Vụ vỡ đập đã được báo trước

Nguyên nhân vỡ đê, theo báo cáo của Công ty DAP số 2, vị trí thân đê bị vỡ đã có hiện tượng thấm do lớp vải địa kỹ thuật lót đáy bị hở tại các mối nối. Nước thấm ra thời gian dài làm cho bờ đê bị yếu dần.

Hiện trường vụ vỡ đập hồ chứa quặng thải.
Hiện trường vụ vỡ đập hồ chứa quặng thải.

Vỡ thân đê vì lỗi kỹ thuật?

Bộ Công Thương cho biết, khoảng 12h5 ngày 7 tháng 9 năm 2018, tại Công ty Cổ phần DAP số 2-Vinachem (khu công nghiệp  Tằng Loỏng, huyện Bảo Thắng, Lào Cai) xảy ra sự cố vỡ đê bao bãi chứa bã thải gyps khiến hàng nghìn mét khối nước thải, chất thải nguy hại tràn ra môi trường và tràn vào hàng chục hộ dân thị trấn Tằng Loỏng và xã Phú Nhuận (huyện Bảo Thắng).

Theo thông tin ban đầu, do mưa lớn kéo dài, nước trong hồ thải dâng cao, trong khi hệ thống bờ bao không đảm bảo an toàn nên bị vỡ, khiến hàng nghìn mét khối nước thải, chất thải chứa chất độc hại chảy tràn ra Tỉnh lộ 151. Bùn thải sau đó chảy vào các thôn Phú Hà 1, 2 (xã Phú Nhuận) và tổ dân phố số 7, thị trấn Tằng Loỏng, huyện Bảo Thắng làm 39 hộ dân bị ảnh hưởng, thiệt hại rất lớn đến tài sản của người dân trong vùng.

Theo Bộ Công Thương, báo cáo ban đầu cho thấy từ khoảng 9h ngày 7/9/2018, công ty đã phát hiện thân đê bị rò rỉ lớn và đã huy động lực lượng đến ứng phó. Tuy nhiên, đến 12h5, điểm rò rỉ bị bục dẫn đến khoảng 45 m cánh trái đê bao đã bị vỡ, ước tính khoảng 40.000 m3 nước róc từ bã thải Gyps trong bãi thải đã tràn ra ngoài, chảy qua đường tỉnh lộ 151 về suối Mã Ngan. Dòng nước đã cuốn trôi một phần nhà và đồ dùng của 2 hộ dân và ảnh hưởng đến khoảng 35 hộ dân nằm dọc hai bên đường tỉnh lộ 151. Hiện cánh đê bên phải và một phần nước thải vẫn đang an toàn.

Nguyên nhân vỡ đê, theo báo cáo của Công ty DAP số 2, vị trí thân đê bị vỡ đã có hiện tượng thấm do lớp vải địa kỹ thuật lót đáy bị hở tại các mối nối. Nước thấm ra thời gian dài làm cho bờ đê bị yếu dần. Bản thân Công ty DAP số 2 đã nhận biết được những vị trí bị thấm dò và đã lập dự án xây dựng một hồ chứa khoảng 100.000 m3 tại khu vực bên cạnh, đang trong giai đoạn tìm hiểu các thủ tục về đánh giá tác động môi trường cho dự án.

Trước đó, từ ngày 2/9 đến 5/9, khu vực huyện Bảo Thắng có mưa lớn, mực nước trong thân đê dâng cao bất thường, tăng khoảng 80 cm so với bình thường, làm tăng áp lực, xuất hiện vết nứt và quá sức tải của đập, dẫn đến vỡ một phần thân đập.

Vụ vỡ đập đã được báo trước ảnh 1

Hiện trường vụ vỡ đập hồ chứa quặng thải.

Khẩn trương đền bù cho các hộ dân

Tại cuộc họp với lãnh đạo Tập đoàn Hóa chất Việt Nam (Vinachem), lãnh đạo UBND tỉnh Lào Cai đã chỉ đạo các lực lượng chức năng phối hợp với lực lượng cứu hộ của DAP và một số doanh nghiệp khu vực lân cận để bảo vệ hiện trường, hỗ trợ di dời người và tài sản đến khu vực an toàn. Trước mắt hỗ trợ ngay 2 triệu đồng cho 35 hộ dân bị ảnh hưởng.

UBND tỉnh Lào Cai cũng yêu cầu Tập đoàn Hóa chất Việt Nam chỉ đạo, rà soát hệ thống đê, đập của bãi chứa gyps; khẩn trương xây dựng phương án gia cố thân đập, xây dựng hồ điều hòa, xem xét lại thiết kế, kết cấu thân đập để đảm bảo an toàn bãi thải gyps. Tập đoàn cũng phải làm việc với Bộ Tài nguyên và Môi trường và Bộ, ngành liên quan về việc bổ sung Báo cáo Đánh giá tác động môi trường đối với khu vực bãi thải gyps, trong đó có công trình hồ chứa nước róc với sức chứa khoảng 100.000 m3.

