Chính sách bữa trưa miễn phí đầy thách thức của Indonesia

0:00 / 0:00
0:00
(Ngày Nay) - Các hãng tín dụng cho biết chương trình trị giá 29 tỷ USD nhằm tài trợ cho bữa ăn của gần 80 triệu trẻ em có thể gây căng thẳng cho ngân sách Indonesia.
Chính sách bữa trưa miễn phí đầy thách thức của Indonesia

Chính sách cung cấp bữa trưa và sữa cho tổng cộng 78,5 triệu học sinh tại khoảng 400.000 trường học trên toàn quốc của Bộ trưởng Quốc phòng Prabowo Subianto đã trở thành tâm điểm trong chiến dịch tranh cử tổng thống của ông vào tháng trước.

Các nhà phân tích tài chính cảnh báo ngân sách của Indonesia sẽ phải chi ra khoảng 29 tỷ USD mỗi năm để duy trì bữa ăn miễn phí.

Kết quả cuối cùng dự kiến sẽ có vào ngày 20/3, nhưng một cuộc kiểm phiếu do Ủy ban Tổng tuyển cử công bố vào ngày 27/2, với khoảng 3/4 số phiếu đã được kiểm, cho thấy ông Prabowo dẫn trước hai đối thủ của mình rất xa, với tỷ lệ phiếu bầu là 58,84%.

Nếu được xác nhận là nhà lãnh đạo tiếp theo của Indonesia, vị tướng 72 tuổi này kỳ vọng chính sách của mình sẽ được triển khai từ cấp mầm non đến trung học cũng như tới 4,4 triệu bà mẹ tương lai.

Hầu hết học sinh Indonesia đều tự mang bữa trưa đến trường hoặc phải bỏ tiền ra mua.

Nhưng các cơ quan xếp hạng tín dụng cho biết chương trình đầy tham vọng của ông Prabowo cho rằng kế hoạch đầy tham vọng này sẽ gây áp lực lớn lên kho bạc của chính phủ và thậm chí có thể vi phạm giới hạn thâm hụt ngân sách do luật quy định ở mức 3% GDP.

Fitch Ratings viết trong báo cáo ngày 20/2: “Chúng tôi tin rằng rủi ro tài chính trung hạn đã tăng lên do một số cam kết trong chiến dịch tranh cử của ông Prabowo, bao gồm chương trình sữa và bữa trưa miễn phí ở trường có thể tiêu tốn khoảng 2% GDP hàng năm”.

Theo đại diện nhóm vận động tranh cử của ông Prabowo, chương trình bữa trưa miễn phí dự kiến kéo dài đến năm 2029 sẽ cần tới 450 nghìn tỷ rupiah (29 tỷ USD) hàng năm. Ngoài ra, chính quyền của ông Prabowo sẽ cần khoản ngân sách từ 100 nghìn tỷ đến 120 nghìn tỷ rupiah cho năm cầm quyền đầu tiên.

Indonesia cũng có một dự án tốn kém khác đang được triển khai mà chính quyền dưới thời ông Prabowo có vẻ sẽ tiếp tục theo đuổi: xây dựng thủ đô mới Nusantara trên đảo Borneo.

Trong khi đó, chính quyền hiện tại của Tổng thống Joko Widodo, người sẽ từ chức vào tháng 10, đã bắt đầu thảo luận về khoản ngân sách tiếp theo của quốc gia, bao gồm cả các chính sách của Prabowo.

Ông Widodo cho biết tại cuộc họp nội các ngày 26/2 rằng đề xuất ngân sách nhà nước năm 2025 phải điều chỉnh cho phù hợp với các chương trình của tân tổng thống và đảm bảo tính liên tục trong công việc của chính quyền hiện tại.

“Các kế hoạch chính sách tài khóa vào năm 2025 là cầu nối để đảm bảo tính liên tục và đáp ứng các chương trình của tổng thống sắp tới”, Tổng thống Widodo nói.

Bộ trưởng Tài chính Sri Mulyani Indrawati cùng ngày cho biết chương trình bữa trưa miễn phí đã được đưa vào tính toán của chính phủ để ước tính tăng trưởng GDP và thâm hụt tài chính năm 2025, đồng thời cho biết thâm hụt ngân sách năm 2025 sẽ ở mức 2,45% đến 2,8% GDP. Thâm hụt ngân sách năm 2023 của Indonesia dừng ở mức 1,65% GDP.

