Chủ tịch CEO Group, TS.LS Đoàn Văn Bình gợi mở hướng phát triển nền kinh tế bạc ở Việt Nam

0:00 / 0:00
0:00
(Ngày Nay) -“Việt Nam cần kịp thời học hỏi kinh nghiệm từ các quốc gia khác để phát triển chính sách, pháp luật, xây dựng môi trường hỗ trợ nền kinh tế bạc”, TS.LS Đoàn Văn Bình, Phó Chủ tịch Hiệp hội BĐS Việt Nam, thành viên Hội đồng tư vấn du lịch (TAB), Chủ tịch Tập đoàn CEO Group chia sẻ với Ngày Nay.
Nền kinh tế bạc thúc đẩy các doanh nghiệp và chính phủ suy nghĩ lại về các mô hình dịch vụ và đáp ứng nhu cầu tinh tế của người cao tuổi, ảnh minh họa.
Nền kinh tế bạc thúc đẩy các doanh nghiệp và chính phủ suy nghĩ lại về các mô hình dịch vụ và đáp ứng nhu cầu tinh tế của người cao tuổi, ảnh minh họa.

Theo TS.LS Đoàn Văn Bình, phát triển nền kinh tế bạc được coi là xu hướng tất yếu trong bối cảnh già hóa dân số. “Sự già hóa dân số và nhu cầu đặc thù của người cao tuổi là cơ sở nền tảng của nền kinh tế bạc, thúc đẩy hình thành trụ cột mới phát triển kinh tế chất lượng cao nhằm duy trì, giảm bớt gánh nặng kinh tế dành cho người cao tuổi, thúc đẩy sự hài hòa và ổn định xã hội đồng thời là động lực mới thúc đẩy phát triển kinh tế và xã hội chất lượng cao. Những hiểu biết sâu sắc về nhu cầu đặc biệt của người cao tuổi ở mọi lứa tuổi là rất quan trọng để nắm bắt chính xác xu hướng tăng trưởng của nền kinh tế bạc và cung cấp các dịch vụ chu đáo và chất lượng cao hơn cho người cao tuổi”, TS.LS Đoàn Văn Bình nhận định.

Thực tế thời gian vừa qua cho thấy nền kinh tế bạc ngày càng được quan tâm ở các quốc gia. Năm 2020, thị trường toàn cầu cho sản phẩm và dịch vụ dành cho người cao tuổi được ước tính đạt giá trị khoảng 15 nghìn tỷ USD. Khu vực Châu Á-Thái Bình Dương dự kiến sẽ chứng kiến tăng trưởng nhanh nhất trong nền kinh tế bạc, do tốc độ già hóa dân số nhanh chóng ở các quốc gia như Nhật Bản, Trung Quốc và Hàn Quốc. Ở châu Âu, nền kinh tế bạc chiếm khoảng 25% GDP, với những quốc gia như Ý và Đức có tỷ lệ dân số cao tuổi đặc biệt cao. Phạm vi của nền kinh tế bạc không chỉ bao gồm chăm sóc sức khỏe mà còn mở rộng đến nhiều lĩnh vực khác nhau.

Nền kinh tế bạc tác động đến nhiều lĩnh vực của kinh tế: giải trí, giao thông, thực phẩm, an ninh, y tế, nhà ở, bảo hiểm, dịch vụ kỹ thuật số... Rất nhiều lĩnh vực, ngoài giá trị xã hội, còn tạo ra cơ hội đầu tư, khởi nghiệp, tạo việc làm, như: Chăm sóc sức khỏe; Bất động sản;Giáo dục và đào tạo; Vui chơi giải trí; Công nghệ; Dịch vụ tài chính;Thực phẩm và dinh dưỡng; Giao thông và vận chuyển;Lao động và việc làm…

Chủ tịch CEO Group, TS.LS Đoàn Văn Bình gợi mở hướng phát triển nền kinh tế bạc ở Việt Nam ảnh 1

TS.LS Đoàn Văn Bình tham khảo hướng phát triển nền kinh tế bạc tại Canada.

