Đinh Công Đạt người thợ làm đẹp tháng năm

Đinh Công Đạt người thợ làm đẹp tháng năm ảnh 1
Người yêu nghệ thuật gọi anh là nhà điêu khắc Đinh Công Đạt. Bạn rượu gọi anh là Đạt “rồ”.  Anh thì bảo mình là thợ “làm việc như điên”! Trong nhà xưởng lấm lem sơn, bụi cùng ti tỉ thứ lỉnh kỉnh, từ bàn tay anh sẽ “mọc” ra những thứ xinh đẹp.
_______________

Đón năm mới, Đinh Công Đạt cũng như bao người: nhớ tuổi trẻ, nghĩ tuổi già. Anh đã có cuộc trò chuyện với Ngày Nay để kể về tình yêu với nghệ thuật và vợ con mình.

Nếu sống hơi hoài niệm, anh sẽ nhớ gì về anh ở tuổi mười tám đôi mươi?

Tôi làm công nhân đến năm 18 tuổi, rồi dành hết 4 năm đi bộ đội. Mãi đến độ 1987 mới về, xong tôi lại rong ruổi tiếp tục làm công nhân cho tới lúc 26 tuổi.

Lý do tôi tự dưng muốn học Đại học khi 26 cũng không có gì cao siêu. Đang công nhân ở một công ty đá quý, nói ổn thì cũng ổn định, nhưng tôi cứ thấy như thiếu thiếu gì đó?

Hồi ấy, có dịp đi xe bus chung với các bạn sinh viên, nhìn các bạn sinh viên cầm sách vở, thấy trước mặt họ, tương lai cứ sáng bừng lên, mình thì xách cặp lồng cơm, tương lai nó cứ quẩn quanh vò võ.

Không hẳn là khổ sở, nhưng cứ làm công nhân thì không thay đổi được, thế là tôi mới thi vào Đại học Mỹ thuật Việt Nam. Vì đã trưởng thành đi làm nên đi học tôi cũng tự biết mình muốn gì. Ý thức về việc học, ý thức học cho bản thân lúc đó nó ghê gớm lắm!

Đinh Công Đạt người thợ làm đẹp tháng năm ảnh 2

Chọn theo đuổi đam mê nghệ thuật, anh có cảm giác thế nào? Và làm sao anh đi qua được quãng thời gian khó khăn tuổi trẻ?

Khi người ta yêu, người ta khắc sẽ không thấy khó. Gian khổ thì vẫn có thật, vất vả mồ hồi nước mắt đó chứ, nhưng người ta không nản chí. Đam mê nó mãnh liệt lắm! Nó như khi mình yêu một cô gái ấy: Vì yêu một người con gái mà mình sẵn sàng đội mưa đến nhà, sẵn sàng đợi chờ cả tháng cả năm… Đấy là tình yêu trai gái. Còn tình yêu với nghề, với nghệ thuật, tôi nghĩ nó còn mãnh liệt hơn nữa. Khổ thì khổ thật, nhưng không thấy khó.

Vì sao khi đã có giải thưởng nọ tiếng tăm kia, anh thường nhận mình là “thợ” chứ không phải nghệ sĩ?

Freud đã nhận xét, đại ý là: con người về cơ bản luôn muốn chứng tỏ và khẳng định bản thân. Lại là nghệ sĩ nữa, ai cũng muốn được vinh danh, ai cũng muốn được ngưỡng mộ. Và, hầu như những nghề chính quy, nghề nào cũng có thứ bậc rất rõ ràng: Bác sĩ có bác sĩ đa khoa, chuyên khoa. Phi công có phi công hạng ba, hạng hai rồi mới đến phi công hạng nhất. Người công nhân cũng có bảy bậc tuần tự. Thế cơ mà, làm nghệ thuật thì chẳng có thứ bậc gì cả. Hoặc bạn là hạng nhất, hoặc bạn không là gì. Không có thứ hai. Không có hạng nhì. Điều đó gần như là tàn khốc, là bất công với con người. Cũng vì thế mà tôi không hướng cho con cái theo những ngành nghệ thuật thế này, nó bất công quá, đòi hỏi nỗ lực trời bể.

Còn chính tôi, tự xưng là một người thợ chính là để giễu nhại, cảnh cáo bản thân về những nỗ lực bền gan như vậy. Nói như Nam Cao, nghệ thuật không cần những người thợ khéo tay, nhưng để mà làm nghệ sĩ thì ngay từ đầu phải là một người thợ khéo tay đã. Trước hết phải là một người thợ cống hiến chăm chỉ, sau mới có cái đà để sáng tác nghệ thuật được.

