Tạo động lực, khai phá tiềm năng phát triển hợp tác Việt Nam-Burundi

0:00 / 0:00
0:00
(Ngày Nay) - Trong nửa thế kỷ qua, hai nước duy trì quan hệ hữu nghị hợp tác tốt đẹp trên cả kênh Đảng và Nhà nước. Hai bên luôn coi trọng quan hệ song phương và tăng cường trao đổi đoàn cấp cao, tiếp xúc các cấp.
Chủ tịch nước Lương Cường nhận Quốc thư từ Đại sứ Cộng hoà Burundi Telesphone Irambonao. Ảnh: Lâm Khánh/TTXVN
Chủ tịch nước Lương Cường nhận Quốc thư từ Đại sứ Cộng hoà Burundi Telesphone Irambonao. Ảnh: Lâm Khánh/TTXVN

Nhận lời mời của Chủ tịch nước Lương Cường và Phu nhân, Tổng thống nước Cộng hòa Burundi Évariste Ndayishimiye và Phu nhân thăm chính thức Việt Nam từ ngày 3 đến 6/4/2025.

Chuyến thăm diễn ra vào thời điểm hai nước hướng tới kỷ niệm 50 năm ngày thiết lập quan hệ ngoại giao (16/4/1975-16/4/2025), được coi là dấu mốc lịch sử trong quan hệ hai nước, thể hiện sự mong muốn tăng cường quan hệ hữu nghị hợp tác hơn nữa trên các lĩnh vực chính trị, kinh tế, thương mại, văn hóa và xã hội…

Quan hệ hữu nghị hợp tác Việt Nam-Burundi

Việt Nam và Burundi có nhiều điểm tương đồng về lịch sử và văn hóa, từng trải qua cuộc kháng chiến chống thực dân. Lãnh đạo Burundi coi Việt Nam là tấm gương trong đấu tranh giải phóng dân tộc cũng như trong xây dựng và phát triển đất nước.

Việt Nam và Burundi thiết lập quan hệ ngoại giao ngày 16/4/1975. Hai nước chưa mở Đại sứ quán tại thủ đô của nhau. Hiện nay, Đại sứ quán Việt Nam tại Tanzania kiêm nhiệm Burundi. Đại sứ quán Burundi tại Trung Quốc kiêm nhiệm Việt Nam.

Trong nửa thế kỷ qua, hai nước duy trì quan hệ hữu nghị hợp tác tốt đẹp trên cả kênh Đảng và Nhà nước. Hai bên luôn coi trọng quan hệ song phương và tăng cường trao đổi đoàn cấp cao và tiếp xúc các cấp.

Tạo động lực, khai phá tiềm năng phát triển hợp tác Việt Nam-Burundi ảnh 1
Thủ tướng Phạm Minh Chính gặp Tổng thống Burundi Evariste Ndayishimiye. Ảnh: Dương Giang/TTXVN

Thủ tướng Phạm Minh Chính gặp Tổng thống Burundi Évariste Ndayishimiye bên lề Phiên thảo luận chung cấp cao Đại hội đồng Liên hợp quốc khóa 78 (tháng 9/2023).

Thủ tướng Burundi Pascal-Firmin Ndimira dự Hội nghị cấp cao Pháp ngữ tại Hà Nội (tháng 11/1997); Tổng Thư ký Đảng Hội đồng quốc gia bảo vệ dân chủ-Lực lượng bảo vệ dân chủ (CNDD-FDD) Révérien Ndikuriyo thăm, làm việc (tháng 7/2024); Bộ trưởng Bộ Truyền thông, Công nghệ thông tin và Đa phương tiện Lesocadie Ndacayisaba thăm Việt Nam (11/2024).

Đặc biệt, tháng 5/2024, Việt Nam đã bổ nhiệm ông Juvenal Sakubu, một doanh nhân có uy tín ở Burundi, làm Lãnh sự danh dự của Việt Nam tại Bujumbura, Cộng hòa Burundi.

Đại sứ Việt Nam tại Tanzania kiêm nhiệm Burundi Vũ Thanh Huyền cho biết, Lãnh sự danh dự có vai trò quan trọng trong việc góp phần thúc đẩy hợp tác kinh tế, du lịch, văn hóa và giao lưu nhân dân giữa Việt Nam và Burundi với khu vực lãnh sự danh dự, cũng như triển khai hiệu quả công tác bảo hộ công dân Việt Nam tại khu vực lãnh sự phụ trách.

Đại sứ Vũ Thanh Huyền đánh giá, với năng lực, uy tín và tình cảm gắn bó với Việt Nam của Lãnh sự danh dự, ông Juvenal Sakubu là người góp phần tăng cường quan hệ giữa hai nước ngày càng phát triển vững mạnh.

Hai nước thường xuyên phối hợp, ủng hộ lẫn nhau trên diễn đàn Liên hợp quốc và các tổ chức quốc tế. Gần đây, Burundi ủng hộ Việt Nam làm Ủy viên không thường trực Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc nhiệm kỳ 2020-2021; Ủy ban di sản thế giới (WHC) nhiệm kỳ 2023-2027...