Kinh nghiệm phát triển nền kinh tế bạc của một số quốc gia và đề xuất cho Việt Nam

Theo nghiên cứu của TS.LS Đoàn Văn Bình, hiện nhiều quốc gia đã xây dựng các chính sách về nền kinh tế bạc và phát triển nền kinh tế bạc đạt được những thành tựu đáng kể.

Ví dụ như Đức là một trong những quốc gia có tỷ lệ dân số cao tuổi lớn nhất tại châu Âu, với hơn 22% dân số trên 65 tuổi. Đức có một hệ thống bảo hiểm xã hội và chăm sóc sức khỏe được tổ chức chặt chẽ. Đồng thời, Chính phủ Đức thúc đẩy người cao tuổi tham gia thị trường lao động, qua đó duy trì một cuộc sống năng động. Chính phủ Đức khuyến khích xây dựng những khu nhà ở với thiết kế đặc biệt phù hợp cho người cao tuổi, bao gồm: Nhà ở chung cư với các tiện ích như thang máy, lối đi rộng, không có bậc thang, gần các cơ sở y tế; Cộng đồng đa thế hệ: Nơi người cao tuổi sống cùng gia đình hoặc các nhóm tuổi khác để hỗ trợ lẫn nhau. Xe buýt và tàu điện được thiết kế thân thiện với người cao tuổi, với lối lên xuống thấp, hệ thống báo hiệu rõ ràng.

Đức cung cấp nhiều chương trình giáo dục và giải trí dành riêng cho người cao tuổi, bao gồm các khóa học trực tuyến: Giúp người cao tuổi tiếp cận kiến thức mới, từ ngôn ngữ, nghệ thuật đến kỹ năng sống; Câu lạc bộ sức khỏe và thể dục: Được xây dựng ở nhiều địa phương để thúc đẩy vận động, duy trì sức khỏe; Thư viện và trung tâm cộng đồng: Được mở rộng với nhiều hoạt động kết nối xã hội, nâng cao đời sống tinh thần.

Đức đã áp dụng nhiều công nghệ để hỗ trợ người cao tuổi, bao gồm: Thiết bị đeo thông minh nhằm theo dõi sức khỏe và cảnh báo nguy cơ; Robot hỗ trợ: Được sử dụng trong các hoạt động chăm sóc cơ bản; Ứng dụng di động: Giúp người cao tuổi truy cập thông tin y tế, đặt lịch khám bệnh.

Pháp cũng thực hiện nhiều chính sách và chương trình nhằm ứng phó với sự gia tăng dân số cao tuổi và phát triển nền kinh tế bạc. Bao gồm: cải thiện hệ thống an sinh xã hội; hỗ trợ lao động cao tuổi; phát triển dịch vụ chăm sóc sức khỏe; cải thiện môi trường sống và cơ sở hạ tầng. Pháp đã phát triển các tiêu chuẩn thiết kế nhà ở phù hợp với người cao tuổi, như loại bỏ bậc thềm, mở rộng cửa, lắp đặt thang máy. Các căn hộ thông minh với hệ thống điều khiển từ xa giúp tăng tính độc lập cho người cao tuổi. Các dự án nhà ở mới khuyến khích mô hình cộng đồng đa thế hệ, nơi người cao tuổi sống chung với các gia đình trẻ, tạo ra sự hỗ trợ xã hội và giảm cảm giác cô đơn.

Pháp đã áp dụng rộng rãi công nghệ thông minh như thiết bị đeo theo dõi sức khỏe, hệ thống cảnh báo an toàn, giúp người cao tuổi được giám sát sức khỏe liên tục. Hệ thống chăm sóc y tế từ xa (telemedicine): Giúp người cao tuổi tiếp cận các dịch vụ y tế mà không cần phải đến trực tiếp cơ sở y tế.

