Chuyện “cho đi” của người có nhóm máu đặc biệt

Chuyện “cho đi” của người có nhóm máu đặc biệt

Đối với người bệnh cần truyền máu, máu vốn là nguồn sống vô giá. Với người có nhóm máu hiếm rơi vào tình huống cấp cứu khẩn cấp thì nguồn sống đó còn quý hơn vàng. Hiểu được tầm quan trọng của nhóm máu mình đang mang, những người có nhóm máu hiếm đã “bắt tay” thành từng nhóm, hết mình giúp đỡ người khác và cũng là cách họ giúp chính mình.

___________________

Trò chuyện với những người trong Câu lạc bộ Người có nhóm máu hiếm khu vực phía Bắc tôi càng thêm thấu hiểu lý do những người trong câu lạc bộ “tranh nhau” hiến máu khi có ca cấp cứu. Với họ, mỗi khi được hiến máu là niềm vui lớn bởi nhóm máu hiếm thì chỉ dành cho những người cùng mang nhóm máu hiếm. Theo thống kê ở Việt Nam, những người có nhóm máu Rh(D) âm (một nhóm máu hiếm) ước tính chiếm khoảng 0,1% dân số-đồng nghĩa trong 1.000 người mới có 1 người mang nhóm máu này.

Chuyện “cho đi” của người có nhóm máu đặc biệt ảnh 1

Trần Sách Minh, người Hà Nội - một chàng trai mang nhóm máu hiếm B Rh(D) âm “may mắn” được hiến máu tới 13 lần. Minh đã có thâm niên tham gia vào phong trào hiến máu tình nguyện 7 năm từ khi còn là sinh viên. Trong 7 năm số lần hiến máu như vậy với người bình thường cũng là quý nhưng với Minh còn thú vị hơn nhiều bởi người có nhóm máu hiếm không phải ai cũng có cơ hội được hiến máu nhiều lần. Lý do thật đơn giản, khi thông tin về bệnh nhân cấp cứu được đưa lên nhóm, các thành viên đăng ký thì sẽ ưu tiên người có cự ly gần nhất để đến nhanh, kịp thời truyền máu phục vụ điều trị.

Trải qua 7 năm tham gia hiến máu, hiện giờ Minh là Trưởng nhóm máu hiếm B Rh(D) âm khu vực miền Bắc. Nhớ lại những ngày đầu tham gia hiến máu, Minh cho biết “rất bất ngờ” khi biết mình thuộc nhóm máu hiếm. Tham gia vào nhóm, câu lạc bộ những người cùng nhóm máu, Minh có cơ hội hiến máu cứu người. Đồng thời, với vai trò trưởng nhóm, qua mỗi lần hiến máu Minh lại vận động chính người bệnh và người thân tham gia vào câu lạc bộ, góp phần tăng thành viên cho nhóm.

Đối với chàng trai sinh năm 1994 này, trong các lần hiến máu thì kỷ niệm đáng nhớ là chuyến đi vượt quãng đường gần 40km từ huyện Từ Sơn, tỉnh Bắc Ninh lên Hà Nội để hiến máu cho người bệnh đang cấp cứu. Ngay sau đó, Minh lại quay trở về Bắc Ninh để tiếp tục công việc của mình.

“Hôm đó là vào buổi chiều, em đang đi làm công trình thì nhận được thông báo trên nhóm có bệnh nhân đang cấp cứu, cần máu. Em đã thu xếp công việc và đi xe máy về, trong khoảng thời gian 1,5 tiếng em chỉ lo không kịp… Đến nơi em hiến 350ml tiểu cầu và thở phào thì bệnh nhân được cứu sống. Cảm giác khi giúp được ai đó thật vui”, Minh chia sẻ.

Chuyện “cho đi” của người có nhóm máu đặc biệt ảnh 2

Cùng chung cảm giác vui sướng khi giúp được ai đó, Nguyễn Đức Kiên, chàng trai Hà Nội sinh năm 1991 đã bén duyên với phong trào hiến máu tình nguyện được hơn 11 năm và gần 20 lần hiến máu. Kiên tâm sự: Lần đầu tiên tham gia hiến máu em đã bất ngờ, sung sướng khi biết mình thuộc nhóm máu hiếm A Rh(D) âm. Cảm giác khác lạ vì thấy mình đặc biệt. Nhưng sau đó em cũng hơi lo lắng, nếu khi mình xảy ra chuyện cần truyền máu thì làm sao. Ngay từ khi đó em đã tham gia vào câu lạc bộ nhóm máu hiếm và kêu gọi, tập hợp thêm nhiều thành viên tham gia.