Hợp tác kinh tế-thương mại phát triển tích cực

Việt Nam và Burundi có nhiều tiềm năng hợp tác. Kim ngạch thương mại giữa hai nước đạt hơn 2 triệu USD trong năm 2024. Việt Nam chủ yếu xuất khẩu sang Burundi máy móc, thiết bị, dụng cụ phụ tùng, máy tính, sản phẩm linh kiện (khoảng 1 triệu USD); và nhập khẩu từ Burundi quặng, một số khoáng sản và thức ăn gia súc (khoảng 1 triệu USD).

Theo Đại sứ Việt Nam tại Tanzania kiêm nhiệm Burundi Vũ Thanh Huyền, điểm sáng trong quan hệ hợp tác giữa hai nước là dự án đầu tư của Tập đoàn Công nghiệp-Viễn thông Quân đội (Viettel) vào thị trường Burundi.

Tạo động lực, khai phá tiềm năng phát triển hợp tác Việt Nam-Burundi ảnh 2
Đại sứ Vũ Thanh Huyền cùng tập thể cán bộ, nhân viên Lumitel (Viettel Burundi) đến thăm Trung tâm trẻ mồ côi Nezerwa, Burumbuja, trong chuyến công tác tháng 10/2024. Ảnh: TTXVN phát

Viettel đã triển khai đầu tư vào Burundi từ năm 2013 theo hình thức liên doanh, trong đó Viettel chiếm 85% vốn điều lệ, đối tác liên doanh là cá nhân Burundi (đại diện cho Chính phủ Burundi) và sau này là cổ đông Digital Network Alliance Partners chiếm 15%.

Tháng 6/2015, liên doanh Viettel-Burundi chính thức khai trương mạng di động trên toàn lãnh thổ Burundi với thương hiệu Lumitel.

Sau 10 năm hoạt động, Lumitel hiện là nhà mạng viễn thông giữ thị phần số 1 tại Burundi và là một trong những doanh nghiệp đóng góp ngân sách lớn nhất cho Chính phủ Burundi; bảo đảm việc làm và thu nhập ổn định cho hơn 60.000 lao động, 100.000 việc làm gián tiếp; tham gia nhiều các hoạt động xã hội từ thiện tại Burundi...

Năm 2024, Lumitel đã được vinh danh là Công ty của năm trong lĩnh vực viễn thông bởi Giải thưởng Kinh doanh Quốc tế (International Business Awards - IBA).

Lumitel được lãnh đạo Đảng, Nhà nước Burundi đánh giá rất cao vai trò quan trọng trong thúc đẩy quan hệ hợp tác giữa Việt Nam và Burundi, trở thành cầu nối gắn kết giữa hai quốc gia.

Hai nước đã ký kết Hiệp định miễn thị thực cho người mang hộ chiếu ngoại giao và công vụ (tháng 6/2022); Bản ghi nhớ hợp tác trong lĩnh vực thông tin và truyền thông (12/2024).

Cộng đồng người Việt Nam tại Burundi hiện có trên 30 người, trong đó 28 người là cán bộ, nhân viên Vietel tại Burundi.

Trên nền tảng quan hệ tốt đẹp, chuyến thăm chính thức Việt Nam lần này của Tổng thống Burundi Evariste Ndayishimiye có ý nghĩa hết sức quan trọng, nhất là khi diễn ra vào đúng thời điểm hai nước kỷ niệm 50 năm thiết lập quan hệ ngoại giao (16/4/1975-16/4/2025).

Theo Đại sứ Việt Nam tại Tanzania kiêm nhiệm Burundi Vũ Thanh Huyền, chuyến thăm được coi là dấu mốc lịch sử trong quan hệ hai nước, thể hiện sự mong muốn tăng cường quan hệ hữu nghị hợp tác hơn nữa trên các lĩnh vực chính trị, kinh tế, thương mại, văn hóa và xã hội.

Đánh giá về triển vọng hợp tác Việt Nam-Burundi, Đại sứ Vũ Thanh Huyền cho biết, thế mạnh của Burundi là tập trung phát triển nông nghiệp với mặt hàng xuất khẩu chủ lực là cà phê và chè cùng một số nông sản, trái cây...

Thời gian qua, Chính phủ Burundi liên tục thúc đẩy các sáng kiến hiện đại hóa, chuyển đổi và đa dạng hóa sản xuất nông nghiệp; quan tâm phát triển lĩnh vực khai khoáng đặc biệt là vàng, niken và khoáng sản đất hiếm.

Đồng thời, Burundi cũng đang thực hiện các quy định mới để thu hút đầu tư như phát triển cơ sở hạ tầng về năng lượng (nhà máy thủy điện/điện mặt trời và hệ thống truyền tải) và giao thông vận tải (đường bộ, đường sắt, cảng biển, sân bay) để giảm chi phí và tạo điều kiện thuận lợi cho thương mại khu vực.

Trong khi đó, với sự ra đời của Khu vực thương mại tự do lục địa châu Phi (AfCFTA) năm 2021, trao đổi thương mại của Việt Nam với thị trường châu Phi đang và sẽ tăng đáng kể trong thời gian tới.