Nhờ các chính sách và sáng kiến nêu trên, Pháp đã nâng cao chất lượng cuộc sống cho người cao tuổi và khai thác tiềm năng kinh tế từ nhóm dân số này.

Canada cũng là một trong những quốc gia có tỷ lệ dân số già hóa cao, với các chính sách và biện pháp cụ thể để hỗ trợ người cao tuổi. Canada phát triển nền kinh tế bạc thông qua chăm sóc sức khỏe và an sinh xã hội; chính sách việc làm và hưu trí.Các trung tâm sinh hoạt cộng đồng cung cấp nhiều hoạt động xã hội, giáo dục, và chăm sóc sức khỏe cho người cao tuổi. Họ có thể tham gia vào các lớp học, câu lạc bộ và hoạt động giải trí phù hợp với nhu cầu. Các dịch vụ vận tải miễn phí hoặc giảm giá giúp người cao tuổi dễ dàng tiếp cận các dịch vụ chăm sóc sức khỏe, mua sắm và các hoạt động xã hội.

Canada khuyến khích người cao tuổi tiếp tục học tập và cập nhật kỹ năng mới. Các khóa học trực tuyến và hoạt động giáo dục thường xuyên được cung cấp miễn phí hoặc giảm giá. Chính phủ khuyến khích người cao tuổi tham gia vào các hoạt động tình nguyện, đóng góp kiến thức và kinh nghiệm vào các tổ chức phi lợi nhuận hoặc cộng đồng.

Canada đang áp dụng các công nghệ mới như chăm sóc sức khỏe từ xa (telehealth) và hệ thống theo dõi sức khỏe để hỗ trợ người cao tuổi. Điều này giúp họ tiếp cận dịch vụ y tế kịp thời mà không cần phải di chuyển xa. Các thiết bị như đồng hồ thông minh, ứng dụng theo dõi sức khỏe và hệ thống báo động giúp người cao tuổi theo dõi tình trạng sức khỏe và đảm bảo an toàn.

Chủ tịch CEO Group, TS.LS Đoàn Văn Bình gợi mở hướng phát triển nền kinh tế bạc ở Việt Nam ảnh 2
Người già Nhật Bản tham gia các khóa học chăm sóc sức khỏe, ảnh Internet.

Nhật Bản là quốc gia có dân số già hóa nhanh chóng và tỷ lệ người cao tuổi cao nhất thế giới. Chính phủ Nhật Bản đã xây dựng một loạt các chính sách và chương trình để thích ứng với sự thay đổi này, đưa quốc gia trở thành hình mẫu trong phát triển nền kinh tế bạc với những điểm nhấn như: cải thiện chất lượng cuộc sống cho người cao tuổi trong đó chú trọng dịch vụ chăm sóc sức khỏe và bảo hiểm xã hội; khuyến khích lao động cao tuổi, tập trung vào việc. Chính phủ Nhật Bản khuyến khích các công ty thuê người cao tuổi làm cố vấn, tư vấn hoặc trong vai trò giảng dạy. Điều này giúp tận dụng kinh nghiệm của người cao tuổi và mang lại thu nhập cho họ; chú trọng phát triển các sản phẩm, dịch vụ phục vụ người cao tuổi

Chính phủ Nhật Bản cải thiện hạ tầng công cộng, tạo ra không gian thân thiện với người cao tuổi, bao gồm giao thông công cộng, vỉa hè, qua đường, nhà vệ sinh công cộng, khu dân cư có dịch vụ y tế, không có bậc thềm, căn hộ (cửa rộng, hành lang rộng để cáng có thể hoạt động khi khẩn cấp, một mặt bằng, sàn chống trơn, công tắc điện thấp, có nút gọi khẩn cấp (emergency), xe lăn có thể tiếp cận mọi không gian (giường, nhà vệ sinh, bếp…), và công viên dành riêng cho người cao tuổi.

