Cựu đại sứ Mỹ: 'Nga-Mỹ có hợp tác cũng khó thành công tại Syria

Cựu đại sứ Mỹ tại Nga cho rằng một thỏa thuận hợp tác của Nga-Mỹ tại Syria sẽ còn gặp nhiều vấn đề khúc mắc. Nhưng ông cũng e ngại dù cả hai có bắt tay nhau cũng sẽ không giúp gì được thêm cho Syria.
Cựu đại sứ Mỹ: 'Nga-Mỹ có hợp tác cũng khó thành công tại Syria

Cựu Đại sứ Mỹ tại Liên bang Nga, Michael McFaul, trong bài nhận định mới nhất đã nêu ra rằng để đạt được một triển vọng tươi sáng cho việc Nga và Mỹ cùng bắt tay giải quyết vấn đề ở Syria, bản thân Nga phải chịu gạt bỏ sự cứng rắn vốn có của mình.

Theo ông McFaul quyết định của can thiệp vào Syria của Tổng thống Vladimir Putin đã đánh dấu một bước ngoặt lớn trong chính sách đối ngoại của Nga trong năm 2015.

Trong 15 năm qua, ông Putin đang ngày càng dựa vào sức mạnh quân sự để đạt được những mục tiêu trong và ngoài nước, bắt đầu với các cuộc xung đột Chechnya vào năm 1999, sau đó là Georgia vào năm 2008, và Ukraine trong năm 2014. Syria được cho là canh bạc tiếp theo trong chính sách đối ngoại ngày càng tỏ ra uy quyền của Nga.

Tuy nhiên vấn đề Syria được cho là khác biệt so với những cuộc chiến trước đó.

Trong khi Putin đã lường trước một điều chính xác rằng thế giới sẽ lên án các hành động quân sự của mình ở Chechnya, Georgia và Ukraine, thì trái ngược lại ở Syria, ông lại hy vọng sẽ nhận được sự ủng hộ và thiết lập quan hệ hợp tác từ cộng đồng quốc tế đối với hành động của mình tại đây.

Cựu đại sứ Mỹ: 'Nga-Mỹ có hợp tác cũng khó thành công tại Syria ảnh 1

Giáo sư Michael McFaul - Đại sứ Mỹ tại Liên Bang Nga nhiêm kỳ 2012-2014

Điện Kremlin đã cho rằng chuyến đi gần đây của Ngoại trưởng Mỹ John Kerry đến Moscow như là bằng chứng cho thấy Mỹ và các nước khác đã chấp nhận sự can thiệp quân sự để chống lại chủ nghĩa khủng bố ở Syria. Kết thúc sự cô lập đối với Nga và coi Nga như là một cường quốc có trách nhiệm đối với những vấn đề chung toàn cầu.

Ông McFaul nhận định kết luận của Nga như vậy là quá sớm. Ông cho rằng về lâu dài, Nga có thể trở thành một đối tác trong cuộc chiến toàn cầu chống khủng bố. Và Hoa Kỳ, Liên minh châu Âu, cùng các nước trên thế giới sẽ ủng hộ Nga trong vấn đề này.

Tuy nhiên, để các nước có thể đạt được sự đồng thuận và giải quyết các vấn đề chung một cách thuận lợi ông McFaul đưa ra 5 vấn đề khúc mắc còn đang dang dở mà các bên cần thiết phải thông qua.

Đầu tiên, theo ông McFaul, Tổng thống Bashar al-Assad, phải ngừng ném bom hướng vào mục tiêu các lực lượng đối lập và các liên minh khác được Mỹ chống lưng tại Syria, để tập trung vào mục tiêu chính là Nhà nước Hồi giáo (IS). Cùng với đó Nga cũng cần phải thay đổi những mục tiêu công kích của mình.

Mặc dù Nga tuyên bố nước này đang tấn công vào các mục tiêu IS nhưng các kết quả đều cho thấy các cuộc ném bom đều có chiến lược rõ ràng là nhằm vào tất cả các mục tiêu bao gồm cả các lực lượng đối lập.

Vấn đề thứ hai, Tổng thống Putin phải tham gia nghiêm túc hơn trong các nỗ lực quốc tế để khởi động một quá trình chuyển đổi chính trị tại Syria.

Assad không thể ở lại Ông có thể tại vị tạm thời trong vai trò chuyển tiếp. Nhưng không thể tiếp tục nắm quyền với lý do đơn giản rằng sự hiện diện của ông chỉ khiến cho càng nhiều người muốn ra nhập IS.

Cựu đại sứ Mỹ: 'Nga-Mỹ có hợp tác cũng khó thành công tại Syria ảnh 2

Tổng thống Assad không được lòng các nước phương tây.

Theo giải thích của McFaul, chế độ của Assad tập trung các nỗ lực quân sự vào việc gia tăng sức mạnh và củng cố chính quyền của mình nhiều hơn là các mục tiêu khủng bố.

Thứ ba, Nga cần phải thay đổi phương pháp ném bom của mình khi bị cộng đồng quốc tế chỉ trích đã khiến quá nhiều thường dân thiệt mạng. Những sai sót của Nga trong các cuộc tấn công chỉ làm cho IS hả hê và khiêu khích hơn.

Thứ tư, phương tiện truyền thông Nga phải ngừng cáo buộc Mỹ hỗ trợ IS. Sẽ không có chuyện Mỹ lại có thể bắt tay với một tổ chức mà cả thế giới đều biết rằng luôn coi Mỹ là kẻ thù.