Sẵn có “nghề” công nghệ thông tin Kiên lên mạng xã hội để tìm kiếm thông tin, trao đổi, kêu gọi những người thuộc nhóm máu hiếm tham gia vào các nhóm kín để có thông tin chính xác về người hiến máu cũng như dễ dàng huy động khi khẩn cấp. Sau một thời gian kêu gọi, tập hợp, danh sách thành viên của Câu lạc bộ nhóm máu hiếm miền Bắc cứ ngày một dài thêm. Đến năm 2017 có khoảng 1.000 người, trong đó có khoảng 700-800 người thường xuyên liên lạc trao đổi và hiến máu khi cần.

Chuyện “cho đi” của người có nhóm máu đặc biệt ảnh 3

Cùng với sự lớn mạnh của phong trào hiến máu tình nguyện, từ Trưởng nhóm A Rh(D) âm, Kiên cũng trưởng thành hơn với vai trò Phó Chủ nhiệm Câu lạc bộ nhóm máu hiếm miền Bắc. Gọi là nhóm, câu lạc bộ nhưng “Ở đây, chúng em sinh hoạt như người thân trong ngôi nhà thứ hai. Tất cả mọi người đều quan niệm hiến máu là để giúp cho người thân và giúp cho chính mình”, Kiên nói.

Chuyện “cho đi” của người có nhóm máu đặc biệt ảnh 4

Kể về kỷ niệm khi tham gia hiến máu hiếm cho cộng đồng, Kiên vẫn mang dư âm của niềm vui khi bệnh nhân mới đây đã hồi phục mạnh khỏe. Kiên tâm sự: Bệnh nhân làm nghề đánh cá dò mìn ngoài biển ở khu vực Nghệ An, cuối năm 2018 bị nổ mìn đa chấn thương toàn bộ cơ thể. Ngay khi bạn gặp nạn bệnh nhân đã được đưa vào BV tỉnh Nghệ An. Khi bệnh nhân được chuyển ra Hà Nội thì Câu lạc bộ nhóm máu hiếm nói chung và nhóm máu A Rh(D) âm đã huy động hơn 30 đơn vị máu A Rh (D) âm cộng thêm nhiều đơn vị máu O Rh(D) âm để có thể chữa trị. Trải qua khoảng 5-6 lần phẫu thuật, bệnh nhân đã qua cơn nguy kịch và phục hồi.

Kiên cho biết, trước khi hiến máu em gầy gò, mảnh khảnh, sau một thời gian em đã khỏe mạnh, rắn rỏi hơn. “Em cảm thấy hiến máu như việc tái tạo nguồn máu của mình cho mình nguồn sinh khí mới. Sau mỗi lần hiến máu em cảm thấy khoẻ mạnh. Còn tinh thần thì sung sướng vì mang nguồn máu của mình hỗ trợ được cho người khác... Mọi người hãy cứ cho đi rồi mình sẽ nhận lại được nhiều hơn”, Kiên nhắn nhủ.

Kỷ niệm trong 10 lần hiến máu của Nguyễn Thanh Tuấn, 38 tuổi ở TP Yên Bái chính là lần đội mưa, băng qua những khúc cua ngoằn ngoèo của cung đường miền núi dài gần 40km trong buổi chiều tà để hiến máu trực tiếp cứu sống mẹ con sản phụ bị xuất huyết.

Mang trong mình nhóm máu O Rh(D) âm, anh Nguyễn Thanh Tuấn tham gia từ những ngày đầu tiên thành lập Câu lạc bộ người có nhóm máu hiếm khi mới chỉ có 19 thành viên. Lần hiến máu khiến anh nhớ nhất chính là lần băng rừng, đội mưa đi hiến máu bởi sau lần hiến này, “gia đình” người có nhóm máu hiếm ở Yên Bái đã có thêm 1 thành viên, anh đã có thêm một người em gái.

Chuyện “cho đi” của người có nhóm máu đặc biệt ảnh 5

“Buổi chiều muộn hôm ấy tôi nhận được thông tin có 1 bệnh nhân ở Mù Cang Chải đi cấp cứu tại huyện Văn Chấn trong tình trạng xuất huyết, thiếu máu trầm trọng. Lúc ấy trời mưa, tôi cố gắng điều khiển xe máy từ TP Yên Bái làm sao đến nơi nhanh nhất. Vào tới nơi tôi chỉ kịp lao vào làm thủ tục và hiến máu trực tiếp cho sản phụ. Qua cơn nguy kịch, tôi và người nhà sản phụ mới có dịp gặp nhau. Họ mừng lắm, cảm ơn rối rít. Sau đó thì 2 bên gia đình đi lại thân thiết với nhau và em gái cũng tham gia câu lạc bộ nhóm máu hiếm”, anh Tuấn nhớ lại.

Kỷ niệm hiến máu của Trần Thị Phương Thảo, cô gái sinh năm 1991 ở Hà Nội khi còn là Phó Chủ nhiệm Câu lạc bộ người có nhóm máu hiếm chính là đã huy động 5 người đến hiến máu khẩn cấp cho một bệnh nhân ung thư gan tại BV Trung ương Quân đội 108.