Tăng cường sự dễ dàng tiếp cận với các dịch vụ công cộng, từ giao thông, an sinh xã hội, đến giáo dục và giải trí. Các khu vực dân cư được thiết kế để người cao tuổi sống gần các cơ sở y tế và dịch vụ thiết yếu. Nhà dưỡng lão được quy hoạch và xây dựng như trường mầm non ở các đô thị lớn như Tokyo, Osaka, Kyoto, Nagoya…;giáo dục và hỗ trợ học tập, tập trung vào các chương trình giáo dục suốt đời giúp người cao tuổi học những kỹ năng mới và tiếp tục phát triển bản thân, từ tin học đến sở thích cá nhân; Khuyến khích người cao tuổi tham gia vào các hoạt động xã hội, văn hóa và thể thao, giúp họ duy trì sự tích cực, độc lập và kết nối cộng đồng; thúc đẩy du lịch và văn hóa bạc với các tour du lịch được thiết kế dành riêng cho người cao tuổi, với dịch vụ hỗ trợ y tế, hướng dẫn viên am hiểu về nhu cầu và sở thích của họ. Tổ chức các sự kiện, hoạt động văn hóa phù hợp với sở thích và sức khỏe người cao tuổi, giúp họ giải trí và duy trì sức khỏe tinh thần.

Chủ tịch CEO Group, TS.LS Đoàn Văn Bình gợi mở hướng phát triển nền kinh tế bạc ở Việt Nam ảnh 3
Chủ tịch CEO Group, TS.LS Đoàn Văn Bình gợi mở hướng phát triển nền kinh tế bạc ở Việt Nam ảnh 4
Việt Nam đã có BĐS dành cho người lớn tuổi, đó là tòa tháp Meraki Residences nằm trong khu đô thị Ecopark.

Từ kinh nghiệm các nước, TS.LS Đoàn Văn Bình cho rằng Việt Nam nên bắt tay ngay vào nghiên cứu, đưa ra tầm nhìn, xây dựng chính sách, pháp luật, chiến lược, kế hoạch hành động cụ thể để kích hoạt và phát triển nền kinh tế bạc. Ông đưa ra 10 đề xuất gợi mở như sau:

Một là, nghiên cứu kinh nghiệm thế giới, đưa ra tầm nhìn, nhận thức về nền kinh tế bạc. Để phát triển toàn diện nền kinh tế bạc tại Việt Nam, trước hết cần có tầm nhìn, nhận thức chính xác, đầy đủ về nhu cầu, động lực, định hướng của nền kinh tế bạc. Sự trỗi dậy của nền kinh tế bạc phản ánh sự đánh giá lại của xã hội đối với người cao tuổi, xã hội không còn coi họ chỉ là gánh nặng kinh tế mà thay vào đó ghi nhận sự đóng góp của họ cho xã hội và tiềm năng của họ với tư cách là người tiêu dùng. Sự thay đổi về khái niệm này có lợi cho việc xây dựng một xã hội hài hòa, công bằng, bền vững hơn và sẽ là nền tảng để phát triển nền kinh tế bạc. Trên cơ sở kết quả nghiên cứu, cần tăng cường hoạt động truyền thông về nền kinh tế bạc đến cộng đồng, doanh nghiệp và cơ quan quản lý nhà nước; chú trọng quảng bá các doanh nghiệp, hoạt động, sản phẩm nền kinh tế bạc điển hình. Các chiến dịch truyền thông tập trung vào nâng cao nhận thức về vai trò của người cao tuổi trong xã hội, nhấn mạnh giá trị mà họ mang lại và khuyến khích sự tôn trọng, hỗ trợ, tăng cường sự thấu hiểu người cao tuổi, xây dựng khung kiến thức cơ bản về quan tâm, chăm sóc người cao tuổi để đào tạo, tham khảo; xóa bỏ định kiến, tạo điều kiện cho người cao tuổi tham gia hoạt động xã hội, văn hóa và lao động để thay đổi quan niệm về tuổi già, giúp họ sống khỏe mạnh và chủ động hơn.

