Biến đổi khí hậu đang tàn phá Trái Đất

Biến đổi khí hậu đang tàn phá Trái Đất ảnh 1
Biến đổi khí hậu Trái Đất là sự thay đổi của hệ thống khí hậu gồm khí quyển, thủy quyển, sinh quyển, thạch quyển hiện tại và trong tương lai bởi các nguyên nhân tự nhiên và nhân tạo trong một giai đoạn nhất định tính bằng thập kỷ hay hàng triệu năm. Sự biển đổi có thể là thay đổi thời tiết bình quân hay thay đổi sự phân bố các sự kiện thời tiết quanh một mức trung bình. Sự biến đổi khí hậu có thế giới hạn trong một vùng nhất định hay có thế xuất hiện trên toàn địa cầu. 

_______________

Trong những năm gần đây, đặc biệt trong ngữ cảnh chính sách môi trường, biến đổi khí hậu thường đề cập tới sự thay đổi khí hậu hiện nay, được gọi chung bằng hiện tượng nóng lên toàn cầu. Nguyên nhân chính làm biến đổi khí hậu Trái Đất là do sự gia tăng các hoạt động tạo ra các chất thải khí nhà kính, các hoạt động khai thác quá mức các bể hấp thụ và bể chứa khí nhà kính như sinh khối, rừng, các hệ sinh thái biển, ven bờ và đất liền khác.

Chúng ta đang đối mặt với thách thức môi trường lớn nhất mà loài người chúng ta từng thấy.

Báo cáo đặc biệt của IPCC về sự nóng lên toàn cầu nhấn mạnh các tác động khí hậu ở nhiệt độ toàn cầu tăng từ 1 độ C hiện tại cũng như các rủi ro đạt tới 1,5 độ C và các tổn thất không thể khắc phục sẽ xảy ra khi nhiệt độ tăng 2 độ C trở lên. Chúng ta cần sự lãnh đạo chính trị để cắt giảm ngay lượng khí thải trên tất cả các lĩnh vực của nền kinh tế, nhằm hạn chế sự nóng lên tới 1,5 độ C.

Biến đổi khí hậu đang tàn phá Trái Đất ảnh 2

Sự nóng lên toàn cầu có thể là nguyên nhân lớn nhất dẫn đến sự tuyệt chủng của loài trong thế kỷ này. Hội đồng liên chính phủ về biến đổi khí hậu cho biết mức tăng trung bình 1,5 độ C có thể khiến 20-30% các loài có nguy cơ bị tuyệt chủng. Nếu hành tinh ấm hơn 2 độ C, hầu hết các hệ sinh thái sẽ phải chống chọi để sinh tồn.

Nhiều loài bị đe dọa trên thế giới sống ở những khu vực sẽ bị ảnh hưởng nghiêm trọng bởi biến đổi khí hậu. Và biến đổi khí hậu đang diễn ra quá nhanh để nhiều loài có thể thích nghi.

Đây chỉ là một vài ví dụ về biến đổi khí hậu có thể làm tăng những thách thức mà chúng ta đang phải đối mặt trong công tác bảo tồn.

Hổ

Số lượng Hổ trong tự nhiên đã giảm xuống còn 3.200, phần lớn là do nạn săn trộm và mất môi trường sống. Biến đổi khí hậu có khả năng dẫn đến mực nước biển tăng và nguy cơ hỏa hoạn cao hơn trong môi trường sống bị chia cắt của hổ.

Báo tuyết

Sự nóng lên ở dãy Hymalaya đã cao gấp 3 lần mức nóng lên trung bình toàn cầu. Đây là môi trường sống của báo tuyết và sự ấm lên liên tục sẽ khiến phạm vi sống của chúng bị thu hẹp. Điều này không chỉ phân mảnh và cô lập báo tuyết mà còn ảnh hưởng nghiêm trọng đến con mồi của chúng.

Tê giác châu Á

Tê giác một sừng phần lớn sống trên đồng cỏ ngập lụt ở phái bắc Ấn Độ và Nepal. Gió mùa hàng năm và lượng mưa đủ, kịp thời giúp cho thảm thực vật phát triển, cung cấp đủ thức ăn cho chúng. Nhưng khí hậu thay đổi có thể phá vỡ mô hình theo mùa này và thay vào đó là hạn hán và lũ lụt thường xuyên.