Về khắc phục hậu quả của vụ vỡ đập, Chủ tịch Vinachem, ông Nguyễn Phú Cường cho biết, tập đoàn đã yêu cầu Công ty Cổ phần DAP số 2 thực hiện đền bù cho các hộ dân ảnh hưởng bởi sự cố vỡ bờ bao hồ chứa quặng thải Nhà máy DAP số 2 và phối hợp với chính quyền địa phương di chuyển 10 hộ dân ở ven suối bị ảnh hưởng trực tiếp ra khỏi nơi nguy hiểm. Những hộ bị ảnh hưởng còn lại sẽ giải quyết trong thời gian tới.

Theo ông Cường, tập đoàn cũng đã yêu cầu Công ty Cổ phần DAP số 2 đánh giá lại toàn bộ chất lượng bờ bao, thực hiện ngay phương án kéo nước vào trong lòng hồ chứa và thiết kế một hồ chứa phía trong và xử lý triệt để sự cố, đảm bảo an toàn mới quay lại sản xuất.

Để hỗ trợ người dân tạm thời khắc phục hậu quả sự cố, ổn định cuộc sống, Vinachem cũng đã cử đại diện đến thăm hỏi, động viên và hỗ trợ 39 hộ dân bị ảnh hưởng mỗi hộ 5 triệu đồng. Cùng với đó, Công ty Cổ phần DAP số 2 hỗ trợ mỗi hộ dân 2 triệu đồng.

Ðược biết, hồi cuối tháng 7/2018, UBND tỉnh đã có quyết định xử phạt 150 triệu đồng đối với Công ty Cổ phần DAP số 2 vì “không vận hành đúng quy trình đối với công trình bảo vệ môi trường tại bãi thải đuôi quặng (bãi gyps) của Nhà máy DAP số 2”. UBND tỉnh cũng yêu cầu công ty phải có biện pháp xử lý công trình chắn nước bãi thải này không để nước tràn ra môi trường.
Theo Tiền Phong
Hướng đi mới tăng chiều sâu văn hóa, lịch sử cho lễ hội
Hướng đi mới tăng chiều sâu văn hóa, lịch sử cho lễ hội
(Ngày Nay) - Festival Ninh Bình lần thứ III năm 2024 do UBND tỉnh Ninh Bình tổ chức những ngày qua, đã trở thành tâm điểm trên bình diện văn hóa quốc gia, với chuỗi các hoạt động ấn tượng, nhiều màu sắc, mang đến một cách nhìn, cách tiếp cận mới về lịch sử thông qua ngôn ngữ của thơ văn, âm nhạc và công nghệ.
Bác sĩ Chuyên khoa II Võ Trương Quý, Phó Trưởng Khoa Nội A, Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Thành phố Hồ Chí Minh thăm khám cho bệnh nhân mắc sởi.
Khu vực phía Nam: Trẻ mắc sởi phải nhập viện tăng mạnh
(Ngày Nay) - Liên tục trong những ngày qua, các bệnh viện tuyến cuối tại Thành phố Hồ Chí Minh tiếp nhận nhiều ca trẻ nhập viện do mắc sởi. Bệnh đang lây lan nhanh chóng trong cộng đồng, trong đó nhiều trẻ chưa được tiêm vaccine phòng bệnh hoặc tiêm chưa đủ mũi.
Bảo tồn và phát huy tín ngưỡng thờ Tản viên Sơn Thánh
Bảo tồn và phát huy tín ngưỡng thờ Tản viên Sơn Thánh
(Ngày Nay) - Phát tích từ vùng núi Ba Vì, trấn Sơn Tây xưa, Thủ đô Hà Nội ngày nay, tín ngưỡng thờ Tản Viên Sơn Thánh, vị thánh đứng đầu trong "Tứ bất tử" thể hiện truyền thống uống nước nhớ nguồn, tinh thần đoàn kết cùng ước vọng chinh phục thiên nhiên ngàn đời của người Việt.
Chùa Yên Phú, di sản cổ tự 2.000 năm tuổi ở Hà Nội
Chùa Yên Phú, di sản cổ tự 2.000 năm tuổi ở Hà Nội
(Ngày Nay) - Chùa Yên Phú có tên chữ là Thanh Vân tự, sau đổi thành Khánh Hưng tự - là một trong nhng ngôi chùa cổ nhất Việt Nam. Chùa cách trung tâm Hà Nội 18km về phía Nam, với bề dày lịch sử 2.000 năm và những câu chuyện ly kỳ xung quanh cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng.