Khả năng sinh lời của Techcombank sẽ còn tăng gấp đôi, gấp ba

 Lợi nhuận 6 tháng đầu năm cao kỷ lục, Techcombank đang dẫn đầu khối ngân hàng TMCP tư nhân và đứng thứ ba toàn hệ thống. Tuy nhiên, CEO của Techcombank, ông Nguyễn Lê Quốc Anh cho rằng, khả năng sinh lời của Techcombank còn tăng mạnh hơn trong những năm tới.

Trong 6 tháng đầu năm, lợi nhuận của Techcombank đạt 5.196 tỷ đồng, tăng gần gấp đôi so với cùng kỳ năm trước, trong khi mức tăng trưởng cho vay khách hàng chỉ gần 4%. Điều gì làm lợi nhuận và doanh thu của Techcombank tăng vọt, thưa ông?

Phần lớn doanh thu của Techcombank vẫn đến từ lãi, với tổng doanh thu thuần 6 tháng đầu năm là 7.765 tỷ đồng, trong đó, doanh thu từ lãi đạt 5.051 tỷ đồng. Tuy nhiên, khoản thu nhập này không chỉ đến từ hoạt động cho vay 6 tháng đầu năm, mà phần lớn là nhờ khoản lãi thu về từ các khoản cho vay từ những năm trước.

Khả năng sinh lời của Techcombank sẽ còn tăng gấp đôi, gấp ba ảnh 1

Ông Nguyễn Lê Quốc Anh, CEO của Techcombank

Dẫu vậy, lãi từ cho vay chỉ là một nửa lý do khiến doanh thu từ lãi của Techcombank tăng mạnh. Nửa lý do còn lại là nhờ chúng tôi có chi phí vốn huy động rẻ hơn thị trường rất nhiều. Hiện tỷ lệ tiền gửi không kỳ hạn (CASA) tại Techcombank chiếm 25% tổng tiền gửi. Con số kỷ lục này giúp Ngân hàng có được nguồn thu lớn từ lãi.

Mặc dù nguồn thu từ lãi vẫn rất tốt, song tại Techcombank, thu ngoài lãi trong 6 tháng đầu năm tăng mạnh và hiện chiếm tới 41,7% tổng thu nhập. Chiến lược của Techcombank là đến năm 2020, doanh thu ngoài lãi sẽ đạt xấp xỉ 50% tổng doanh thu, giúp Ngân hàng tăng trưởng bền vững.

Không chỉ Techcombank, mà nhiều ngân hàng khác cũng đang đẩy mạnh tăng thu nhập ngoài lãi. Tăng phí là giải pháp được nhiều ngân hàng áp dụng để thực hiện mục tiêu này. Trong khi đó, Techcombank lại đang miễn rất nhiều loại phí dịch vụ. Vậy Techcombank làm gì để tăng thu ngoài lãi?

Đúng vậy. Techcombank đang miễn phí một số dịch vụ cho khách hàng. Chúng tôi hiểu rằng, có những dịch vụ khách hàng sẵn sàng trả phí để được hưởng, nhưng với một số loại phí khác, khách hàng không cảm thấy thoải mái khi phải chi trả. Chính vì vậy, Techcombank chỉ thu phí những dịch vụ mà khách sẵn sàng trả tiền.

Chẳng hạn, với phí giao dịch, Techcombank cố gắng miễn phí. Thay vào đó, chúng tôi tập trung vào các dịch vụ khác, như bảo hiểm, tư vấn bán trái phiếu doanh nghiệp… Hay với dịch vụ bancassurance, Techcombank hiện giữ 36% thị phần bán bảo hiểm nhân thọ của ngành ngân hàng, đạt mức cao nhất từ trước đến nay. Điều quan trọng nhất khi triển khai các dịch vụ là phải hiểu nhu cầu và khả năng tài chính của khách hàng. Chỉ khi những giao dịch đem lại giá trị cao thì khách hàng mới vui lòng trả phí. Đây là phương châm làm việc của chúng tôi.

