Chủ bộ sách giáo khoa Cánh Diều 'lãi đậm' nhờ giá tăng 23%

0:00 / 0:00
0:00
(Ngày Nay) - Xã hội hóa Sách giáo khoa được kỳ vọng sẽ giúp học sinh tiếp cận được sách giá thấp hơn nhưng thực tế diễn ra ngược lại, có cuốn tăng tới 23%. Cùng lúc đó, Công ty VEPIC, chủ bộ sách Cánh diều lãi đậm với doanh thu tăng dựng đứng.
Chủ bộ sách giáo khoa Cánh Diều 'lãi đậm' nhờ giá tăng 23%

Xã hội hóa SGK, giá tăng tới 23%

Sách giáo khoa là một trong những điều quý giá và gần gũi nhất với đời học sinh. Thế hệ trước, sách giáo khoa được nâng niu, gìn giữ “chuyển giao” từ thế hệ trước đến thế hệ sau. Sách trở nên quý giá một phần vì những kiến thức quý báu mà chúng mang trong mình nhưng quan trọng không kém chính là vì các gia đình còn… nghèo khó nên mượn sách là một cách tiết kiệm để học sinh có khả năng đến trường.

Ngày nay, đời sống được nâng cao nhưng không có nghĩa ngân sách dành cho sách giáo khoa hết trở thành một áp lực cho phụ huynh. Giá sách giáo khoa quan trọng đến mức thường xuyên được đưa ra thảo luận trong các kỳ họp Quốc hội.

Mỗi năm, mỗi gia đình phải chi tối thiểu hàng trăm ngàn đồng cho mỗi bộ sách giáo khoa. Với không ít phụ huynh, đây là con số không hề nhỏ. Vì vậy, xã hội hóa sách giáo khoa được kỳ vọng mang đến một trong những hiệu quả quan trọng. Đó là giảm giá để bớt gánh nặng cho phụ huynh.

Hiện tại, sau khi thực hiện xã hội hóa, giá sách không những không giảm mà còn… tăng, tăng từ 6% tới 23% mỗi đầu sách. Bộ sách Cánh diều của Công ty cổ phần Đầu tư Xuất bản - Thiết bị Giáo dục Việt Nam (VEPIC) được chọn rất nhiều và có mức giá chênh rất cao.

Ví dụ, bộ bộ sách lớp 7 Tri thức với cuộc sống của bộ Cánh diều có giá 255.000 đồng, cao hơn bộ sách của Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam tới 47.000 đồng, tương đương 23%, còn bộ sách Kết nối tri thức với cuộc sống (max) của Cánh diều cao hơn 19%,…

Ông Ngô Trần Ái, Chủ tịch HĐQT Công ty VEPIC đã chỉ ra những nguyên nhân khiến giá sách của bộ Cánh diều cao hơn thông thường. Một trong những nguyên nhân được chỉ ra là khổ sách to hơn, chất lượng giấy tốt hơn.

Chủ bộ sách giáo khoa Cánh Diều 'lãi đậm' nhờ giá tăng 23% ảnh 1

VEPIC doanh thu tăng dựng đứng, lợi nhuận chót vót

VEPIC là chủ đầu tư của Cánh diều, bộ sách đã từng bị chỉ ra nhiều sai sót lớn. Trong một kỳ họp Quốc hội diễn ra năm 2020, ông Phan Thanh Bình, Chủ nhiệm Ủy ban giáo dục Thanh thiếu niên, Nhi đồng của Quốc hội khẳng định bộ sách giáo khoa Cánh diều đang có những hạt sạn.

Ví dụ, một trong những hạt sạn được báo chí chỉ ra trong bộ sách Tiếng Việt 1 Cánh diều là nhiều chỗ sử dụng ngôn ngữ địa phương, không mang tính phổ thông, gây khó hiểu cho học sinh, thậm chí giáo viên cũng thấy rất khó để giải thích cho các em học sinh hiểu được nghĩa của câu. Thậm chí, sau khi chỉnh lý, tái bản, nhiều cuốn trong bộ sách Cánh diều vẫn có nhiều sai sót, có sai sót không thể sửa được.

Cho đến nay, Cánh diều vẫn là một trong những bộ sách giáo khoa được sử dụng nhiều nhất, đồng nghĩa lượng tiêu thụ cao chót vót. Điều này được thể hiện qua con số doanh thu và lợi nhuận tăng chóng mặt của Công ty VEPIC.

Cụ thể, VEPIC có thời kỳ dài doanh thu èo uột và thua lỗ triền miên. Từ năm 2017 đến 2019, doanh thu công ty chỉ đạt 5,8 tỷ đồng, 5 tỷ đồng và 4,1 tỷ đồng. Đồng thời, công ty thua lỗ triền miên với các khoản lỗ lần lượt 1,6 tỷ đồng, 10,4 tỷ đồng và 14,4 tỷ đồng.

Thế nhưng, dù 2020 là năm bộ sách Cánh diều bị phê bình nhiều trên mặt báo vì hàng loạt sai sót, công ty vẫn ghi nhận doanh thu tăng dựng đứng, tăng gần 184 tỷ đồng, tương ứng 4.485% so với năm 2019. Đồng thời, công ty thoát lỗ và đạt lợi nhuận 22,5 tỷ đồng.

