Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng đánh trống khai giảng năm học mới tại Gia Lai

0:00 / 0:00
0:00
Sáng 5/9, hơn 22 triệu học sinh các trường mầm non, phổ thông trên cả nước chính thức khai giảng năm học mới 2023 - 2024. Thay mặt Lãnh đạo Đảng, Nhà nước, Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng đến dự và đánh trống khai giảng tại Trường Phổ thông dân tộc nội trú tỉnh Gia Lai.
Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng đánh trống khai giảng năm học mới tại Gia Lai

Trường là một điểm sáng trong hệ thống giáo dục trên địa bàn với hơn 30 năm thành lập, có nhiều tiến bộ vượt bậc về chất lượng giáo dục, vươn lên là một trong các trường Trung học phổ thông hàng đầu của địa phương.

Tỉnh Gia Lai hiện có hai trường Phổ thông dân tộc nội trú cấp Trung học Phổ thông với 26 lớp, 845 học sinh; trong đó, Trường Phổ thông dân tộc nội trú tỉnh Gia Lai có quy mô 400 học sinh. Liên tục 12 năm liền, Trường có 100% học sinh đỗ tốt nghiệp Trung học Phổ thông; 85% học sinh đỗ vào các trường đại học, cao đẳng trên cả nước, trong đó 40% được tuyển thẳng. Từ ngôi trường thân yêu này, hàng ngàn học sinh con em đồng bào các dân tộc: Bahnar, Jrai, Thái, Nùng, Tày, Ê đê, Xơ Đăng... đã trưởng thành, đóng góp nguồn nhân lực có chất lượng phục vụ cho sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội, đảm bảo quốc phòng, an ninh của vùng Tây Nguyên và cả nước. Thành tích của Trường đã góp phần tích cực vào sự nghiệp giáo dục - đào tạo của tỉnh Gia Lai; khẳng định mô hình trường công lập chuyên biệt trong hệ thống giáo dục quốc dân dành cho thanh, thiếu niên các dân tộc thiểu số.

Buổi Lễ khai giảng mở đầu với nghi thức chào cờ trang trọng và các tiết mục văn nghệ đậm đà vẻ đẹp văn hóa truyền thống của đồng bào dân tộc thiểu số vùng Tây Nguyên được các em học sinh nhà trường thể hiện sáng tạo, độc đáo, hấp dẫn.

Phát biểu tại buổi lễ, biểu dương những thành tích mà Trường Phổ thông dân tộc nội trú tỉnh Gia Lai đã đạt được, Chủ tịch nước nhấn mạnh, sự phát triển Gia Lai về mọi mặt từ kinh tế, xã hội văn hóa giáo dục, đảm bảo quốc phòng, an ninh, an sinh xã hội, giữ vững an ninh chính trị và trật tự an toàn trên địa bàn là nhiệm vụ quan trọng và cấp thiết. Trong đó, phát triển giáo dục và đào tạo là nhiệm vụ có tính chất căn bản, nền tảng để từ đó, thực hiện tốt các nhiệm vụ khác.

Với yêu cầu đó, Chủ tịch nước đề nghị cấp ủy, chính quyền và các ban, ngành Gia Lai, bước vào năm học mới cần tiếp tục quán triệt sâu sắc chủ trương, đường lối của Đảng, Nhà nước về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo. Đổi mới hoạt động, củng cố phát triển các trường Phổ thông dân tộc nội trú, trường Phổ thông dân tộc bán trú, trường Phổ thông có học sinh ở bán trú và tích cực xóa mù chữ cho người dân vùng đồng bào dân tộc ở vùng sâu, vùng xa.

Chủ tịch nước chỉ rõ, việc thành lập hệ thống trường Phổ thông dân tộc nội trú nói riêng và coi trọng giáo dục cho con em đồng bào dân tộc thiểu số nói chung là một chủ trương thể hiện tư duy, tầm nhìn chiến lược của Đảng, Nhà nước ta; mang tính thời sự, ý nghĩa thực tiễn sâu sắc.

Nếu làm tốt việc giáo dục đào tạo cho con em đồng bào dân tộc thiểu số là tạo ra nền tảng tốt đẹp, căn cơ, vững chắc cho việc thực hiện các nhiệm vụ khác, Chủ tịch nước nói và nhấn mạnh, đối với vùng sâu, vùng xa, con em đồng bào dân tộc thiểu số, giáo dục và đào tạo là con đường tốt nhất thoát khỏi đói nghèo, vươn lên làm chủ vận mệnh, làm chủ cuộc đời trong tương lai. Làm tốt công tác giáo dục và đào tạo còn góp phần tạo nền tảng giữ vững an ninh chính trị và trật tự an toàn xã hội trên địa bàn; đồng thời tạo ra nguồn nhân lực cho hệ thống chính trị, góp phần phát triển kinh tế - xã hội miền núi, vùng sâu, vùng xa.