Khách hàng cá nhân hiện đóng góp bao nhiêu phần trăm lợi nhuận của Techcombank và nhóm khách hàng này được Techcombank đánh giá như thế nào trong chiến lược phát triển của mình, thưa ông?

Lợi nhuận từ cho vay cá nhân hiện chiếm khoảng 40% tổng thu nhập lãi của Techcombank, phần còn lại chủ yếu là khối doanh nghiệp nhỏ và vừa và các tập đoàn lớn. Theo kế hoạch, những năm tới, khách hàng cá nhân sẽ chiếm khoảng 50% tổng thu nhập lãi của ngân hàng. Techcombank tập trung vào các khách hàng có thu nhập rõ ràng, nhất là những gia đình trẻ đang trên đà phát triển.

Một phân khúc khách hàng khác cũng được chúng tôi nhắm tới là những người có doanh nghiệp riêng. Nếu tính cả con số này, khách hàng cá nhân của Techcombank hiện lên tới gần 75%.

Khối lượng khách hàng cá nhân lớn như vậy, tại sao Techcombank lại bán công ty tài chính, vốn được nhiều ngân hàng coi là “gà đẻ trứng vàng”?

Chúng tôi luôn có quan điểm phát triển tín dụng thận trọng và bền vững. Cho vay tiêu dùng tuy lợi nhuận cao, nhưng chi phí dự phòng rủi ro cũng rất lớn. Hiện tỷ lệ nợ đã được xử lý bằng nguồn dự phòng rủi ro tại Techcombank chỉ là 0,5%. Tỷ lệ này ngang với các ngân hàng tốt nhất trên thế giới.

Theo tôi, giá trị của một ngân hàng nằm ở hai điểm: vốn chủ sở hữu và chi phí thất thoát. Chi phí thất thoát càng nhỏ, thì lợi nhuận càng lớn và ban lãnh đạo kiểm soát tốt hơn hoạt động của ngân hàng. Nếu cho vay nhiều, nhưng rủi ro cao, chi phí dự phòng lớn, thì rốt cuộc, lợi nhuận lại giảm và rất khó kiểm soát khi thị trường chuyển đổi.

Do đó, với khách hàng cá nhân của Techcombank, chúng tôi không tập trung vào cho vay tiêu dùng tín chấp, mà chủ yếu cho vay tiêu dùng thế chấp, như cho vay mua nhà, mua xe…

Vốn chủ sở hữu của Techcombank đã tăng mạnh trong 4 năm qua. Với số vốn này, dư địa đẩy nhanh tăng trưởng tín dụng để gia tăng lợi nhuận những tháng tới là rất lớn, thưa ông?

Trong kinh doanh ngân hàng, vốn là quan trọng nhất. Khả năng cho vay và phát triển dài hạn của ngân hàng hầu hết dựa trên vốn chủ sở hữu. Từ năm 2015 đến nay, vốn chủ sở hữu của Techcombank đã tăng 2,9 lần, đạt 47.400 tỷ đồng, ngang ngửa với một số ngân hàng thương mại cổ phần quốc doanh và cao gấp đôi, gấp ba so với các ngân hàng có cùng mức tổng tài sản. Với vốn chủ sở hữu này, khả năng sinh lời và phát triển của Techcombank trong những năm tới cũng sẽ khá lớn.

Đương nhiên, vốn chủ sở hữu cao cho phép Techcombank có thể cho vay gấp đôi số dư nợ hiện nay. Tuy nhiên, vấn đề là ngân hàng có lựa chọn như vậy hay không. Quan điểm của Ban lãnh đạo Techcombank là lựa chọn những khách hàng có tài sản tốt, nguồn thu tốt để giảm thiểu rủi ro, không tăng trưởng tín dụng bằng mọi giá. Trong khi đó, chúng tôi tập trung đầu tư hạ tầng công nghệ thông tin, phát triển nguồn lực để phục vụ khách hàng hiệu quả hơn.

