Về Bầu Sấu ăn cơm cá nghe chim gọi bầy

Về Bầu Sấu ăn cơm cá nghe chim gọi bầy ảnh 1
Những ngày cuối năm, bầu trời Đông Nam Bộ đẹp hút hồn, trời xanh mây trắng, nắng vàng. Lòng tôi hồ hởi khi cầm tờ vé vào vườn quốc gia Cát Tiên nhưng không khỏi hoang mang về một  nỗi sợ: Tôi sợ vắt. Trần đời, thú dữ không sợ, tôi lại đi sợ một thứ nhỏ xíu, búng tay một cái là bay.

_______________

Về Bầu Sấu ăn cơm cá nghe chim gọi bầy ảnh 2

Dù đã chuẩn bị kỹ từ vớ đi rừng, tới thuốc bôi quanh giày tránh vắt, mà lòng sợ thì vẫn cứ sợ, nhưng vé đã mua nên cứ đi thôi.

Được dặn dò từ trước nên chúng tôi đã dùng túi mang đồ thân thiện với môi trường trước khi vào rừng. Chỉ mất chừng 2 phút đi phà, đứng bên này bờ sông có thể bơi qua được, thế nhưng chân vừa chạm vào bờ bên kia đã mang đến một không khí khác lạ. Không gian thật yên tĩnh. Dù sự yên tĩnh ấy liên tục bị phá tan bởi tiếng kêu, tiếng hót của muôn loài trong rừng vang lên từ mọi phía. Nhưng nó vẫn là sự yên tĩnh của rừng, âm thanh của rừng khác xa với thứ yên tĩnh và ồn ào của nơi phố thị. Tôi ngơ ngác giữa một không gian đất trời hoàn toàn khác.

Về Bầu Sấu ăn cơm cá nghe chim gọi bầy ảnh 3

Vì là khu bảo tồn thiên nhiên nên được quy định nghiêm ngặt. Muôn thú nơi đây thực sự “hoang dã”. Nói vậy bởi không giống như ở một số nơi, ở đâu đó bất ngờ có chú khỉ nhảy ra và giật đồ ăn trên tay, ngay trước mắt khách du lịch. Cũng chính vì hoang dã, nên để có thể ngắm nhìn tận mắt loài này, loài kia như khỉ, hoẵng… cần có trang bị hỗ trợ như ống nhòm, ống kính máy ảnh loại chuyên dụng, và đặc biệt là cần hết sức nhẹ nhàng. Tôi may mắn vì vẫn có thể nhìn thấy một vài chú khỉ đang chuyền cành tìm cách “trốn” khỏi tầm mắt con người. Có người hỏi, không được nhìn rõ, vậy có tiếc không? Tất nhiên là không. Bởi có như vậy thì mới đúng là trở về với thiên nhiên một cách đúng nghĩa.

Trong khi chờ đợi đến giờ để thực hiện chuyến hành trình xuyên rừng, tôi thong thả dạo xe đạp một đoạn trong rừng. Bao quanh bìa rừng Nam Cát Tiên là sông Đồng Nai. Buổi chiều đi thuyền trên sông “rình” ngắm thú rừng và ngắm hoàng hôn là điều tuyệt vời hiếm có. Trong ánh hoàng hôn, từng bầy chim đập cánh bay thật khiến lòng người ta trở nên hoang hoải. Dọc dòng sông, bắt gặp nhiều nhất vẫn là chim bói cá. Bên thành rìa bờ, có thể bắt gặp những chiếc tổ do loài chim này làm nên. Theo thông tin của Vườn Quốc gia Cát Tiên thì có thể nói nơi đây là một “đất nước thu nhỏ” của các loài chim rừng Việt Nam. Khu hệ chim Việt Nam có 19 bộ thì Cát Tiên có tới 18 bộ. Chưa kể, Cát Tiên còn là “nhà” của một hệ thống động thực vật đa dạng quý hiếm khác nữa. Nhiều loài có tên trong Sách đỏ Việt Nam. Các loài quý hiếm có ý nghĩa bảo tồn nguồn gen trên toàn thế giới.

Về Bầu Sấu ăn cơm cá nghe chim gọi bầy ảnh 4

Giờ khởi hành đã đến, chúng tôi được xe bán tải trở sâu vào rừng tầm 20-30 phút trước khi thực hiện chuyến bộ hành 5km xuyên rừng để vào vùng lõi - Bầu Sấu. Xuất phát từ Trung tâm hành chính Vườn quốc gia Cát Tiên, xe chúng tôi đi qua chừng một đoạn đường có đổ bê tông rồi sau đó là đường mòn đất đỏ. Cả quãng đường trước khi tới ngã ba - trạm dừng để đi bộ vào Bầu Sấu, chúng tôi gọi là hành trình off-road. Bởi xe thường xuyên đi qua đoạn đường dài lầy với độ lún sâu của bánh trong bùn cỡ 30 đến hơn 30 phân. Ngồi trên xe, phía thùng xe, chúng tôi phải giữ hai tay chặt vào thành sắt được cải tạo dành riêng cho xe đi qua cung đường này. Thỉnh thoảng, tưởng như người có thể văng ra khỏi xe được, khi thì lại nhao về phía trước, trong khi đó, đôi khi lại còn phải chỉnh lại chiếc balo đổ kềnh dưới chân. Họa hoằn, mới có được đoạn gọi là “nhẹ nhàng” để nhìn ngắm xung quanh.

Về Bầu Sấu ăn cơm cá nghe chim gọi bầy ảnh 5

Đúng như thời gian đã được thông báo, xe thả chúng tôi nơi ngã ba rồi nhanh chóng lăn bánh trở ra. Nói là chúng tôi có vẻ đông, thật ra chỉ có tôi và một cô bạn nữa. Hai đứa đứng trước cánh cổng, nhìn sâu vào phía trong rừng. Một con đường nhỏ hẹp được đổ bê tông đã lên màu rêu phong. Cây cối hai bên rậm rạp. Hít một hơi thật sâu, rồi tiến bước sâu vào bên trong. Bước chân đi mỗi lúc một nhẹ. Lòng người cởi mở hơn. Những tiếng “ồ” “à” khi gặp được những cây to, thích thú với ngay cả cái tên nghe mĩ miều của cây kiểu như “công chúa lá rộng”… rồi lại giục nhau đi tiếp cho kịp. Có khi mệt, hai đứa chẳng nói với nhau câu nào, chỉ nghe tiếng thở của chính mình. Thỉnh thoảng giật mình hỏi nhau “tiếng gì nhỉ?” khi trong yên ắng bỗng có âm thanh cành lá loạt xoạt đâu đó. Hóa ra, đó là tiếng chuyền cành của mấy con khỉ. Rồi điều đáng sợ nhất của tôi cũng tới. Trời ơi, một con vắt đang tìm cách cố xuyên vào trong qua đường khóa kéo. Phản ứng đầu tiên là hét lên, kêu cứu bạn đồng hành, nhưng cũng rất nhanh ngay sau đó, tự mình tìm cách cứu mình bằng cách lấy chiếc lá hất “kẻ đáng sợ” kia. Kết quả này có lẽ vì mải chụp cây nấm, trong lúc cúi rạp xuống đất nên đã bị vắt leo lên người mà tôi không hay. Cho nên, thực sự khuyến cáo những ai đi rừng mà sợ vắt là không nên ở tầm thấp. Đó, nỗi sợ chỉ thực sự có vậy, tuyệt nhiên chưa một lần trong đầu nghĩ tới một loài thú dữ hay bò sát nào xuất hiện kiểu như trăn, rắn…

Về Bầu Sấu ăn cơm cá nghe chim gọi bầy ảnh 6

Chúng tôi tới Bầu Sấu kịp giờ hoàng hôn. Trong bếp, các anh kiểm lâm đã sẵn sàng cho bữa tối. Không kịp cất đồ, chúng tôi theo chân các anh chèo thuyền trên Bầu. Ngồi thuyền ở giữa mênh mông mà nghĩ đang có 200-300 cá thể cá sấu sống thì dù bạn hay tôi có lẽ cũng sẽ có chung một cảm giác. Rồi thỉnh thoảng, có tiếng đớp mồi, quẫy đuôi của một loài cá nào khác cũng đủ làm bạn giật bắn người, hồi hộp đầy kích thích. Thỉnh thoảng bắt gặp đàn khỉ đang vắt vẻo trên một cái cây to phía xa xa mà chỉ có qua ống nhòm mới có thể nhìn rõ và biết rằng chúng cũng đang nhìn mình chằm chằm. Khuất lấp sẽ thấy bóng dáng của một chú công. Nhưng cũng chỉ có thể nói là may mắn mà gặp được.

Về Bầu Sấu ăn cơm cá nghe chim gọi bầy ảnh 7

Mặt trời xuống cũng rất nhanh. Tối đến, chúng tôi dọn cơm ăn với những món đặc trưng từ cá. Sáng hôm sau, bữa cơm cũng chỉ duy nhất một từ cá. Cá ở đây được các anh kiểm lâm kéo lưới ngay dưới Bầu lên đãi khách. Thứ cá mà theo như các anh nói không mua được ở bên ngoài. Vì đây là cá ngoại lai - không biết thật đùa, nhưng nó khiến tôi mải mê thưởng thức và không quên gói một túi mang ngược ra ngoài bìa rừng vào trưa hôm sau. Rồi lạ mà quen, chúng tôi uống trà và cùng chia sẻ những câu chuyện một cách chân tình. Có nghe và đi mới thấy sự can trường và hy sinh bảo vệ rừng của các anh. Nhưng dù chuyện còn dài tới đâu thì cũng tới giờ phải tắt đèn đi ngủ. Bởi ở đây phải tôn trọng môi trường sống tự nhiên của loài vật. Những tiếng ồn hay ánh sáng sẽ phải thực hiện đúng quy định. Trước khi buông màn đi nghỉ, chúng tôi còn được làm một “tour” ngắm hươu, nai vào ban đêm và qua ống nhòm vào buổi đêm, những đôi mắt của cá sấu như những chiếc đèn pin xanh lè trên mặt hồ.

Về Bầu Sấu ăn cơm cá nghe chim gọi bầy ảnh 8

Đã ở Bầu Sấu thì đừng nên ngủ lười nếu không sẽ là một hối tiếc. Đứng từ chòi bên này Bầu, nhìn qua bao la bên kia ngắm sương bay lên khỏi mặt hồ, khỏi những rặng cây. Khung cảnh tựa như tiên cảnh. Và cái khung cảnh ấy có khả năng khơi gợi, níu chân con người ta ghê gớm. Tôi nghĩ mình có thể ở lại luôn đây được. Thật sự tình người và không gian này làm con người ta không nỡ xa. Tôi sẽ không nói nhiều về cảnh quan nơi đây. Mà có nói thì câu chữ nào cũng không đủ. Thôi thì để chính các bạn tự trải nghiệm lấy cảm xúc này. Thứ cảm xúc chỉ biết nói là tuyệt vời. Và có một điều chắc chắn rằng tôi sẽ còn quay lại nơi đây. Chắc chắn vậy và vào một mùa khác.Mặt trời xuống cũng rất nhanh. Tối đến, chúng tôi dọn cơm ăn với những món đặc trưng từ cá. Sáng hôm sau, bữa cơm cũng chỉ duy nhất một từ cá. Cá ở đây được các anh kiểm lâm kéo lưới ngay dưới Bầu lên đãi khách. Thứ cá mà theo như các anh nói không mua được ở bên ngoài. Vì đây là cá ngoại lai - không biết thật đùa, nhưng nó khiến tôi mải mê thưởng thức và không quên gói một túi mang ngược ra ngoài bìa rừng vào trưa hôm sau. Rồi lạ mà quen, chúng tôi uống trà và cùng chia sẻ những câu chuyện một cách chân tình. Có nghe và đi mới thấy sự can trường và hy sinh bảo vệ rừng của các anh. Nhưng dù chuyện còn dài tới đâu thì cũng tới giờ phải tắt đèn đi ngủ. Bởi ở đây phải tôn trọng môi trường sống tự nhiên của loài vật. Những tiếng ồn hay ánh sáng sẽ phải thực hiện đúng quy định. Trước khi buông màn đi nghỉ, chúng tôi còn được làm một “tour” ngắm hươu, nai vào ban đêm và qua ống nhòm vào buổi đêm, những đôi mắt của cá sấu như những chiếc đèn pin xanh lè trên mặt hồ.