Hai là, hoàn thiện chính sách về nền kinh tế bạc. Cần tiếp tục xây dựng các chính sách tổng hợp hướng tới việc cải thiện chất lượng cuộc sống của người cao tuổi, phát huy vai trò của họ trong xã hội và khai thác các tiềm năng kinh tế từ nhóm này. Các chính sách về nền kinh tế bạc nên được xây dựng với nội dung trọng tâm là nhấn mạnh vai trò của nền kinh tế bạc, định hướng các lĩnh vực ưu tiên phát triển, các chính sách hỗ trợ đối với nền kinh tế bạc tại Việt Nam. Những chính sách này không chỉ giúp cải thiện cuộc sống của người cao tuổi mà còn tạo điều kiện cho doanh nghiệp tiếp cận một thị trường tiềm năng để nền kinh tế bạc trở thành động lực mới cho sự phát triển của Việt Nam.

Ba là, hoàn thiện pháp luật về nền kinh tế bạc, tiếp tục hoàn thiện pháp luật theo hướng này làm cơ sở, hành lang pháp lý cho sự phát triển của nền kinh tế bạc. Ví dụ: Hoàn thiện pháp luật khuyến khích tư nhân, cộng đồng tham gia đầu tư xây dựng, vận hành các trung tâm điều dưỡng, dưỡng lão; các trung tâm này phải có khả năng cung cấp dịch vụ toàn diện, từ hỗ trợ sinh hoạt hàng ngày đến chăm sóc y tế chuyên sâu; Xây dựng chính sách, pháp luật về visa hưu trí, tương tự như kinh nghiệm của Thái Lan, với các điều kiện như độ tuổi tối thiểu, chứng minh tình trạng nghỉ hưu chính thức tại quốc gia của mình; có thu nhập hoặc khoản tiết kiệm ổn định để đảm bảo tự trang trải cuộc sống mà không cần làm việc tại quốc gia định cư; có bảo hiểm y tế hợp lệ trong suốt thời gian cư trú; nghiên cứu xây dựng mới hoặc hoàn thiện pháp luật về bảo hiểm chăm sóc dưỡng lão ngoài bảo hiểm y tế theo mô hình Nhật Bản để đảm bảo mọi người cao tuổi đều có khả năng tiếp cận dịch vụ chăm sóc sức khỏe chất lượng. Xem xét sớm sửa đổi Luật Người cao tuổi để phù hợp với thực tiễn;

Bốn là, xác định vai trò của nền kinh tế bạc trong tổng thể nền kinh tế quốc dân, xây dựng chiến lược trong đó có Chiến lược quốc gia về người cao tuổi Việt Nam giai đoạn 2030 – 2050, xây dựng kế hoạch hành động cụ thể để kích hoạt và phát triển nền kinh tế bạc;

Năm là, lượng hóa quy mô, tính lan tỏa của nền kinh tế bạc dành cho nhóm người từ 50 tuổi trở lên theo tiêu chuẩn tính toán quốc tế;

Sáu là, quy hoạch và xây dựng: Hoàn thiện và xây dựng tiêu chuẩn, quy chuẩn thiết kế, định mức dự toán cho các sản phẩm và dịch vụ phục vụ người cao tuổi, chú ý các tiêu chuẩn, quy chuẩn thiết kế công trình và phương tiện công cộng như vỉa hè, lối đi, phương tiện giao thông, nhà ở, bãi biển, công viên…phù hợp, thân thiện với người cao tuổi, người tàn tật;

- Quy hoạch xây dựng các trung tâm điều dưỡng, dưỡng lão khắp cả nước như quy hoạch trường học, cơ sở y tế để đảm bảo khả năng tiếp cận dịch vụ chăm sóc của người cao tuổi; phát triển hệ thống dịch vụ chăm sóc người cao tuổi;

- Thiết kế theo chuẩn quốc tế với cơ sở vật chất hiện đại, bao gồm phòng vật lý trị liệu, khu vực giải trí, phòng khám bệnh, và không gian xanh cho hoạt động ngoài trời; đa dạng mô hình: Thiết kế mô hình phù hợp với nhu cầu của từng nhóm người cao tuổi, từ những người có khả năng sống độc lập đến những người cần chăm sóc đặc biệt;