Thứ năm, Putin cần phải ngăn chặn dòng chiến binh từ Nga sang Syria trong thời gian qua. Theo ước tính từ tháng 9 đến nay đã có 2.400 công dân Nga đã xin gia nhập và chiến đấu cho tổ chức Nhà nước Hồi giáo.

Cuối cùng, điều kiện Nga sẽ khó chấp nhận nhất theo ông McFaul đó là Nga phải chấp nhận một điều thực tế rằng sẽ không có nhượng bộ của Mỹ đối với vấn đề Ukraine.

Bên cạnh đó vị Cựu Đại sứ Mỹ cũng phân tích thêm ngoài những điều kiện trên cả Nga và Mỹ cũng phải thực hiện một số điều chỉnh cũng như một số cam kết như sau.

Đầu tiên, các nhóm đối lập với sự hỗ trợ của Mỹ không nên bị ép buộc chỉ được chiến đấu với các mục tiêu của IS.

Thay vào đó, họ được phép xác định và đi theo chiến lược quân sự của riêng mình, bao gồm cả việc chiến đấu với lực lượng Assad như một phương tiện để gây sức ép với chính quyền để đạt được những thương lượng có lợi.

Các lực lượng này sẽ không thể nào yên tâm chống lại IS một khi Assad vẫn còn tấn công họ từ sau lưng.

Điều chỉnh Thứ hai, ông McFaul cho rằng chính quyền Mỹ phải cứng rắn ép buộc Kremlin phải chấp nhận tiến tới một quá trình chuyển đổi chính trị tại Syria bao gồm cả các cuộc bầu cử tự do và công bằng.

Mỹ và phần còn lại của thế giới không thể bị cám dỗ để tin vào lời hứa giả dối của chế độ độc tài Assad.

Cựu đại sứ Mỹ: 'Nga-Mỹ có hợp tác cũng khó thành công tại Syria ảnh 3

Dù Nga và Mỹ có bắt tay hợp tác, vấn đề giải quyết xung đột ở Syria cũng chưa chắc thành công.

Thứ ba, các nhà lãnh đạo Mỹ phải phân định rõ ràng hai vấn đề đó là vấn đề ủng hộ đối với Ukraine và việc hợp tác với Nga trong Syria phải hoàn toàn rạch ròi, tránh việc mục đích và quyền lợi có sự chồng chéo nhau.

Cuối cùng, các nhà lãnh đạo Mỹ vẫn cần phải nhìn nhận thực tế rằng triển vọng về sự hợp tác thành công giữa Nga-Mỹ trong việc giải quyết vấn đề Syria là không mấy sáng sủa.

Thực tế hai nỗ lực của trước đó của Nga tại hội nghị hòa bình quốc tế Geneva I và Geneva II đã hoàn toàn thất bại. Đó sẽ là lý do mà Mỹ sẽ phải cân nhắc trong việc nên hợp tác giải quyết với Nga hay hành động một mình.

Bài viết dựa trên quan điểm riêng của tác giả Michael McFaul - cựu Đại sứ Mỹ tại Liên bang Nga nhiệm kỳ 2012-2014. Ông là Giáo sư Khoa học Chính trị và là Viện trưởng Viện Spogli Freeman tại Đại học Stanford.

Thông tin trong bài viết chỉ có giá trị khảo cứu nhằm giúp cho độc giả có cái nhìn khách quan, toàn diện hơn đối với những vấn đề nóng của thời sự quốc tế.

Mạnh Kiên

Bộ sách Lịch sử quân sự Việt Nam. Ảnh: baochinhphu.vn
Xuất bản bộ sách 14 tập về lịch sử quân sự Việt Nam
(Ngày Nay) - Nhà xuất bản Chính trị quốc gia Sự thật vừa tổ chức xuất bản lần thứ ba bộ sách Lịch sử quân sự Việt Nam của Viện Lịch sử quân sự nhằm tiếp tục truyền bá tri thức lịch sử quân sự dân tộc tới các tầng lớp nhân dân và bạn bè quốc tế. Đây là một trong những hoạt động hướng tới các ngày lễ lớn và sự kiện lịch sử quan trọng trong năm 2024.
Cựu Tổng thống Mỹ Donald Trump (trái) và Phó Tổng thống Kamala Harris đang chạy đua với thời gian. Ảnh: ABC.
Cuộc đua sít sao trước thềm ngày bầu cử Mỹ
(Ngày Nay) - Trước thềm ngày bầu cử Tổng thống Mỹ 2024 (5/11), hai ứng cử viên của đảng Dân chủ và đảng Cộng hòa đang chạy đua với thời gian nhằm kêu gọi sự ủng hộ của các nhóm cử tri chưa đưa ra quyết định, trong bối cảnh cuộc đua vào Nhà Trắng vẫn rất sít sao.
Khai thác chất liệu truyền thống dân tộc: Xu hướng sáng tác của nghệ thuật múa đương đại
Khai thác chất liệu truyền thống dân tộc: Xu hướng sáng tác của nghệ thuật múa đương đại
(Ngày Nay) - Cùng với các loại hình nghệ thuật khác, nghệ thuật múa Việt Nam đang tạo dấu ấn với công chúng trong việc khai thác những chất liệu truyền thống vào các tác phẩm, vừa giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc, vừa mang hơi thở cuộc sống đương đại vào các tác phẩm, tạo nên bản sắc của múa Việt trước thế giới.