Lưu ý đến đặc thù của học sinh vùng đồng bào dân tộc thiểu số, Chủ tịch nước đề nghị Nhà trường và các cô giáo, thầy giáo phải rất coi trọng việc đổi mới phương pháp giảng dạy; phải kiên trì, bền bỉ, chắc chắn, có phương pháp sư phạm phù hợp với từng lớp học, từng lứa tuổi, thậm chí trong từng lớp, đối với từng học sinh.

"Mỗi em học sinh ở đây là một cá tính độc đáo và sáng tạo. Nhiệm vụ của cô giáo, thầy giáo là làm sao để phát triển được cá tính độc đáo và sáng tạo đó trong mỗi em, để mỗi em có thể khám phá ra năng lực thực sự của bản thân mình, năng khiếu và mục tiêu hướng tới trong cuộc đời để phấn đấu, rèn luyện", Chủ tịch nước nói. Chủ tịch nước đề nghị Nhà trường, chính quyền địa phương phải quan tâm để tạo ra môi trường vừa học, vừa hành. Bên cạnh các chương trình học tập, cần có thời gian để các em lao động, vui chơi giải trí. Từ đó, các em nhận thức rõ hơn, đầy đủ hơn nhiệm vụ học tập và sự phát triển toàn diện của bản thân về phẩm chất, kiến thức, kỹ năng, ý thức trách nhiệm và xác định rõ mục tiêu phấn đấu của mình trong tương lai.

Các em học sinh phải coi ngôi trường Phổ thông dân tộc nội trú Gia Lai là ngôi nhà của mình; luôn trân trọng, nhớ ơn các thầy, cô giáo, nhân viên, người lao động trong Nhà trường đã cho mình khoảng thời gian được học tập, rèn luyện đáng nhớ. Tiếp nối truyền thống tốt đẹp của các thế hệ học sinh đi trước, các em học sinh hôm nay khi rời mái trường này sẽ trở thành những công dân tích cực đóng góp thật nhiều cho sự phát triển của địa phương, của vùng Tây Nguyên và cả nước, Chủ tịch nước mong muốn.

Bày tỏ ấn tượng và xúc động được xem những tiết mục văn nghệ truyền thống với cách thể hiện sáng tạo trong ngày khai trường, Chủ tịch nước đề nghị tổ chức Đoàn Thanh niên nhà trường tổ chức nhiều hơn các mô hình giáo dục sinh động, bên cạnh hoạt động chuyên môn. Qua đó, các thầy cô giáo có cơ hội trau dồi, chia sẻ trao đổi nghiệp vụ, bồi dưỡng thêm tấm lòng nhiệt huyết yêu nghề; vững vàng hơn nữa trong sự nghiệp trồng người. Qua đó, các em học sinh có thêm điều kiện vui chơi, sinh hoạt văn hóa, văn nghệ, gắn bó với các hoạt động xã hội, từ đó, phát triển toàn diện, gắn bó hơn với quê hương, yêu hơn và phát huy hơn nữa bản sắc văn hóa dân tộc.

Chủ tịch nước đề nghị các cấp ủy, tổ chức Đảng, chính quyền, Mặt trận Tổ quốc, các đoàn thể, các bậc phụ huynh và nhân dân tỉnh Gia Lai tiếp tục dành sự quan tâm thiết thực, đầu tư cho giáo dục - đào tạo của tỉnh nói chung và hỗ trợ giáo dục đối với đồng bào dân tộc thiểu số nói riêng; cùng xây dựng môi trường giáo dục trong sạch, lành mạnh, an toàn để các thầy, cô giáo và các em học sinh được dạy và học trong niềm vui, hạnh phúc và sự sáng tạo vì tương lai các em học sinh.

Trong không khí hân hoan, phấn khởi của ngày khai trường, thay mặt lãnh đạo Đảng, Nhà nước, Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng đã đánh hồi trống, chính thức khai giảng năm học mới.

Tại Lễ khai giảng, Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng đã trao quà ủng hộ Quỹ khuyến học của Nhà trường và một số suất học bổng tặng các học sinh có thành tích xuất sắc, vượt khó vươn lên.

Dịp này, các cá nhân, tổ chức, doanh nghiệp trên địa bàn đã trao quà tiền mặt và hiện vật động viên thày và trò Trường Phổ thông dân tộc nội trú tỉnh Gia Lai bước vào năm học mới.