- Chăm sóc tại nhà và từ xa: Khuyến khích phát triển dịch vụ chăm sóc sức khỏe tại nhà và từ xa, như telemedicine, giúp người cao tuổi tiếp cận dịch vụ tư vấn y tế mà không phải đi lại;

- Đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao, đáp ứng nhu cầu chăm sóc người cao tuổi. Tăng cường đào tạo chuyên môn cho người chăm sóc, chuẩn hóa chứng chỉ đào tạo, thiết lập tiêu chuẩn đào tạo chuyên môn và chứng chỉ hành nghề cho những người chăm sóc người cao tuổi. Điều này đảm bảo nhân viên chăm sóc có đủ kỹ năng, kiến thức để hỗ trợ sức khỏe thể chất và tinh thần người cao tuổi. Khuyến khích nhân viên chăm sóc tham gia các chương trình đào tạo liên tục để cập nhật kiến thức mới, nhất là trong các lĩnh vực y tế và công nghệ, nhằm áp dụng những phương pháp và thiết bị hỗ trợ mới nhất. Thúc đẩy việc phái cử lao động qua đào tạo (điều dưỡng, y tá) sang các nước có nền kinh tế bạc phát triển như Nhật Bản, Hàn Quốc, Đức, Canada để làm việc trong môi trường thực tiễn và tiêu chuẩn cao. Ưu tiên sử dụng nguồn nhân lực này để vận hành các trung tâm điều dưỡng, dưỡng lão tại Việt Nam. Đào tạo thêm các bác sỹ có chuyên môn tâm lý, các chuyên gia tâm lý.

Bảy là, khuyến khích đầu tư vào công nghệ và đổi mới sáng tạo

- Thúc đẩy ứng dụng công nghệ thông minh: Khuyến khích doanh nghiệp phát triển các giải pháp công nghệ thông minh như thiết bị theo dõi sức khỏe, hệ thống an ninh, nhà thông minh để giúp người cao tuổi duy trì cuộc sống độc lập, phát triển phương tiện giao thông như xe điện với thiết kế thông minh phù hợp với người cao tuổi, người khuyết tật như một số quốc gia đã triển khai.

- Hỗ trợ các công ty khởi nghiệp: Cung cấp vốn và hỗ trợ kỹ thuật cho các công ty khởi nghiệp tập trung vào việc phát triển công nghệ dành riêng cho người cao tuổi, như các nền tảng chăm sóc sức khỏe trực tuyến hoặc các hệ thống học trực tuyến; nhận chuyển nhượng các phát minh, sáng chế trong lĩnh vực phục vụ người cao tuổi;

- Sản xuất: Nghiên cứu thành lập các khu công nghiệp chuyên sâu sản xuất các sản phẩm phục vụ nền kinh tế bạc như mô hình Trung Quốc.

Tám là, đầu tư vào giáo dục, đào tạo cho người cao tuổi

- Đào tạo kỹ năng kỹ thuật số: Tổ chức các khóa học giúp người cao tuổi làm quen với công nghệ số như điện thoại thông minh, máy tính bảng, hay sử dụng các nền tảng trực tuyến. Điều này không chỉ giúp người cao tuổi duy trì kết nối với xã hội mà còn giúp họ tiếp cận các dịch vụ y tế, mua sắm trực tuyến, và giáo dục;

- Đào tạo, tập huấn về chương trình sức khỏe và dinh dưỡng: Tổ chức các buổi tập huấn, hội thảo về chăm sóc sức khỏe, chế độ dinh dưỡng phù hợp. Điều này giúp người cao tuổi hiểu rõ về những thay đổi sinh học và cách thức duy trì sức khỏe trong giai đoạn này của cuộc đời;

- Khóa học nâng cao kỹ năng xã hội: Khuyến khích tham gia các khóa học phát triển kỹ năng xã hội như giao tiếp, lãnh đạo, hoặc ngoại ngữ. Điều này sẽ giúp người cao tuổi duy trì kết nối với xã hội, đồng thời mở ra cơ hội tìm kiếm việc làm bán thời gian hoặc tư vấn;

- Xây dựng chính sách để tạo điều kiện cho người cao tuổi học tập suốt đời như mô hình của Thái Lan, Nhật Bản và một số quốc gia khác.

