương. Ảnh: Dân Việt
Các cụ cao niên trong làng cho hay, ngôi miếu này thờ bà Ngô Thị Thanh - người có công dạy dân làng múa hát, chơi trò chơi và làm lễ hội. Chính bởi những trò chơi rất “khác biệt” nên người dân gọi bà là “bà Đụ Đị” cái tên mang ý nghĩa phồn thực.
Hai linh vậy "Nõ" và "Nường". Ảnh: Dân Việt |
Phần chính của lễ hội là vào 00h đêm ngày 11, cụ chủ tế sẽ mang hai lễ vật là nõ và nường (vật tượng trưng cho sinh thực khí nam nữ) làm lễ tế, bắt đầu buổi "lễ Mật". Sau đó, Cụ chủ tế sẽ đưa Nõ và Nường cho đôi nam nữ đại diện cho dân làng cầm nõ và nường và thực hiện nghi thức.
Khi chủ tế yêu cầu tắt đèn, hô lên cũng là lúc hai linh vật giao kết và ước vọng cho mùa màng bội thu. Tổng cộng ba lần như thế trong đêm tối, chủ tế nghe cạch đủ ba tiếng thì cho mở đèn trở lại, phút ấy gọi là phút thiêng. Xong xuôi mọi người đạp chiêng trống để mừng và kính cáo với thần linh, thiên địa biết "lễ Mật" đã thành công trong tiếng vỗ tay của dân làng. Đây là là lễ hội ngoài ý nghĩa cầu cho mùa màng tốt tươi, thì còn mang ý nghĩa cầu mong cho nòi giống sinh sôi, nảy nở.
Nhiều người trêu nhưng quen dần
Trong Lễ hội “Linh tinh tình phộc” năm 2018, vợ chồng anh Chử Đức Chiến (SN 1978) và chị Bùi Thị Thanh Huyền (SN 1990) tiếp tục được người dân địa phương “tín nhiệm” chọn làm người thực hiện nghi thức “tình phộc” trong Lễ Mật.
Trước đó, trong hai năm 2016, 2017, vợ chồng anh Chiến đều thực hiện nghi thức “tình phộc” trúng cả 3 lần.
Trước vài giờ vào làm lễ, anh Chiến và chị Huyền vẫn chưa hết ngại ngùng khi đề cập đến chuyện bản thân được chọn “làm chuyện ấy” trong đêm đặc biệt của dân làng.
Chị Huyền nhận linh vật để chuẩn bị làm lễ. Ảnh: Zing |
Theo anh Chiến, bản thân vợ chồng anh dù đã có hai năm trước được “đề cử” và thực hiện thuần thục nhưng đến khi nhận được thông tin mình được chọn tiếp vẫn chưa hết ngại ngùng, nhưng vì dân làng chọn và niềm tự hào cho gia đình, vợ chồng anh chị vui vẻ nhận lời và mong muốn làm tròn trách nhiệm người dân giao.
Theo anh Chiến, để hoàn thành nhiệm vụ được dân giao, vợ chồng anh đã phải “khổ luyện” làm sao cho thật hợp nhịp trong các thao tác “giao ban” tượng trưng với hai vật nõ và nường tác động ăn nhịp với nhau.
“Thực hiện nghi thức và cầm linh vật trong Lễ Mật mỗi năm chỉ có 1 lần và chỉ có 3 nhịp thôi nên khi chỉ có hai vợ chồng, chúng tôi đã cầm những đồ tượng trưng gần giống linh vật như dùi trống,... tập với nhau. Chúng tôi tập để hợp nhịp cho khớp với tiếng hô của chủ lễ”, anh Chiến nói.
Theo anh Chiến, các môn thể thao như bóng chuyền, bóng rổ,... người ta cũng phải tập luyện nên để tránh bị trượt, hai vợ chồng anh cũng tập duyệt kỹ trước khi thực hiện nghi thức quan trọng.
Hiện nay, vẫn có người trêu hai vợ chồng thực hiện nghi thức “tình phộc” hoặc khi anh bán hàng ăn ở trên Bãi Bằng (Phú Thọ) cũng có người trêu nhưng hai vợ chồng quen rồi nên không ngại.
“Nhiều người vào cửa hàng ăn của tôi nhận ra hai vợ chồng trên báo cũng trêu đùa. Tuy nhiên, đây là lễ hội phồn thực, những người biết đều hiểu chỉ có một số người tò mò, không biết, không hiểu mới nghĩ khác hoặc hỏi hai vợ chồng về nhà có như vậy không”, anh Chiến cười nói.
Anh Chiến chia sẻ thêm, hai vợ chồng anh thực hiện nghi thức “tình phộc” trogn miếu Trò, nhưng anh vẫn phải che chở cho vợ mình bởi khi ấy đèn tắt, đề phòng một có một số bàn tay... thò vào trong, theo báo Công an TP HCM.
Tổng hợp