Đười ươi

Đối với đười ươi ở Borneo, loài vốn có nguy cơ ảnh hưởng vì nạn phá rừng, chuyển đổi rừng và săn bắn bất hợp pháp thì nay phải chịu thêm ảnh hưởng biến đổi khí hậu mà tác động đầu tiên là thiếu lương thực do hình thái mưa bất thường. Chúng chỉ là một trong số nhiều loài bị ảnh hưởng.

Biến đổi khí hậu đang tàn phá Trái Đất ảnh 3

Voi châu Phi

Ở Châu Phi, những thay đổi về lượng mưa như mưa quá nhiều gây ra lũ lụt hoặc mưa quá ít dẫn đến hạn hán và cháy rừng. Những thay đổi này có thể khiến một số khu vực trở nên không phù hợp với một số loài nhất định. Loài voi châu Phi có thể uống tới 225 lít nước mỗi ngày, do đó việc thay đổi mô hình thời tiết khiến chúng phải đi xa hơn để tìm nguồn nước, di chuyển ra khỏi khu vực được bảo vệ và tiếp xúc với nhiều nguy cơ tổn hại hơn.

Chim cánh cụt Adélie

Chim cánh cụt Adelie sống phần lớn thời gian ở Nam Cực. Nhưng biến đổi khí hậu đang làm giảm lượng băng biển ở các vùng trên lục địa. Một trong những nguồn thực phẩm chính của loài chim này là nhuyễn thể, thức ăn dưới băng biển. Giảm băng biển có nghĩa là giảm thức ăn của chúng.

Puffins Bắc Cực

Những con chim nhỏ xinh đẹp này có thể được nhìn thấy nhiều ở các địa điểm khác nhau trên khắp Vương quốc Anh mỗi mùa hè. Nhưng khi biến đổi khí hâu gây ra những thay đổi vào đầu và cuối mùa, động vật di cư có thể di chuyển đến nơi sinh sản không đúng lúc ví dụ như trước khi có thức ăn. Con mồi mà chim biển dựa vào để nuôi con khi di chuyển cũng bị đánh bắt quá mức khiến số lượng cá giảm mạnh.

Biến đổi khí hậu đang tàn phá Trái Đất ảnh 4

Biến đổi khí hậu được khuếch đại ở các vùng cực. Các cực bắc và nam của trái đất rất quan trọng để điều hòa khí hậu của hành tinh chúng ta và đặc biệt dễ bị tổn thương trước tác động của sự nóng lên, gây hậu quả trên toàn cầu.

Biến đổi khí hậu ở Bắc Cực

Nhiệt độ không khí trung bình trong khu vực đã tăng khoảng 5 độ C trong 100 năm qua. Dữ liệu gần đây cho thấy rằng gần như sẽ không còn băng biển vào mùa hè ở Bắc Cực trong vài thập kỷ tới. Các tác động sẽ ảnh hưởng đến môi trường sống và các loài sống dựa vào khu vực này.

Biến đổi khí hậu ở Nam Cực

Dải băng ở Nam Cực là khối băng lớn nhất trên trái đất, chiếm khoảng 90% tổng lượng nước ngọt trên bề mặt trái đất và trải rộng gần 14 triệu km2. Băng này đóng vai trò cực kỳ quan trọng trong việc ảnh hưởng đến khí hậu thế giới, phản chiếu lại năng lượng của mặt trời và giúp điều chỉnh nhiệt độ toàn cầu. Các phần của bán đảo phía tây Nam Cực là một trong những nơi nóng lên nhanh nhất trên trái đất. Ngay cả sự tan chảy quy mô nhỏ cũng có khả năng có tác động đáng kể đến sự gia tăng mực nước biển toàn cầu.

Biến đổi khí hậu đang tàn phá Trái Đất ảnh 5
Biến đổi khí hậu đang tàn phá Trái Đất ảnh 6

Đại dương rất quan trọng, là ‘các bể chứa carbon’, có nghĩa là chúng hấp thụ một lượng lớn carbon dioxide, ngăn không cho nó tiếp cận bầu khí quyển phía trên. Nhiệt độ nước tăng và nồng độ carbon dioxide cao hơn bình thường, khiến đại dương có tính axit cao hơn, đã có tác động đến đại dương.

Đại dương đã trải qua những thay đổi quy mô lớn ở mức nóng lên 1 độ C, với các ngưỡng tới hạn dự kiến sẽ đạt được ở mức 1,5 độ C trở lên. Các rạn san hô được dự báo sẽ giảm thêm 70-90% ở 1,5 độ C. Ở nhiệt độ 2 độ C, hầu như tất cả các rạn san hô sẽ biến mất. Đó không chỉ là một thảm kịch đối với động vật hoang dã: khoảng nửa tỷ người sử dụng cá từ các rạn san hô là nguồn protein chính của họ.