Với các nguồn thu đa dạng, không phụ thuộc vào tín dụng, tôi tin rằng, lợi nhuận của Techcombank năm nay ít nhất sẽ đạt kế hoạch đề ra (10.000 tỷ đồng lợi nhuận trước thuế), mà không phải vội vã tăng trưởng tín dụng. Trong tương lai, kế hoạch của chúng tôi là doanh thu tăng 20 - 30%/năm.

Xưởng phim Marvel nhìn lại một năm đầy chông gai
Xưởng phim Marvel nhìn lại một năm đầy chông gai
(Ngày Nay) - Ông Louis D'Esposito, đồng chủ tịch Marvel Studios, thừa nhận rằng vũ trụ điện ảnh Marvel đã trải qua một năm 2023 "khó khăn” khi chứng sự thất bại về doanh thu phòng vé của hai tác phẩm chủ lực: “Ant-Man 3” và “The Marvels. ”
Ảnh minh họa.
Thành đạo theo tinh thần Thiền tông
(Ngày Nay) - Sau khi vượt thành xuất gia, Sa-môn Cù Đàm trải qua nhiều năm tháng tầm sư học đạo và khổ hạnh nơi rừng già, mục đích tìm ra con đường thoát ly sanh tử.
Ảnh minh họa.
Suy ngẫm về sống chết
(Ngày Nay) - Sống và chết là hai sự kiện không tách rời nhau. Có sinh ra là phải có mất đi. Thường con người chỉ lo phần sống, ít ai màng tới phần chết. Tại sao? Khi nghiền ngẫm về cái chết, có lợi ích gì cho đời sống?
Thalassemia là bệnh chưa thể chữa khỏi. (Ảnh minh họa)
Ngày Thalassemia thế giới 8/5: Tầm quan trọng của tầm soát trước hôn nhân
(Ngày Nay) - Bệnh tan máu bẩm sinh Thalassemia (hay còn gọi bệnh Thalassemia) là một bệnh di truyền – bẩm sinh, có đặc điểm là gây tan máu nhiều và thường xuyên dẫn đến thiếu máu mãn tính. Bệnh gặp ở cả nam và nữ. Bệnh có hai biểu hiện nổi bật là thiếu máu và ứ sắt trong cơ thể, nên bệnh nhân phải điều trị suốt đời, nếu không được điều trị thường xuyên, đầy đủ, sẽ có nhiều biến chứng làm bệnh nhân chậm phát triển thể trạng, giảm sức học tập, lao động.
Tác phẩm "Ký ức Hà Nội xa 2"
Triển lãm "Khát": Dấu ấn nghệ thuật giữa lòng Hà Nội
(Ngày Nay) - Chiều ngày 6/5, tại Nhà triển lãm Mỹ thuật 16 Ngô Quyền (Hà Nội), đã diễn ra lễ khai mạc triển lãm "Khát" của hai nghệ sĩ: họa sĩ Nguyễn Thành Việt và nhà điêu khắc Triệu Tiến Công. Triển lãm là sự kết hợp độc đáo giữa hội họa và điêu khắc, mang đến cho công chúng những góc nhìn mới mẻ về chủ đề "Khát".
Cung tuyên văn tế tưởng niệm Đại danh y - Thiền sư Tuệ Tĩnh. Ảnh: Mạnh Tú/TTXVN
Tri ân công đức Đại danh y, Thiền sư Tuệ Tĩnh
(Ngày Nay) -  Sáng 8/5 (tức 1/4 Âm lịch), tại Di tích Quốc gia đặc biệt đền Bia, UBND huyện Cẩm Giàng cùng chính quyền và nhân dân xã Cẩm Văn tổ chức dâng hương tưởng niệm, tri ân công lao, y đức của vị Thánh thuốc Nam, Đại danh y - Thiền sư Tuệ Tĩnh và khai hội truyền thống đền Bia.