Sao anh hay chọn những hình hài/thân phận bé nhỏ như kiến, cua, sên, con ngựa gỗ ngày xưa... để yêu thương và sáng tạo?

Đinh Công Đạt người thợ làm đẹp tháng năm ảnh 3

Nghệ sĩ nào cũng cần có một phong cách, một concept chủ đạo xuyên suốt các tác phẩm của mình. Cái mạch xuyên suốt đó cũng nhất thiết phải đồng nhất, phải nhất quán với đời sống, với con người của mình.

Biết vị trí của mình, hiểu bản thân chính là mấu chốt để một người nghệ sĩ có thể sáng tác được. Đối với tôi, kiến, cua, sên, con ngựa gỗ ngày xưa... là những thứ nhỏ bé, tầm thường, những thứ vốn bị khi dễ. Rõ ràng, tôi chẳng phải người vĩ đại, tình yêu của tôi nó nhỏ thì tôi cứ khắc hoạ nó thực cho nhỏ bé, chân tình vậy.

Nhờ đâu anh nảy ra ý tưởng thiết kế các con giáp mỗi khi Tết đến xuân về, năm Dậu thì gà, năm Tuất thì chó... 2019 năm Hợi, anh thiết kế con lợn có điểm gì độc đáo?

Thực ra, đây không phải ý tưởng mới, với giới nghệ sĩ nói chung và với tôi nói riêng. Cách đây độ 10 năm, có một người bạn đã khuyên tôi làm những con giáp mỗi dịp Tết về. Vào lúc đó, tôi cho đấy là một hành động tháu cáy, cập thời. Làm như vậy thì dễ thực, nhưng nó cũng như việc chạy theo thời cuộc, thương mại hoá cái nghệ thuật của mình. Nó rất dễ nhưng nó không “vui”. Suy nghĩ đó của tôi, giờ vẫn không đổi.

Đinh Công Đạt người thợ làm đẹp tháng năm ảnh 4

Người thay đổi là tôi, qua quãng ngũ tuần, trưởng thành hơn trong cả tính cách và nghệ thuật, tôi làm mọi thứ với một tâm thế khác! Giờ tôi làm vì mình thích nó, vì nó là một tác phẩm và tôi biết tôi đang sáng tạo nghệ thuật. Nói cách khác, giờ đây tôi thấy an tâm hơn với bản thân và nghệ thuật của mình. Tôi tin rằng: nó chắc chắn sẽ là một tác phẩm chứ không chỉ là một thứ chạy theo thị trường.

Được biết, bên cạnh niềm hân hoan thiết kế những con giống, con giáp, anh còn bỏ nhiều công làm đẹp-bền cho những đồ vật cũ. Cái mâm, cái thớt, cái chạn... dẫu cũ mèm, vì sao cứ cuốn hút anh?

Người Á Đông mình trong quá khứ thờ bách thần. Theo đó, mỗi đồ vật, mỗi dụng cụ dùng lâu đều sẽ ra linh hồn, đều trở thành một sinh thể. Nó tự mang trong đó những câu chuyện đời sống. Trong hàng chục cái mâm cũ tôi mua về, có rất nhiều cái có tên gia chủ. Tôi tưởng tượng, những cái mâm đó đã kinh qua bao nhiêu thăng trầm cùng căn nhà, cùng những thành viên gia đình. Bao nhiêu nước mắt trẻ con, bao nhiêu mồ hôi của người vợ, người mẹ đã rơi trên cái mâm đó...

Những thứ nhỏ nhặt như vậy, nó là chứng nhân, là một thành viên trong gia đình. Tại sao nó lại bị khi dễ? Tôi chẳng còn trẻ nữa, lại làm đồ cũ, nhưng cũng như tự làm mới mình, đưa một cách nhìn hiện đại vào trong những đồ vật đó. Tôi muốn mang cho nó một sức sống mới, khoác cho những đồ vật nho nhỏ, cũ kĩ đấy một tấm áo mới trên cái linh hồn vốn đã rất sống động của chúng.

Đinh Công Đạt người thợ làm đẹp tháng năm ảnh 5

Các khách hàng của anh chắc hẳn cũng giống anh ở điểm nào đó nên mới hiểu, trân trọng những đồ vật, ký ức Việt Nam?