Biến đổi khí hậu đang tàn phá Trái Đất ảnh 7
Biến đổi khí hậu đang tàn phá Trái Đất ảnh 8

Rừng rất quan trọng vì chúng hấp thụ carbon dioxide, khí nhà kính chịu trách nhiệm chính cho sự nóng lên toàn cầu, đồng thời rừng giúp điều hòa khí hậu thế giới. Chúng cũng là nhà của vô số các loài động thực vật. Chúng ta cần chung tay cùng chính quyền địa phương và doanh nghiệp để đảm bảo rằng rừng của thế giới được bảo vệ.

Rừng bị ảnh hưởng như thế nào bời biến đổi khí hậu

Tác động khác nhau đối với các loại rừng khác nhau. Các khu rừng phương bắc cận Bắc cực có khả năng bị ảnh hưởng đặc biệt nghiêm trọng, với các hàng cây dần dần rút lui về phía bắc khi nhiệt độ tăng. Trong các khu rừng nhiệt đới như Amazon, nơi có sự đa dạng sinh học phong phú thì thậm chí với mức độ biến đổi khí hậu khiêm tốn cũng có thể gây ra mức độ tuyệt chủng cao.

Tác động của nạn phá rừng

Khi những khu vực rừng rộng lớn bị tàn phá sẽ tác động tai hại cho các loài và cộng đồng địa phương sống dựa vào chúng. Cây chết phát ra hàng khối khí carbon dioxide, làm tăng khí nhà kính trong khí quyển và đưa chúng ta thế phải đối phó sự nóng lên toàn cầu.

Biến đổi khí hậu đang tàn phá Trái Đất ảnh 9
Biến đổi khí hậu đang tàn phá Trái Đất ảnh 10

Biến đổi khí hậu đang có tác động nghiêm trọng đến các hệ thống nước của thế giới do lũ lụt và hạn hán nhiều hơn. Không khí ấm hơn có thể làm lượng nước cao hơn, khiến cho lượng mưa nhiều hơn.

 Sông hồ cung cấp nước uống cho người và động vật và là nguồn tài nguyên quan trọng cho nông nghiệp, công nghiệp. Môi trường nước ngọt trên khắp thế giới đã chịu áp lực quá mức từ hệ thống thoát nước, nạo vét, đập, ô nhiễm, khai thác, làm ngập mặn và xâm lấn. Biến đổi khí hậu làm cho vấn đề này càng trầm trọng hơn. Cực hạn của hạn hán và lũ lụt sẽ trở nên phổ biến hơn, gây ra sự dịch chuyển và xung đột.

Ở các vùng núi, sông băng tan chảy đang tác động đến hệ sinh thái nước ngọt. Các sông băng ở dãy núi Himalaya nuôi sống những con sông lớn ở châu Á như sông Dương Tử, sông Hằng, sông Mê Kông và sông Ấn. Hơn một tỷ người dựa vào các sông băng này để uống nước, vệ sinh, nông nghiệp và thủy điện.