Chín là, tăng cường cơ hội việc làm phù hợp cho người cao tuổi

Theo đó, cần tạo cơ hội lao động linh hoạt, khuyến khích khởi nghiệp cho người cao tuổi, cụ thể là:

- Làm việc bán thời gian và làm việc từ xa: Tận dụng kinh nghiệm và kỹ năng của người cao tuổi bằng cách cung cấp việc làm bán thời gian hoặc làm việc từ xa, giúp họ tiếp tục tham gia vào thị trường lao động mà không bị áp lực về thời gian;

- Hỗ trợ tư vấn và huấn luyện: Người cao tuổi có thể đóng vai trò tư vấn cho thế hệ trẻ hoặc tham gia huấn luyện đào tạo kỹ năng. Điều này không chỉ giúp sử dụng hiệu quả kiến thức của họ mà còn giảm thiểu khoảng cách giữa các thế hệ trong môi trường làm việc;

- Hỗ trợ khởi nghiệp: Khuyến khích người cao tuổi bắt đầu các doanh nghiệp nhỏ hoặc hoạt động tự do, hỗ trợ vốn và tư vấn về kế hoạch kinh doanh.

Mười là, triển khai các giải pháp hỗ trợ phát triển nền kinh tế bạc bao gồm cả các giải pháp hỗ trợ về tài chính và phi tài chính.

- Giải pháp tài chính: Nghiên cứu ban hành chính sách, pháp luật về bảo hiểm, phúc lợi xã hội chăm sóc dưỡng lão; hoàn thiện chính sách bảo hiểm y tế với người cao tuổi; có chính sách ưu đãi thuế, phí với các ngành sản xuất các sản phẩm, dịch vụ chăm sóc người cao tuổi; có chính sách khuyến khích các doanh nghiệp sử dụng lao động là người cao tuổi…;

- Giải pháp phi tài chính: Quy hoạch; tiêu chuẩn, quy chuẩn, định mức dự toán; cắt giảm thủ tục hành chính cho các dự án phục vụ người cao tuổi; đào tạo nguồn nhân lực (bác sỹ, y tá, điều dưỡng, tâm lý); xây dựng hạ tầng và cơ sở vật chất kỹ thuật thân thiện với người cao tuổi, hỗ trợ hạ tầng với các khu công nghiệp chuyên biệt sản xuất các sản phẩm phục vụ người cao tuổi, hạ tầng tương thích và kết nối với các cơ sở phục vụ người cao tuổi (trung tâm dưỡng lão, câu lạc bộ…), hỗ trợ tư vấn kỹ thuật cho các doanh nghiệp khởi nghiệp có liên quan; tuyên truyền nhận thức của cộng đồng về người cao tuổi, nền kinh tế bạc; thiết lập các mạng lưới tình nguyện viên giúp đỡ người cao tuổi….

Nền kinh tế bạc không chỉ phản ánh xu hướng xã hội thay đổi cơ cấu dân số mà còn là động lực quan trọng trong việc thúc đẩy đổi mới nền kinh tế và tiến bộ xã hội. Với tiến bộ công nghệ và những thay đổi trong khái niệm tiêu dùng, nền kinh tế bạc thúc đẩy các doanh nghiệp và chính phủ suy nghĩ lại về các mô hình dịch vụ và đáp ứng nhu cầu tinh tế của người cao tuổi thông qua đổi mới công nghệ và tối ưu hóa dịch vụ, từ đó cải thiện chất lượng cuộc sống của người cao tuổi và thúc đẩy phát triển kinh tế và xã hội, phát triển bền vững. Đứng trước những thách thức và cơ hội từ xu hướng già hóa dân số nhanh chóng, Việt Nam cần kịp thời học hỏi kinh nghiệm từ các quốc gia khác để phát triển chính sách, pháp luật, xây dựng môi trường hỗ trợ nền kinh tế bạc, đồng thời tận dụng nguồn lực người cao tuổi trong sự phát triển chung của xã hội”, TS.LS Đoàn Văn Bình khẳng định.