Thông thường, người nghệ sĩ làm ra một tác phẩm, đầu tiên phải thoả mãn cái tôi rồi mới chú tâm đếm khách hàng. Vậy nên cái nghề này, là khách chọn nghệ sĩ, chứ có mấy khi nghệ sĩ biết khách của mình là ai. Nhưng, làm lâu năm, tôi cũng mường tượng được mẫu số chung cho những người đam mê nghệ thuật của mình. Chắc chắn họ phải là những người được yêu thương và đã yêu thương người khác. Họ chắc chắn đã thấm đẫm những niềm vui nỗi buồn, nên giờ họ mới trân trọng những niềm hạnh phúc nho nhỏ giống như tôi vậy.

Cái đẹp là đích đến của anh trong nghệ thuật, vậy cái đích của anh trong cuộc sống là gì?

Trước khi là một nghệ sĩ, tôi là một con người, một người chồng, người cha. Và vì vậy, trước khi nói đến những đích đến trong nghệ thuật, tôi cũng luôn cố hoàn thành, quán xuyến những công việc thường nhật. Đó là mơ ước về một cuộc sống giản dị, bình lặng, an ổn xung quanh những thú vui nho nhỏ cá nhân. Có lẽ, về già tôi sẽ đi làm búp bê dạo quanh Hồ Gươm chăng? (Cười)

Đinh Công Đạt người thợ làm đẹp tháng năm ảnh 6

Ở Việt Nam, quan niệm người đàn ông là trụ cột lo cho gia đình, ngay cả trong công việc, anh ta có thành đạt được hay không thì yếu tố quản lý tài chính rất quan trọng. Anh bật mí cách chi tiêu, tiết kiệm tiền của anh được không?

Ngày xưa, tôi có vinh hạnh được đi và làm việc cùng Giám đốc Quỹ tiền tệ quốc tế IMF tại Việt Nam. Trong chuyến đi thăm làng gốm Bát Tràng, ông có ngỏ ý muốn tri ân một nhà nghề ở đó bằng một món tiền nhỏ. Tôi liền bảo ông, nếu đưa tiền, thì hãy đưa cho người vợ. Ông ngạc nhiên lắm!

Tôi trả lời, rằng rất lâu trước đây, người Việt Nam theo chế độ mẫu hệ. Cái tinh tuý của chế độ đó vẫn theo con người Việt Nam đến bây giờ và khiến vai trò của người vợ còn quan trọng hơn nữa.

Ở Việt Nam, vợ là “tay hòm chìa khoá”, là người nắm giữ tài sản trong gia đình. Làm như thế, các thành viên trong gia đình sẽ luôn có sự gắn kết với nhau, trách nhiệm cũng chia đều và công bằng. Có thế thì nhà cửa mới đầm ấm, con cái được tươm tất. Cũng theo nguyên tắc cổ đó, tôi luôn đưa hết tiền cho vợ. Muốn đi đâu thì mình cứ ngửa tay xin tiền vợ thôi, chả ngại gì. (Cười)

Anh có đặt mục tiêu cho năm mới hay không?

Tôi vốn không phải là người quá trọng lễ, Tết. Với tôi, tuổi tác chỉ là một con số thôi. Cái việc cố gắng, phấn đấu nó là công việc hằng ngày, chứ chẳng riêng gì mỗi dịp năm mới. Giữ tâm hồn không già đi, giữ cho mình sức bền là những mong mỏi nhất của tôi.

Mong năm nay tôi lại được tiếp nhận mọi thứ với một tâm hồn trẻ trung, coi như là một mục tiêu trong năm mới vậy!