Biến đổi khí hậu đang tàn phá Trái Đất ảnh 11
TIN LIÊN QUAN
Tổ chức Liên hoan Múa rối quốc tế - 2024 tại Hà Nội
Tổ chức Liên hoan Múa rối quốc tế - 2024 tại Hà Nội
(Ngày Nay) - Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã giao Cục Nghệ thuật biểu diễn chủ trì, phối hợp với Cục Hợp tác quốc tế, Hội Nghệ sỹ Sân khấu Việt Nam, Sở Văn hóa và Thể thao thành phố Hà Nội, Nhà hát Múa rối Việt Nam và các cơ quan, đơn vị liên quan tổ chức Liên hoan Múa rối quốc tế - 2024, dự kiến diễn vào tháng 10/2024, tại Hà Nội.
Bảo đảm môi trường du lịch an toàn cho du khách dịp nghỉ lễ
Bảo đảm môi trường du lịch an toàn cho du khách dịp nghỉ lễ
(Ngày Nay) - Trước nhu cầu du lịch dự báo sẽ tăng cao trong dịp nghỉ lễ 30/4 và 1/5, Sở Du lịch Hà Nội đã có công văn gửi các sở, ngành, quận, huyện, thị xã, tổ chức, cá nhân quản lý khu, điểm du lịch trên địa bàn đảm bảo an ninh, an toàn cho khách du lịch và giữ gìn môi trường du lịch Thủ đô.
UBND tỉnh Quảng Trị, T&T Group và Công ty năng lượng SK E&S ký kết hợp tác đầu tư, thương mại, chuyển đổi năng lượng và tăng trưởng xanh
Tỉnh Quảng Trị và T&T Group hợp tác chuyển đổi năng lượng - tăng trưởng xanh với Tập đoàn SK
Ngày 24/4, tại Seoul (Hàn Quốc), với mục tiêu nhằm củng cố và tăng cường quan hệ hợp tác về đầu tư, thương mại và tăng trưởng xanh tại tỉnh Quảng Trị, UBND tỉnh Quảng Trị, Tập đoàn T&T Group và SK E&S (Hàn Quốc) đã ký kết biên bản ghi nhớ hợp tác về đầu tư, thương mại, chuyển đổi năng lượng và tăng trưởng xanh.
Phó Thủ tướng yêu cầu rà soát điều chỉnh dự án thu hồi đất sân bay Long Thành
Phó Thủ tướng yêu cầu rà soát điều chỉnh dự án thu hồi đất sân bay Long Thành
Văn phòng Chính phủ vừa có Văn bản số 2705/VPCP-CN, truyền đạt ý kiến Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà yêu cầu UBND tỉnh Đồng Nai rà soát, hoàn thiện hồ sơ điều chỉnh Dự án thu hồi đất, bồi thường, hỗ trợ, tái định cư Cảng hàng không quốc tế Long Thành theo hướng xác định chính xác diện tích đất sử dụng cho sân bay và diện tích đất tái định cư cho dự án xây dựng sân bay Long Thành, gửi Bộ Kế hoạch và Đầu tư thẩm định bổ sung, trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, phê duyệt.
Thúc đẩy phổ cập công nghệ blockchain và AI
Thúc đẩy phổ cập công nghệ blockchain và AI
Ngày 24/4, tại Diễn đàn thường niên về Công nghệ chuỗi khối (Blockchain) và trí tuệ nhân tạo (AI): Cuộc cách mạng tương lai, Hiệp hội Blockchain Việt Nam đã ra mắt Viện Công nghệ Blockchain và Trí tuệ nhân tạo (ABAII).
WHO: Các loại vaccine cứu 154 triệu mạng người trong 50 năm
WHO: Các loại vaccine cứu 154 triệu mạng người trong 50 năm
Các nỗ lực tiêm chủng trên toàn cầu đã giúp cứu được 154 triệu mạng sống trong 50 năm qua. Đáng chú ý, phần lớn những người được hưởng lợi là trẻ sơ sinh. Đây là kết quả mới được Tổ chức Y tế thế giới (WHO) công bố ngày 24/4, phản ánh hiệu quả của các chiến dịch tiêm chủng trên toàn cầu trong nhiều thập niên qua.
Du lịch Thái Lan bội thu từ lễ hội Songkran
Du lịch Thái Lan bội thu từ lễ hội Songkran
Bộ Du lịch và Thể thao Thái Lan cho biết việc kéo dài lễ hội Songkran trong vòng 3 tuần đã giúp tạo ra khoản doanh thu lên tới 140 tỷ baht (3,7 tỷ USD) cho ngành du lịch nước này, thu hút 1,9 triệu khách du lịch nước ngoài đến thăm trong thời gian diễn ra lễ hội.
Hang Táu (Mộc Châu) đem đến hình ảnh một ngôi làng nguyên thủy.
Công nhận Mộc Châu là Khu du lịch quốc gia
(Ngày Nay) - Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch (VHTT&DL) đã ký Quyết định số 1077/QĐ-BVHTTDL về việc công nhận Khu du lịch Mộc Châu, tỉnh Sơn La là Khu du lịch quốc gia.
Bangkok gia nhập mạng lưới Thành phố học tập toàn cầu. Ảnh: UNESCO/S. Ussavasodhi
Bangkok gia nhập mạng lưới Thành phố học tập toàn cầu
(Ngày Nay) - Thành phố Bangkok, Thái Lan đã chính thức gia nhập mạng lưới Thành phố học tập toàn cầu (GNLC) của UNESCO vào đầu năm 2024, đánh dấu cột mốc quan trọng trong nỗ lực biến Thủ đô của Thái Lan thành trung tâm giáo dục hàng đầu khu vực và thế giới.