Indonesia đã đạt được mức tăng trưởng kinh tế ổn định khoảng 5% hàng năm, trong khi Ngân hàng Permata dự báo nền kinh tế sẽ tăng trưởng 5,07% trong năm nay và 5,15% vào năm 2025.

Tuy nhiên, Josua Pardede, nhà kinh tế trưởng của ngân hàng Permata, cho biết: "Chính phủ mới sẽ cần phải cải thiện nguồn thu ngân sách cùng với việc tái phân bổ chi tiêu để tăng ngân sách bữa ăn miễn phí sau năm 2025".

Theo Nikkei Asia
Theo Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Di sản Văn hóa và Thiên nhiên thế giới Quần thể Danh thắng Tràng An có vẻ đẹp cảnh quan là các cánh đồng lúa; vì vậy, đề nghị UBND tỉnh Ninh Bình xem xét không thực hiện việc chuyển đổi diện tích đất trồng lúa sang đất khu đô thị để tránh làm ảnh hưởng đến cảnh quan thiên nhiên tạo nên giá trị của di sản.
Yêu cầu tỉnh Ninh Bình không làm ảnh hưởng xấu tới Di sản Tràng An
(Ngày Nay) - Liên quan đến đề xuất “xén” một phần cảnh quan thuộc vùng đệm Di sản Quần thể Danh thắng Tràng An để thực hiện dự án Khu Đô thị Ninh Thắng I của UBND tỉnh Ninh Bình; mới đây Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã có những ý kiến cụ thể, trong đó yêu cầu: không thực hiện chuyển đổi đất nhằm tránh làm ảnh hưởng đến cảnh quan thiên nhiên tạo nên giá trị của di sản.
Lịch sử của linh vật Olympic
Lịch sử của linh vật Olympic
(Ngày Nay) - Trong vòng hơn 50 năm, các vận động viên thi đấu tại Thế vận hội Olympic thường được cổ vũ bởi những linh vật độc đáo và ngộ nghĩnh.
Mối nguy hại tiềm tàng của mực xăm chứa vi khuẩn
Mối nguy hại tiềm tàng của mực xăm chứa vi khuẩn
(Ngày Nay) - Theo nghiên cứu mới của Cục Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Mỹ (FDA), mực xăm hình và mực phun xăm thẩm mỹ được được đóng bao bì kín, trong đó có cả những loại được đánh dấu vô trùng, chứa hàng triệu vi khuẩn có nguy cơ gây bệnh.
UNESCO đồng ý đề xuất bảo tồn và phát triển Di sản thế giới Hoàng thành Thăng Long
UNESCO đồng ý đề xuất bảo tồn và phát triển Di sản thế giới Hoàng thành Thăng Long
(Ngày Nay) - Ngày 24/7, tại Trung tâm Hội nghị Bharat Mandapam ở Thủ đô New Delhi (Ấn Độ), trong khuôn khổ Kỳ họp lần thứ 46, Chủ tịch Ủy ban Di sản thế giới Vishal V. Sharma đã thông qua Quyết định số 46 COM 7B.43, chính thức đồng thuận với các nội dung đề xuất của Việt Nam về định hướng, tầm nhìn nghiên cứu, bảo tồn và phát triển Di sản thế giới Khu trung tâm Hoàng thành Thăng Long.
Chiều 27/8/2014, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng tiếp tục chuyến thăm, làm việc tại Hà Giang nhằm kiểm tra tình hình thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm quốc phòng – an ninh và công tác xây dựng Đảng, xây dựng hệ thống chính trị trên địa bàn tỉnh. Trong ảnh: Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng thăm cán bộ, nhân viên lực lượng liên ngành Cửa khẩu quốc tế Thanh Thủy. Ảnh tư liệu: Trí Dũng
Thực hiện lời dặn dò của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng tại nơi cực Bắc thân yêu của Tổ quốc
(Ngày Nay) - Lời dặn dò của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng “Danh dự là điều thiêng liêng, cao quý nhất” đã trở thành kim chỉ nam để mỗi cán bộ, chiến sĩ Công an nhân dân “tự soi”, “tự sửa”, không ngừng rèn luyện, nâng cao năng lực công tác, ra sức giữ gìn, bảo vệ uy tín, sức mạnh của Đảng, bảo vệ cuộc sống bình yên, hạnh phúc của nhân dân...