“Bệnh nhân ung thư ở giai đoạn nặng, bị chảy máu ồ ạt không ngừng. Em đã huy động các bạn trong câu lạc bộ đến thẳng bệnh viện. Gia đình bệnh nhân lúc ấy đang rất hoảng loạn vì cùng lúc tiếp nhận nhiều thông tin: Bố ung thư gan, bị chảy máu không cầm và lại thuộc nhóm máu hiếm”, Thảo chia sẻ.

Khi Thảo cùng các thành viên đến nơi, chứng kiến cảnh ấy cô đã động viên gia đình yên tâm và hứa sẽ huy động các bạn đến để đáp ứng đủ máu cho bác yên tâm điều trị. Điều đáng tiếc là bệnh nhân đã nặng, máu cứ truyền vào lại chảy ra liên tục nhưng với số máu được truyền, bệnh nhân cũng kéo dài thêm được thời gian sống. Sau đó bệnh nhân tử vong nhưng Thảo cũng như các thành viên cũng thấy yên lòng vì đã cố gắng hết sức.

Đến nay, do đang trong thời gian nuôi con nhỏ nên Thảo ngừng việc hiến máu nhưng dòng máu hiếm B Rh(D) âm đầy nhiệt huyết với phong trào hiến máu tình nguyện vẫn luôn chảy trong huyết quản. Gắn bó với câu lạc bộ người có nhóm máu hiếm đã hơn 11 năm với 9 lần hiến máu, đến nay Thảo vẫn đau đáu mong muốn có chương trình xét nghiệm nhóm máu cho trẻ sơ sinh để đưa vào hồ sơ sức khỏe, giấy khai sinh… Bởi “khi một người có sẵn nhóm máu rất tiện để nhỡ khi đi xa không có người thân quen đi cùng mà không may gặp tai nạn cần truyền máu sẽ có sẵn thông tin để cấp cứu kịp thời”.

Chuyện “cho đi” của người có nhóm máu đặc biệt ảnh 6

Bài: Phong Châu

Thiết kế: Thúy Hà

TIN LIÊN QUAN
Quốc hội thảo luận ở tổ về các dự án Luật được trình ở nghị trường
Quốc hội thảo luận ở tổ về các dự án Luật được trình ở nghị trường
(Ngày Nay) - Ngày 22/11, tiếp tục chương trình Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV, Quốc hội thảo luận ở hội trường và ở tổ các Dự án Luật: Thuế thu nhập doanh nghiệp (sửa đổi); Thuế tiêu thụ đặc biệt (sửa đổi); Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tiêu chuẩn và quy chuẩn kỹ thuật; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Hoạt động giám sát của Quốc hội và Hội đồng nhân dân.
Bước tiến đột phá trong dự án xây dựng Bản đồ Tế bào con người
Bước tiến đột phá trong dự án xây dựng Bản đồ Tế bào con người
(Ngày Nay) - Các nhà khoa học quốc tế ngày 20/11 đã công bố bản thiết kế đầu tiên về sự phát triển của hệ xương người, đánh dấu bước tiến quan trọng trong dự án Bản đồ Tế bào con người (Human Cell Atlas), một nỗ lực lớn nhằm tạo ra bản đồ sinh học chi tiết của mọi loại tế bào trong cơ thể người.
Học cách trân quý từng phút giây còn sống
Học cách trân quý từng phút giây còn sống
(Ngày Nay) - Khi tôi nghe thấy tin có người nào đó vừa mất đi, tin ấy với tôi như tiếng chuông thức tỉnh. Tiếng chuông đó là một lời nhắc nhở sâu sắc về sự mong manh của kiếp người.
Oai nghi của người tu hành
Oai nghi của người tu hành
(Ngày Nay) - Oai nghi cùng với chánh kiến và tịnh giới là ba yếu tố làm nên đạo hạnh - phẩm chất của tu sĩ Phật giáo, như cố Trưởng lão Hòa thượng Thích Thiện Siêu, bậc am tường kinh luật luận đã từng nhấn mạnh.
Tác phẩm có tên “Comedian” của nghệ sĩ người Italy Maurizio Cattelan ra mắt lần đầu năm 2019 tại triển lãm Art Basel ở Miami Beach, đã gây tranh cãi về việc có thể được coi là nghệ thuật hay không. Ảnh: AP
6,2 triệu USD cho quả chuối dán tường
(Ngày Nay) - 6,2 triệu USD là mức giá vừa được trả cho một tác phẩm nghệ thuật gây tranh cãi, một quả chuối tươi dán lên tường bằng băng dính bạc. Tác phẩm được đưa ra trong một cuộc bán đấu giá của Sotheby’s ở New York, Mỹ.