Đinh Công Đạt người thợ làm đẹp tháng năm ảnh 7
TIN LIÊN QUAN
Ông Ngô Đông Hải giữ chức Phó Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương
Ông Ngô Đông Hải giữ chức Phó Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương
(Ngày Nay) - Chiều 22/11, tại Hà Nội, Ban Tuyên giáo Trung ương tổ chức Hội nghị công bố quyết định của Bộ Chính trị về việc điều động, phân công, bổ nhiệm Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy Thái Bình Ngô Đông Hải giữ chức Phó Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương.
Miễn vé tham quan Thành nhà Hồ trong Ngày Di sản văn hóa Việt Nam
Miễn vé tham quan Thành nhà Hồ trong Ngày Di sản văn hóa Việt Nam
(Ngày Nay) - Ngày 22/11, Trung tâm Bảo tồn Di sản Thành nhà Hồ (huyện Vĩnh Lộc, Thanh Hóa) cho biết, nhân kỷ niệm Ngày Di sản văn hóa Việt Nam (23/11/2005 - 23/11/2024), Trung tâm sẽ miễn vé cho du khách trong nước và quốc tế đến tham quan, trải nghiệm tại di sản Thành nhà Hồ.
Kháng thuốc tăng nguy cơ lây lan bệnh, bệnh nặng và tử vong
Kháng thuốc tăng nguy cơ lây lan bệnh, bệnh nặng và tử vong
(Ngày Nay) - Ngày 22/11, tại Hà Nội, Bộ Y tế phối hợp với Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) và các đối tác quốc tế tổ chức mít tinh hưởng ứng “Tuần lễ Thế giới nâng cao nhận thức về kháng thuốc” từ ngày 18-24/11/2024 và Hội nghị triển khai Kế hoạch hành động phòng, chống kháng thuốc lĩnh vực y tế giai đoạn 2024 – 2025.
Thứ trưởng Bộ VH,TT&DL Hồ An Phong.
Hội nghị triển khai Chỉ thị 30/CT-TTg: Bước ngoặt quan trọng cho ngành công nghiệp văn hóa Việt Nam
(Ngày Nay) - Ngày 21 và 22/11/2024, Bộ VH,TT&DL đã tổ chức Hội nghị triển khai Chỉ thị số 30/CT-TTg ngày 29/8/2024 của Thủ tướng Chính phủ về phát triển các ngành công nghiệp văn hóa Việt Nam. Hội nghị được kỳ vọng trở thành bước đột phá, đặt nền tảng cho sự phát triển mạnh mẽ và bền vững của ngành công nghiệp văn hóa. Liên hiệp các Hội UNESCO Việt Nam cũng cử đại diện tham dự hội nghị nhằm học hỏi kinh nghiệm thực tiễn để thúc đẩy công nghiệp văn hóa gắn liền với hợp tác toàn cầu.
Bước tiến đột phá trong dự án xây dựng Bản đồ Tế bào con người
Bước tiến đột phá trong dự án xây dựng Bản đồ Tế bào con người
(Ngày Nay) - Các nhà khoa học quốc tế ngày 20/11 đã công bố bản thiết kế đầu tiên về sự phát triển của hệ xương người, đánh dấu bước tiến quan trọng trong dự án Bản đồ Tế bào con người (Human Cell Atlas), một nỗ lực lớn nhằm tạo ra bản đồ sinh học chi tiết của mọi loại tế bào trong cơ thể người.
Gia Lai : Ngôi cổ tự duy nhất được phong sắc tứ
Gia Lai : Ngôi cổ tự duy nhất được phong sắc tứ
(Ngày Nay) - Gia Lai hiện có hàng trăm ngôi chùa, trong đó có nhiều chùa đã qua trăm năm lịch sử. Nhưng chỉ duy nhất chùa Tân An (đường Nguyễn Thiếp, phường Tây Sơn, thị xã An Khê) được sự công nhận và ban tặng của hoàng gia nhà Nguyễn, gọi là sắc tứ.
Sắp xếp đơn vị hành chính của 12 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương
Sắp xếp đơn vị hành chính của 12 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương
(Ngày Nay) - Thay mặt Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn đã ký ban hành các Nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về việc sắp xếp đơn vị hành chính giai đoạn 2023 - 2025 của 12 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, gồm: An Giang, Đồng Tháp, Hà Nam, Hà Nội, Hà Tĩnh, TP Hồ Chí Minh, Phú Thọ, Sơn La, Quảng Ngãi, Quảng Trị, Trà Vinh, Vĩnh Phúc, giai đoạn 2023 – 2025.
Đặc sắc chương trình giao lưu "Sắc màu di sản"
Đặc sắc chương trình giao lưu "Sắc màu di sản"
(Ngày Nay) - Tối 21/11, tại hồ Nguyên Phi Ỷ Lan (thành phố Bắc Ninh), Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Bắc Ninh tổ chức Chương trình nghệ thuật dân ca trên thuyền và giao lưu các miền di sản chủ đề "Sắc màu di sản".
Phật dạy 5 điều thân kính với làng xóm
Phật dạy 5 điều thân kính với làng xóm
(Ngày Nay) - Mối quan hệ làng xóm cũng có những nhiêu khê và phức tạp, nếu không khéo thì từ thâm tình lại hóa ra giận ghét, thậm chí là oán thù. Cho nên Đức Phật rất tinh tế khi dạy phải thân kính với bà con.