Đề nghị nới lỏng tiêu chuẩn xét danh hiệu 'nhà giáo nhân dân'

0:00 / 0:00
0:00
(Ngày Nay) - Tiêu chuẩn xét danh hiệu nhà giáo ưu tú, nhà giáo nhân dân đã được các đại biểu quốc hội xem xét, thảo luận tại Kỳ họp thứ 2 của Quốc hội, ngày 28/10.
Đại biểu Quốc hội tỉnh Lào Cai thảo luận tại tổ. (Ảnh: VOV)
Đại biểu Quốc hội tỉnh Lào Cai thảo luận tại tổ. (Ảnh: VOV)

Theo Đại biểu Quốc hội Nguyễn Thị Lan Anh, đoàn Lào Cai, ở các tỉnh vùng cao, biên giới, hải đảo, các nhà giáo tiêu biểu, có phẩm chất đạo đức tốt, sau thời gian giảng dạy từ 5-7 năm trong ngành thường được cân nhắc bổ nhiệm và động viên giữ chức vụ quản lý để tiếp tục cống hiến cho ngành và địa phương. Vì vậy nếu tính số năm trực tiếp giảng dạy (không tính thời gian giữ chức vụ cán bộ quản lý trong ngành giáo dục) thì nhiều nhà giáo tiêu biểu không đủ điều kiện được công nhận danh hiệu “nhà giáo ưu tú”.

Các nhà giáo (gồm cả nhà quản lý giáo dục) được công nhận “nhà giáo ưu tú” khi còn trẻ có cơ hội và nhiều động lực phấn đấu danh hiệu “nhà giáo nhân dân” khi trong độ tuổi công tác. Các cá nhân này sẽ tạo động lực cho các cá nhân khác phấn đấu.

Theo đó, tại điểm c, khoản 3 điều 62 quy định tiêu chuẩn để xét danh hiệu “nhà giáo ưu tú” cần nới lỏng quy định số năm trực tiếp giảng dạy của tiêu chuẩn này đối với nhà giáo công tác ở vùng cao, biên giới, hải đảo từ 15 năm xuống 10 năm và của cán bộ quản lý từ 10 năm xuống 7 năm. Tương tự như vậy cũng quy định nới lỏng theo hướng giảm số năm trực tiếp giảng dạy đối với “nhà giáo nhân dân” công tác ở vùng cao, biên giới, hải đảo.

ĐB Trần Thị Thu Hằng (Đắk Nông) đề nghị nghiên cứu bổ sung nội dung truy tặng đối với danh hiệu Nhà giáo nhân dân, Nhà giáo ưu tú nhằm tri ân các cá nhân có nhiều cống hiến, đồng thời động viên gia đình, cá nhân đó và khuyến khích thế hệ trẻ tiếp nối thành tích của cha, ông tiếp tục phát huy vai trò trong cộng đồng.

Bên cạnh đó, trong thực tế một số cá nhân đủ các điều kiện đang được trình các cấp nhà nước đề nghị xét tặng danh hiệu nhưng tuổi cao, sức yếu hoặc bệnh tật qua đời, vì vậy việc bổ sung nội dung truy tặng là cần thiết.

Nêu ý kiến về thi đua, khen thưởng đối với đơn vị sự nghiệp khu vực ngoài nhà nước, ĐB Nguyễn Thành Nam (Phú Thọ) cho rằng để đảm bảo tính công bằng, bình đẳng, phù hợp về công tác thi đua, khen thưởng dự thảo Luật đã đề cập đến nhiều đối tượng nhưng chưa đầy đủ, chưa toàn diện.

Đề nghị nới lỏng tiêu chuẩn xét danh hiệu 'nhà giáo nhân dân' ảnh 1
ĐBQH Nguyễn Thành Nam (Phú Thọ). (ẢNH: Vietnamnet)

Do vậy, ông đề nghị cơ quan chủ trì soạn thảo tiếp tục rà soát để bổ sung các đối tượng cho đầy đủ, toàn diện hơn. Cụ thể, bổ sung đối tượng là cán bộ, giáo viên, người lao động làm việc tại các cơ sở giáo dục ngoài công lập, đội ngũ thầy thuốc, y bác sĩ nhân viên y tế làm việc tại các đơn vị y tế tư nhân.

Ông đánh giá, đây là lực lượng lớn, thực hiện có hiệu quả chủ trương xã hội hóa của Đảng và Nhà nước trong lĩnh vực y tế và giáo dục và có xu hướng ngày càng phát triển trên phạm vi cả nước.

Tác phẩm có tên “Comedian” của nghệ sĩ người Italy Maurizio Cattelan ra mắt lần đầu năm 2019 tại triển lãm Art Basel ở Miami Beach, đã gây tranh cãi về việc có thể được coi là nghệ thuật hay không. Ảnh: AP
6,2 triệu USD cho quả chuối dán tường
(Ngày Nay) - 6,2 triệu USD là mức giá vừa được trả cho một tác phẩm nghệ thuật gây tranh cãi, một quả chuối tươi dán lên tường bằng băng dính bạc. Tác phẩm được đưa ra trong một cuộc bán đấu giá của Sotheby’s ở New York, Mỹ.
Quang cảnh Hội nghị.
Sản phẩm từ các ngành công nghiệp văn hóa tạo nên hiệu ứng du lịch
(Ngày Nay) - Ngày 21/11, tại thành phố Đà Nẵng, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch chủ trì, phối hợp với các cơ quan, đơn vị liên quan tổ chức Hội nghị triển khai Chỉ thị 30/CT-TTg, ngày 29/8/2024 của Thủ tướng Chính phủ về phát triển các ngành công nghiệp văn hóa Việt Nam (Chỉ thị số 30).