Bước sang năm 2021, doanh thu công ty lại tăng mạnh lên 317 tỷ đồng, lợi nhuận đạt 29,6 tỷ đồng. Có thể thấy, sau 5 năm, doanh thu của ông chủ bộ sách Cánh diều tăng 311 tỷ đồng, tương đương 5.183%.

Hiểu đúng về việc xã hội hoá SGK

Tại nghị trường Quốc hội, TS Lưu Bình Nhưỡng, Đại biểu Quốc hội khóa XIV, Phó Trưởng ban Dân nguyện Quốc hội gay gắt bình luận: “Chúng ta thực hiện xã hội hóa là để có sách giáo khoa tốt hơn, rẻ hơn cho học sinh và giảm chi phí xã hội, nhất là trong bối cảnh hiện nay chứ không phải cho phép mô hình này hoạt động là để tăng lợi nhuận cho doanh nghiệp tư nhân, lợi nhuận lớn hơn cho cổ đông tham gia góp vốn và làm khó cho phụ huynh, học sinh. Đặc biệt, lĩnh vực giáo dục phổ thông không thể tạo ra các yếu tố gây bất ổn xã hội”.

TS Lưu Bình Nhưỡng đặt câu hỏi: “Tại sao lại có chuyện xã hội hóa mà sách của tư nhân lại đắt hơn sách của Nhà nước?

Phải chăng vấn đề quản lý về giá, chất lượng sách xã hội hóa chưa chặt chẽ, chưa toàn diện như đang áp dụng với doanh nghiệp Nhà nước? Trách nhiệm với xã hội, với ngành giáo dục của SGK xã hội hóa là như thế nào? Tôi kiến nghị cần phải giám sát nghiêm túc để có giải pháp phù hợp”.

Dùng AI để dự đoán chính xác hơn nguồn gốc các khối u
Dùng AI để dự đoán chính xác hơn nguồn gốc các khối u
(Ngày Nay) - Một nhóm các nhà khoa học Trung Quốc đã thiết kế một công cụ sử dụng trí tuệ nhân tạo (AI) dự đoán nguồn gốc của các khối u khó xác định với độ chính xác ngang bằng hoặc thậm chí vượt qua khả năng phán đoán của các nhà bệnh lý học.
Lên Tinder để tìm việc
Lên Tinder để tìm việc
(Ngày Nay) - Đối mặt với tỷ lệ thất nghiệp cao và sự cạnh tranh khốc liệt, một bộ phận giới trẻ tại Trung Quốc đang sử dụng Tinder và các ứng dụng hẹn hò khác như một công cụ tìm kiếm cơ hội việc làm.
Tạo hành lang pháp lý cho ứng dụng trợ lý ảo phát triển
Tạo hành lang pháp lý cho ứng dụng trợ lý ảo phát triển
(Ngày Nay) - Theo ông Nguyễn Phú Tiến, Phó Cục trưởng Cục Chuyển đổi số Quốc gia (Bộ Thông tin và Truyền thông), tiến trình nghiên cứu quy định pháp lý liên quan đến trợ lý ảo nói riêng và các ứng dụng trí tuệ nhân tạo (AI) nói chung tại Việt Nam đã và đang tiến hành tích cực.
Không giữ giới có năm điều suy hao
Không giữ giới có năm điều suy hao
(Ngày Nay) - Sống ở đời ai cũng mong muốn gia đạo bình an, sự nghiệp ổn định và phát triển. Tuy vậy, không nhiều người biết rằng nền tảng của những mong ước thiện lành đó chính là phước đức.
Đức Phật và những di huấn sau cùng
Đức Phật và những di huấn sau cùng
(Ngày Nay) - Theo kinh Đại bát Niết-bàn (Trường bộ kinh), trước lúc viên tịch, Thế Tôn an cư mùa mưa tại Baluvā, bị bệnh trầm trọng, rất đau đớn. Nhưng Ngài giữ tâm chánh niệm, tỉnh giác, chịu đựng cơn đau ấy, không một chút ta thán.
Người xuất gia cần tránh những cơ hiềm, tổn hại cho đạo
Người xuất gia cần tránh những cơ hiềm, tổn hại cho đạo
(Ngày Nay) - Người tu không nên bất cẩn, mà phải luôn quan tâm đến cơ hiềm của thế gian, tránh để người đời đánh mất niềm tin vào Tam bảo. Phật dạy: “Luôn luôn tự thức tỉnh và tự dò xét, không để lầm lỗi có thể có được, như thế là trong Chánh pháp của Như Lai, người ấy có khả năng thực hiện giải thoát”.
Bảy pháp tôn kính làm cho Chánh pháp tăng trưởng
Bảy pháp tôn kính làm cho Chánh pháp tăng trưởng
(Ngày Nay) - Tôn kính là sự kính trọng cao tột. Khi tôn kính điều gì thì điều ấy trở thành thiêng liêng, là ngọn đuốc sáng soi đường, là biểu tượng cao cả để hướng đến. Mỗi người có đối tượng tôn kính khác nhau để dẫn lối cho cuộc đời.