Huế: Cộng đồng mạng gom tiền giải cứu một cá thể khỉ đuôi lợn

(Ngày Nay) - Anh Trần Văn Sơn - Hội trưởng Hội Cứu trợ Pet Huế, cho biết khi phát hiện con khỉ này bị người dân rao bán đã kêu gọi cộng đồng góp tiền để chuộc lại, sau đó giao nộp cho cơ quan chức năng.
Hạt Kiểm lâm TP.Huế tiếp nhận cá thể khỉ đuôi lợn. Ảnh: Dân Việt
Hạt Kiểm lâm TP.Huế tiếp nhận cá thể khỉ đuôi lợn. Ảnh: Dân Việt

Vào chiều ngày 9/9, Hạt Kiểm lâm TP.Huế (Thừa Thiên- Huế) tiếp nhận một cá thể khỉ đuôi lợn quý hiếm từ đại diện Hội cứu trợ Pet Huế. Sau khi tiếp nhận, phía Hạt Kiểm lâm TP.Huế sẽ tiến hành thả cá thể khỉ này về với môi trường tự nhiên phù hợp, báo Dân Việt đưa tin.

Cá thể khỉ đuôi lợn được bàn giao nặng 7 kg, có đặc điểm lông màu nâu nhạt, đỉnh đầu dẹt với màu lông nâu đậm, đuôi gần giống đuôi lợn.

Huế: Cộng đồng mạng gom tiền giải cứu một cá thể khỉ đuôi lợn ảnh 1

Cá thể khỉ đuôi lợn được giải cứu thành công. Ảnh: VTC News

Trước đó, anh Trần Văn Sơn - Hội trưởng Hội Cứu trợ Pet Huế vào mạng xã hội và thấy một tài khoản rao bán con khỉ đuôi lợn nói trên ở đường Minh Mạng (TP Huế). 

Anh Sơn đã kêu gọi các thành viên trong Hội Cứu trợ Pet Huế góp tiền để giải cứu con khỉ nói trên để giao lại cho kiểm lâm thả về tự nhiên. 

Chiều cùng ngày, sau khi mua lại con khỉ, anh Sơn đã đại diện các thành viên của Hội Cứu trợ Pet Huế giao cho Hạt kiểm lâm TP Huế, theo báo VTC News.

Tổng hợp


Tiêm vaccine phòng bệnh đậu mùa khỉ. Ảnh: THX/TTXVN
WHO phê duyệt vaccine phòng bệnh đậu mùa khỉ thứ hai
(Ngày Nay) - Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) tuyên bố việc cấp phép sử dụng khẩn cấp vaccine LC16m8 nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho việc tiếp cận vaccine kịp thời tại các cộng đồng đang bùng phát dịch đậu mùa khỉ.
Bão Beryl là cơn bão cấp 5 đầu tiên hình thành vào tháng 6 khi bắt đầu mùa bão Đại Tây Dương. Ảnh: Nasa
Nguyên nhân đẩy nhanh tốc độ gió bão Đại Tây Dương năm 2024
(Ngày Nay) - Viện nghiên cứu Climate Central công bố một công trình cho thấy nhiệt độ đại dương ấm lên do con người gây ra đã làm tăng tốc độ gió tối đa của mọi cơn bão Đại Tây Dương trong năm 2024. Điều này phản ánh cách thức mà biến đổi khí hậu đang khuếch đại sức mạnh hủy diệt của các cơn bão.
Núi lửa Lewotobi Laki-Laki ở Đông Flores, tỉnh Đông Nusa Tenggara, Indonesia, phun trào ngày 8/11/2024. Ảnh: THX/TTXVN
Indonesia cảnh báo nguy cơ lũ dung nham lạnh gần núi lửa Lewotobi
(Ngày Nay) - Ngày 20/11, giới chức Indonesia cho biết núi lửa Lewotobi Laki-laki tiếp tục hoạt động mạnh khiến 3 ngôi làng trong khu vực Đông Flores, tỉnh Đông Nusa Tenggara có nguy cơ cao phải hứng chịu lũ dung nham lạnh từ các con sông bắt nguồn từ đỉnh núi trên. Các ngôi làng này nằm trong bán kính 7 km tính từ miệng núi lửa.