Nền kinh tế bạc (Silver Economy) là một thuật ngữ dùng để chỉ tất cả các hoạt động kinh tế liên quan đến việc phục vụ và đáp ứng nhu cầu của người cao tuổi. Cùng với sự già hóa dân số, nền kinh tế bạc ngày càng nhận được sự quan tâm của các quốc gia.

Bệnh viện Nhi đồng 1 cũng ghi nhận trẻ mắc sốt xuất huyết nhập viện gia tăng.
TP HCM: Số trẻ bị sốt xuất huyết nhập viện gia tăng
(Ngày Nay) - Thời gian gần đây, các bệnh viện nhi trên địa bàn TP Hồ Chí Minh ghi nhận số trẻ bị sốt xuất huyết nhập viện gia tăng; trong đó, nhiều trẻ nhập viện khi đã có dấu hiệu nặng như sốc sốt xuất huyết, suy đa cơ quan.
Nền kinh tế hàng đầu châu Âu đứng trước khó khăn
Nền kinh tế hàng đầu châu Âu đứng trước khó khăn
(Ngày Nay) - Ngày 13/11, Hội đồng chuyên gia kinh tế Đức công bố báo cáo dự báo thường niên cho biết nền kinh tế nước này vẫn đang trong tình trạng khó khăn. Tốc độ tăng trưởng yếu cho thấy nền kinh tế đầu tàu châu Âu đang tiếp tục chậm lại.
Ca sĩ Chi Dân, người mẫu An Tây và "cô tiên" từ thiện Nguyễn Đỗ Trúc Phương bị khởi tố và bắt tạm giam
Ca sĩ Chi Dân, người mẫu An Tây và "cô tiên" từ thiện Nguyễn Đỗ Trúc Phương bị khởi tố và bắt tạm giam
(Ngày Nay) - Ngày 14/11, Công an TP Hồ Chí Minh thông tin đã khởi tố bị can, bắt tạm giam ca sĩ Chi Dân (tên thật là Nguyễn Trung Hiếu, 35 tuổi), người mẫu An Tây (tên thật là Nguyễn Thị An, 29 tuổi) và “cô tiên” từ thiện Nguyễn Đỗ Trúc Phương (30 tuổi) để điều tra về tội tổ chức sử dụng trái phép chất ma túy.
Kỷ nguyên vàng cho tiền điện tử
Kỷ nguyên vàng cho tiền điện tử
(Ngày Nay) - Chiến thắng của ông Donald Trump trong cuộc bầu cử tổng thống Mỹ có thể mở ra một kỷ nguyên vàng cho ngành công nghiệp tiền điện tử, khi ngành này nhận được sự ủng hộ mạnh mẽ từ những người đã hỗ trợ chiến dịch tranh cử của ông.
Nghệ thuật dân gian vẫn luôn có sức hút đặc biệt
Nghệ thuật dân gian vẫn luôn có sức hút đặc biệt
(Ngày Nay) - Sự thịnh hành của nhiều trào lưu âm nhạc mới khiến âm nhạc truyền thống có nguy cơ bị lãng quên. Nhưng với Đinh Thảo - một trong những người sáng lập CLB Chèo 48h, cô tin rằng, nghệ thuật truyền thống vẫn luôn có sức hút đặc biệt, và cô bị thôi thúc phải xây dựng sân chơi về văn hóa nghệ thuật cổ truyền.