Việt Nam, một nền kinh tế năng động ở khu vực Đông Nam Á, đang ngày càng quan tâm, nhìn nhận châu Phi nói chung và khu vực Đông Phi nói riêng như một thị trường mới, tiềm năng, giàu tài nguyên và có nhiều cơ hội hợp tác trong nhiều lĩnh vực.

Đây chính là cơ hội để Việt Nam và Burundi tăng cường hợp tác trên các lĩnh vực trong thời gian tới.

Với chủ trương và quyết tâm chính trị của Lãnh đạo hai nước, với nguồn lực và tiềm năng hợp tác, mối quan hệ hữu nghị và hợp tác tốt đẹp giữa hai nước Việt Nam-Burundi chắc chắn sẽ tiếp tục phát triển trên nhiều lĩnh vực, nhất là kinh tế-thương mại-đầu tư, góp phần hiện thực hóa chiến lược phát triển kinh tế-xã hội của mỗi nước, đóng góp vào hòa bình, ổn định, thịnh vượng và phát triển chung của hai khu vực và hai châu lục.

Bình luận
Việt Nam - Điểm đến không thể bỏ lỡ trong thiên niên kỷ mới
Việt Nam - Điểm đến không thể bỏ lỡ trong thiên niên kỷ mới
(Ngày Nay) - Triển lãm du lịch và kỳ nghỉ lần thứ 28 của Canada được tổ chức vào cuối tuần qua với sự tham gia tích cực của Đại sứ quán Việt Nam, đại diện các đoàn ngoại giao quốc tế, các công ty lữ hành, hãng hàng không và các nhà điều hành dịch vụ du lịch từ khắp nơi trên thế giới.
Các thành viên Quỹ Nam Phương, các nghệ sĩ Tiêu Minh Phụng, Đỗ Phú Quí, OgeNus và cộng đồng fan chúc mừng Negav đón tuổi mới đầy ý nghĩa
Một sinh nhật, hàng trăm niềm vui: FC Negav cùng Quỹ Nam Phương mang cầu mới về miền Tây
(Ngày Nay) - Ngày 13/04/2025, Lễ Khởi công cầu Khang Thành An – dự án thiện nguyện do cộng đồng người hâm mộ rapper Negav (Đặng Thành An) và Quỹ Nam Phương cùng nhau thực hiện, được tổ chức tại xã Thuận Hòa, huyện Long Mỹ, tỉnh Hậu Giang. Diễn ra nhân dịp sinh nhật Negav, sự kiện lan tỏa trọn vẹn tinh thần “Giving Birthday” – "Cho đi là còn mãi, Cho đi để nhận lại yêu thương"
Ấn Độ ra mắt Khung năng lực AI nhằm chuyển đổi dịch vụ công
Ấn Độ ra mắt Khung năng lực AI nhằm chuyển đổi dịch vụ công
Với hơn 3,1 triệu công chức, Ấn Độ đã thực hiện một bước tiến táo bạo hướng tới quản trị dựa trên trí tuệ nhân tạo (AI) thông qua việc công bố một khung năng lực toàn diện nhằm nâng cao năng lực AI trong toàn bộ khu vực công. Dựa trên Khung năng lực về AI và chuyển đổi số dành cho công chức do UNESCO ban hành, Ấn Độ đang khẳng định vị thế tiên phong trong việc tích hợp AI vào phát triển năng lực hành chính công trên quy mô lớn, với trọng tâm đặt vào nguyên tắc đạo đức và quyền con người.
Bà Simona-Mirela Miculescu, Chủ tịch khóa họp thứ 42 của Đại hội đồng UNESCO (bên phải).
Tái khẳng định sứ mệnh bền vững của UNESCO: Khơi dậy tinh thần hòa bình thông qua hợp tác trí tuệ
(Ngày Nay) - Trong bối cảnh thế giới đầy biến động, khi xung đột leo thang và niềm tin vào hợp tác quốc tế bị lung lay, sứ mệnh bền vững của UNESCO - thúc đẩy hòa bình thông qua tình đoàn kết trí tuệ và đạo đức - chưa bao giờ trở nên cấp thiết như hiện nay. Đó là những lời mở đầu trong bài phát biểu của bà Simona-Mirela Miculescu, Chủ tịch khóa họp thứ 42 của Đại hội đồng UNESCO, tại phiên Toàn thể của Khóa họp thứ 221 Hội đồng Chấp hành UNESCO.
Những di sản Việt Nam thành di sản của nhân loại
Những di sản Việt Nam thành di sản của nhân loại
(Ngày Nay) -  Bộ sưu tập đồ sộ của Nhạc sĩ Hoàng Vân, bao gồm hơn 700 tác phẩm âm nhạc sáng tác từ năm 1951 đến 2010, đã trở thành di sản thứ 11 của Việt Nam được Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa của Liên hợp quốc (UNESCO) ghi danh vào Danh mục Ký ức Thế giới. Đây là lần đầu tiên một bộ sưu tập về âm nhạc của cá nhân ở Việt Nam giành được vinh dự này.