Về Bầu Sấu ăn cơm cá nghe chim gọi bầy ảnh 9
TIN LIÊN QUAN
Tình anh em Cuba - Việt Nam trường tồn theo theo thời gian
Tình anh em Cuba - Việt Nam trường tồn theo theo thời gian
(Ngày Nay) - Chuyến thăm của Chủ tịch Quốc hội Chính quyền nhân dân Cuba Esteban Lazo Hernández tới Việt Nam là sự khẳng định ý chí của La Habana trong việc làm sâu sắc hơn nữa sự hợp tác song phương trên cơ sở mối quan hệ lịch sử anh em gắn kết nhân dân hai nước.
Đề xuất thành lập Khu Kinh tế Ninh Cơ
Đề xuất thành lập Khu Kinh tế Ninh Cơ
(Ngày Nay) - Bộ Kế hoạch và Đầu tư vừa trình Thủ tướng Chính phủ Báo cáo thẩm định về việc thành lập Khu kinh tế Ninh Cơ tại tỉnh Nam Định, mở ra tiềm năng phát triển kinh tế biển bền vững, đa ngành và toàn diện cho khu vực phía Nam của tỉnh.
Hello Kitty thu về 4 tỷ USD/năm
Hello Kitty thu về 4 tỷ USD/năm
(Ngày Nay) - Theo tờ Economist, Sanrio, công ty Nhật Bản sở hữu Hello Kitty, kiếm được gần 4 tỷ USD doanh thu từ Hello Kitty mỗi năm. Nhân vật này ước tính đã mang lại cho người tạo ra mình 80 tỷ USD trong 50 năm qua.
Liên hợp quốc cảnh báo "ngày tận thế" ở Bắc Gaza
Liên hợp quốc cảnh báo "ngày tận thế" ở Bắc Gaza
(Ngày Nay) - Ngày 1/11, các quan chức cấp cao của Liên hợp quốc (LHQ), gồm Quỹ Nhi đồng LHQ (UNICEF) và Chương trình Lương thực thế giới (FAO) cùng các nhóm cứu trợ khác, đã lên tiếng cảnh báo tình hình ở phía Bắc Dải Gaza đang ở mức "thảm họa" do xung đột leo thang.
Một đảo ở Bắc Cực biến mất
Một đảo ở Bắc Cực biến mất
(Ngày Nay) - Ngày 31/10, Hiệp hội địa lý LB Nga thông báo hòn đảo Mesyatsev đã biến mất khỏi quần đảo Franz Josef của Nga ở Bắc Cực.
Lan tỏa nghệ thuật hát bội trong cộng đồng
Lan tỏa nghệ thuật hát bội trong cộng đồng
(Ngày Nay) - Là thế hệ thứ 3 trong gia đình có 5 thế hệ theo nghề hát bội, Nghệ nhân Ưu tú Vũ Linh Tâm (tên thật là Nguyễn Văn Tốt, 66 tuổi) đã có hơn 50 năm gắn bó với ánh đèn sân khấu và nghệ thuật hát bội.