Năm học 2023 - 2024 có ý nghĩa quan trọng đặc biệt trong lộ trình đổi mới giáo dục phổ thông. Năm học này, toàn ngành Giáo dục cả nước tiếp tục thực hiện Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng; chủ đề năm học là “Đoàn kết, kỷ cương, sáng tạo, tiếp tục đổi mới, nâng cao chất lượng giáo dục và đào tạo”.

Trước thềm ngày khai giảng năm học mới 2023 - 2024, trong Thư gửi các thầy, cô giáo, các em học sinh, sinh viên, các vị phụ huynh, Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng đã chia sẻ những mong muốn của Đảng, Nhà nước và cá nhân Chủ tịch nước đối với ngành Giáo dục nước nhà.

Trong Thư, Chủ tịch nước nhấn mạnh: “Thầy cô, cha mẹ và đất nước luôn quan tâm, tạo những điều kiện tốt nhất để các em phát triển toàn diện năng lực và phẩm chất, phát huy sở trường cá nhân, trở nên đặc biệt theo cách riêng của mình và trở thành một phần đáng tự hào của Tổ quốc, dân tộc Việt Nam, tự tin bước ra thế giới với tâm thế của những công dân toàn cầu”.

Chủ tịch nước mong muốn “các cô giáo, thầy giáo hãy luôn giữ vững niềm đam mê, tâm huyết với nghề, bản lĩnh vượt qua mọi trở ngại, khó khăn, đóng góp nhiều hơn nữa cho sự nghiệp trồng người cao quý”.

Ảnh minh hoạ.
Việt Nam tiếp tục đối mặt với tình trạng kháng thuốc gia tăng
(Ngày Nay) - Theo Bộ Y tế, kháng thuốc là một mối đe dọa sức khỏe và sự phát triển toàn cầu. Việt Nam đang tiếp tục đối mặt với tình trạng kháng thuốc gia tăng. Việc phòng, chống kháng thuốc đòi hỏi sự tham gia của các bộ, ngành, địa phương và toàn xã hội.
Tổng Bí thư Tô Lâm với cán bộ Ban Thường vụ Tỉnh ủy Cà Mau.
Tổng Bí thư Tô Lâm làm việc với Ban Thường vụ Tỉnh ủy Cà Mau
(Ngày Nay) - Tiếp theo chương trình công tác tại Cà Mau, chiều 17/11, Tổng Bí thư Tô Lâm và Đoàn công tác của Trung ương đã có buổi làm việc với Ban Thường vụ Tỉnh ủy Cà Mau về kết quả thực hiện Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng và Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XVI nhiệm kỳ 2020-2025.
Nghe pháp tôn trọng, nhưng chớ vội tin
Nghe pháp tôn trọng, nhưng chớ vội tin
(Ngày Nay) - Nghe Pháp là từ thường gặp trong kinh. Đa văn là nghe Pháp nhiều, một trong những hạnh lành. Ngày nay, nghe Pháp không chỉ nghe giảng mà còn là đọc, tụng, nghiên cứu, thảo luận, biên khảo giáo pháp.
Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Thanh phát biểu tại Ngày hội Đại đoàn kết toàn dân tộc ở Tổ dân phố 4, phường Đông Thành, thành phố Ninh Bình.
Đoàn kết xây dựng khu dân cư tự quản, văn minh, hạnh phúc
(Ngày Nay) - Tối 17/11, Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Thanh cùng Đoàn công tác Trung ương đến dự Ngày hội Đại đoàn kết toàn dân tộc năm 2024 tại Tổ dân phố 4, phường Đông Thành, thành phố Ninh Bình. Cùng tham dự có đại diện lãnh đạo Văn phòng Quốc hội, tỉnh Ninh Bình và đông đảo cán bộ, nhân dân Tổ dân phố 4, phường Đông Thành.
Mở rộng người tham gia bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế
Mở rộng người tham gia bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế
(Ngày Nay) - Tỉnh Hưng Yên đang triển khai đồng bộ các giải pháp phát triển, mở rộng người tham gia bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế với nhiều hoạt động hỗ trợ và các chính sách đảm bảo an sinh xã hội, nhằm mang lại quyền lợi thiết thực cho người dân.
Hội nghị thượng đỉnh G20: Bất đồng trước thềm hội nghị về vấn đề khí hậu và đánh thuế
Hội nghị thượng đỉnh G20: Bất đồng trước thềm hội nghị về vấn đề khí hậu và đánh thuế
(Ngày Nay) - Ngày 16/11, trong cuộc thảo luận về tuyên bố chung trước thềm Hội nghị thượng đỉnh Nhóm các nền kinh tế phát triển và mới nổi hàng đầu thế giới (G20), các nhà ngoại giao của nhóm đã gặp khó khăn trong việc thu hẹp bất đồng về nguồn tài chính để giải quyết biến đổi khí hậu và vấn đề đánh thuế nhóm siêu giàu.