Chuyên gia Nhật khẳng định: '25 năm tới không phải xử lý thêm về nước Hồ Tây'

Sau 2 tháng thí điểm thử nghiệm công nghệ Nano của Nhật Bản trên khoảng 1.000m2 mặt nước Hồ Tây (đối diện số nhà 161 Nguyễn Đình Thi, quận Tây Hồ), chiều 18/7, chuyên gia Nhật Bản đã tiến hành đo chất lượng nước trong khu thí điểm xử lý. 

Theo quan sát bằng mắt thường ta thấy rõ, điểm khác biệt của nước trong khu vực xử lý và khu vực không qua xử lý.
Theo quan sát bằng mắt thường ta thấy rõ, điểm khác biệt của nước trong khu vực xử lý và khu vực không qua xử lý.

Trao đổi với PV Infonet, GS.TS.NGND Ngô Đình Tuấn - Chủ tịch Hội Môi trường và Tài nguyên nước Việt Nam cho biết: "Công nghệ này rất lợi, giải quyết được nhiều vấn đề. Vấn đề thứ nhất là bùn, lọc rất sạch bùn. Vấn đề thứ hai, kết hợp luôn trong quá trình nạo vét bùn là xử lý bùn thành khí luôn, đỡ mất công xử lý bùn".

Dựa theo kết quả phân tích lấy mẫu độc lập đối chứng riêng vào ngày 1/7/2019 của Trung tâm Quy hoạch và Điều tra Tài nguyên nước Quốc gia (Bộ Tài nguyên và Môi trường), tức sau 1,5 tháng xử lý so sánh với kết quả phân tích tại thời điểm trước khi tiến hành thí điểm ngày 14/5/2019, các thông số ô nhiễm đều giảm mạnh và đạt giới hạn cho phép theo quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng nước mặt (QCVN 08-MT:2015/BTNMT).

Chuyên gia Nhật khẳng định: '25 năm tới không phải xử lý thêm về nước Hồ Tây' ảnh 1

GS.TS.NGND Ngô Đình Tuấn - Chủ tịch Hội Môi trường và Tài nguyên nước Việt Nam.

Được biết, nước tại Hồ Tây có rất nhiều tảo, vì vậy chuyên gia Nhật Bản phải tiến hành lấy mẫu đo ban đêm (là lúc tảo lấy O2 nhả khí CO2). Kết quả đo được ở bên ngoài khu vực xử lý chỉ đạt 4.77mg/l. Trong khi đó, bên trong khu vực xử lý, hàm lượng oxy hòa tan đo được là 6.38 mg/l - điều kiện rất tốt cho các loài cá, thủy sinh phát triển.

Chuyên gia Nhật khẳng định: '25 năm tới không phải xử lý thêm về nước Hồ Tây' ảnh 2

1.000m2 mặt nước Hồ Tây đoạn trước của số nhà 161 Nguyễn Đình Thi được quây để thử nghiệm xử lý nước.

Chuyên gia Nhật Bản cũng cho biết, công nghệ Nano-Bioreactor của Nhật Bản có 2 nguồn tạo ra oxy, khi ứng dụng vào Hồ Tây sẽ luôn đảm bảo môi trường cho cá sinh trưởng tốt, hiệu quả lâu dài trong khu kỳ 25 năm không phải xử lý gì thêm. Nước Hồ Tây sẽ không tái ô nhiễm và sẽ không còn hiện tượng cá chết hàng hoạt như đã xảy ra vào các đợt năm 2016 và một số đợt gần đây.

Theo Infonet
Bình luận
Triển lãm Venice Biennale: UNESCO tôn vinh công cuộc phục hưng kiến trúc Mosul
Triển lãm Venice Biennale: UNESCO tôn vinh công cuộc phục hưng kiến trúc Mosul
(Ngày Nay) - Từ ngày 10/5-25/5, triển lãm “Mosul, một cuộc phục hưng kiến trúc” mở cửa đón công chúng tại các sảnh đường uy nghi và lịch sử của Thư viện Quốc gia Marciana ở Venice. Khách tham quan được tìm hiểu cách UNESCO dẫn dắt công cuộc tái thiết các công trình biểu tượng tại thành phố Mosul của Iraq, nơi từng bị tàn phá nghiêm trọng trong thời gian bị chiếm đóng bởi tổ chức khủng bố Daesh.