Doanh nghiệp Nhật Bản thưởng tiền cho nhân viên tới văn phòng

0:00 / 0:00
0:00
(Ngày Nay) - Kể từ khi xu hướng làm việc từ xa trở nên phổ biến do đại dịch COVID-19, người lao động tại Nhật Bản đã thích ứng rất nhanh với điều kiện làm việc mới, ngay cả khi nhiều người rơi vào tình trạng căng thẳng hoặc bắt đầu cảm thấy khả năng sáng tạo của mình suy giảm.
Doanh nghiệp Nhật Bản thưởng tiền cho nhân viên tới văn phòng

Để khắc phục tình trạng trên, một số công ty khởi nghiệp ở Nhật Bản đã bắt đầu thưởng tiền cho nhân viên tới làm việc tại văn phòng vài ngày trong tuần.

Các doanh nghiệp này hy vọng rằng bằng cách này, người lao động có thể tăng cường sức khỏe tinh thần, tạo sự gắn bó giữa các đồng nghiệp và cải thiện khả năng sáng tạo của từng cá nhân.

Vào tháng 9, công ty Agileware có trụ sở tại Osaka, chuyên xử lý các hệ thống quản lý dự án, đã bắt đầu trả 2.000 yên (hơn 300.000 đồng) cho mỗi ngày nhân viên có mặt tại văn phòng. Ngoài ra, những nhân viên đi ăn trưa cùng nhau sẽ được hưởng thêm 500 yên.

Đổi lại, người lao động phải làm việc tại văn phòng hơn 4 giờ mỗi ngày và chỉ có thể nhận tiền thưởng trong 10 ngày mỗi tháng.

Các khoản phụ cấp sẽ sớm được ghi vào nội quy làm việc chính thức của công ty, trở thành một phần của hệ thống lương cố định.

Trước khi dịch bệnh bùng phát, công ty khởi nghiệp này đã có chính sách linh động địa điểm, cho phép nhân viên làm việc theo giờ từ bất kỳ nơi nào thuận tiện cho họ. Sự tự do là một phần văn hóa doanh nghiệp của công ty và là điều mà Agileware không muốn mâu thuẫn khi đưa ra phương pháp giảm thiểu những tác động của xu hướng làm việc từ xa.

Một số nhân viên gia nhập công ty trong thời kỳ đại dịch, khi làm việc từ xa là lựa chọn duy nhất, đã rời công ty vì vấn đề sức khỏe tâm thần.

Giám đốc điều hành Agileware Mitsuyoshi Kawabata cho biết: “Chúng tôi nghĩ rằng nhân viên cần phải gặp mặt trực tiếp và có cơ hội để cảm nhận những khó khăn trong công việc cũng như tình trạng sức khỏe của nhau”.

Công ty Acompany có trụ sở tại Nagoya, chuyên cung cấp các dịch vụ liên quan đến công nghệ mật mã, đã thiết lập một hệ thống theo dõi sức khỏe tâm thần cho nhân viên. các kỹ sư của công ty được trả thêm 1.000 yên mỗi ngày nếu họ làm việc tại văn phòng từ 1 giờ đến 4 giờ chiều

Giống như Agileware, công ty Acompany cảm thấy họ phải đạt được sự cân bằng giữa làm việc từ xa và làm việc tại văn phòng.

Họ muốn đảm bảo rằng những nhân viên ở xa, có những người sống ở tận Hokkaido hay Okinawa, đều cảm thấy thoải mái với chính sách mới. Họ cũng muốn tạo cơ hội cho các kỹ sư trực tiếp tương tác và trao đổi ý tưởng với nhau.

Cả Agileware và Acompany cũng đang xem xét các khoản phụ cấp đi lại cho nhân viên sống xa văn phòng.

Giám đốc công ty Acompany Hayata Sagasaki cho biết: “Chúng tôi đã lắng nghe cẩn thận ý kiến ​​của các chuyên gia để tránh tăng thêm gánh nặng cho nhân viên do những thay đổi trong luật thuế và luật lao động”.

Theo Nikkei Asia
Tác phẩm có tên “Comedian” của nghệ sĩ người Italy Maurizio Cattelan ra mắt lần đầu năm 2019 tại triển lãm Art Basel ở Miami Beach, đã gây tranh cãi về việc có thể được coi là nghệ thuật hay không. Ảnh: AP
6,2 triệu USD cho quả chuối dán tường
(Ngày Nay) - 6,2 triệu USD là mức giá vừa được trả cho một tác phẩm nghệ thuật gây tranh cãi, một quả chuối tươi dán lên tường bằng băng dính bạc. Tác phẩm được đưa ra trong một cuộc bán đấu giá của Sotheby’s ở New York, Mỹ.
Quang cảnh Hội nghị.
Sản phẩm từ các ngành công nghiệp văn hóa tạo nên hiệu ứng du lịch
(Ngày Nay) - Ngày 21/11, tại thành phố Đà Nẵng, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch chủ trì, phối hợp với các cơ quan, đơn vị liên quan tổ chức Hội nghị triển khai Chỉ thị 30/CT-TTg, ngày 29/8/2024 của Thủ tướng Chính phủ về phát triển các ngành công nghiệp văn hóa Việt Nam (Chỉ thị số 30).