Ảnh: Nguyễn Sơn Hoà

Khách sạn Mã Pí Lèng vi phạm Luật Di sản văn hóa như thế nào?

Công trình khách sạn, nhà hàng được xây dựng trên đèo Mã Pí Lèng đang tạo ra một cuộc tranh cãi trong dư luận. Vậy, công trình này đang vi phạm Luật Di sản văn hóa như thế nào?
* * *

Đèo Mã Pí Lèng được Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch công nhận là danh lam thắng cảnh cấp quốc gia năm 2009, nên nó là di sản văn hóa vật thể, được điều chỉnh bởi Luật di sản văn hóa 2001 (quy định tại khoản 2, Điều 4 và Điều 1 luật này), cùng với Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật di sản văn hóa 2009.

  Khu vực xây khách sạn là vực Tu Sản, nhìn xuống dòng sông Nho Quế, nơi dừng chân thưởng cảnh của du khách. Cho nên, theo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật di sản văn hóa 2009, đây phải được xem là khu vực bảo vệ I của danh lam thắng cảnh.

Khách sạn Mã Pí Lèng vi phạm Luật Di sản văn hóa như thế nào? ảnh 1

Điểm a, khoản 1, Điều 13 của Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật di sản văn hóa 2009 sửa đổi Điều 32 Luật di sản văn hóa 2001 nêu rõ: “Khu vực I là vùng có những yếu tố gốc cấu thành di tích”.

Khoản 3 Điều 13 của Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật di sản văn hóa 2009 sửa đổi Điều 32 Luật di sản văn hóa 2001 quy định: “Khu vực bảo vệ I phải được bảo vệ nguyên trạng về mặt bằng và không gian. Trường hợp đặc biệt có yêu cầu xây dựng công trình trực tiếp phục vụ việc bảo vệ và phát huy giá trị di tích, việc xây dựng phải được sự đồng ý bằng văn bản của người có thẩm quyền xếp hạng di tích đó.

Việc xây dựng công trình bảo vệ và phát huy giá trị di tích khu vực bảo vệ II đối với di tích cấp tỉnh phải được sự đồng ý bằng văn bản của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, đối với di tích quốc gia và di tích quốc gia đặc biệt phải được sự đồng ý bằng văn bản của Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch.

Việc xây dựng công trình quy định tại khoản này không được làm ảnh hưởng đến yếu tố gốc cấu thành di tích, cảnh quan thiên nhiên và môi trường - sinh thái của di tích.”

Như vậy, vì đèo Mã Pí Lèng là danh lam thắng cảnh cấp quốc gia, nên việc xây dựng các công trình ở đây thuộc thẩm quyền cho phép của Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, không phải thẩm quyền quyết định của địa phương.

Khách sạn Mã Pí Lèng vi phạm Luật Di sản văn hóa như thế nào? ảnh 2

Việc xây dựng khách sạn Mã Pí Lèng Panorama ở khu vực này là hành vi trái với luật Di sản văn hóa 2001, cùng với Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật di sản văn hóa 2009 vì chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch.

Hơn nữa, việc xây dựng trái phép này thuộc các hành vi bị nghiêm cấm vì làm “sai lệch di tích văn hóa – lịch sử, danh lam thắng cảnh”, quy định bởi khoản 3, Điều 1 Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật di sản văn hóa 2009. Cụ thể, theo điểm b khoản 1 Điều 4 của Nghị định 98/2010/NĐ – CP ngày 21.9.2010 của Chính phủ Quy định chi tiết một số điều của Luật di sản văn hóa 2001 và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật di sản văn hóa 2009 thì hành vi “làm sai lệch di tích văn hóa – lịch sử, danh lam thắng cảnh” là hành vi “Làm thay đổi môi trường cảnh quan của di tích như chặt cây, phá đá, đào bới, xây dựng trái phép và các hành vi khác gây ảnh hưởng xấu đến di tích”.

Những dấu hiệu sai phạm đó của khách sạn Mã Pí Lèng Panorama cần được thanh tra theo Điều 66 của Luật di sản văn hóa 2001. Hành vi xây dựng trái phép này có thể bị cảnh cáo, hoặc phạt tiền theo điểm a, b khoản 1 Điều 21 Luật xử lý vi phạm hành chính 2012. Nếu bị phạt tiền, mức phạt cao nhất là 50 triệu đồng, theo điểm c khoản 1 Điều 24 Luật xử lý vi phạm hành chính 2012.

Kèm theo đó là việc áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả là buộc tháo dỡ công trình (Điều 30), buộc khôi phục lại tình trạng ban đầu (Điều 29) của Luật xử lý vi phạm hành chính 2012. Có lẽ đây là điều cần thiết nhất, được công luận chờ đợi nhất, vì không thể chấp nhận một công trình xây dựng trái phép như vậy đe dọa hủy hoại cả cảnh quan thiên nhiên của đèo Mã Pí Lèng bên dòng sông Nho Quế.

Khi áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả, chủ khách sạn được tự nguyện thi hành. Trong trường hợp chủ khách sạn không tự nguyện thi hành, bắt buộc phải cưỡng chế theo Điều 29, Điều 30 của Luật xử lý vi phạm hành chính 2012.

TIN LIÊN QUAN
Khai thác chất liệu truyền thống dân tộc: Xu hướng sáng tác của nghệ thuật múa đương đại
Khai thác chất liệu truyền thống dân tộc: Xu hướng sáng tác của nghệ thuật múa đương đại
(Ngày Nay) - Cùng với các loại hình nghệ thuật khác, nghệ thuật múa Việt Nam đang tạo dấu ấn với công chúng trong việc khai thác những chất liệu truyền thống vào các tác phẩm, vừa giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc, vừa mang hơi thở cuộc sống đương đại vào các tác phẩm, tạo nên bản sắc của múa Việt trước thế giới.
Ban lãnh đạo Viettel chúc mừng đồng chí Cao Anh Sơn và đồng chí Nguyễn Đạt được bổ nhiệm Phó Tổng Giám đốc Tập đoàn.
Tập đoàn Công nghiệp – Viễn thông Quân đội Viettel có thêm 2 Phó Tổng Giám đốc
(Ngày Nay) - Sáng 2/11, tại Văn phòng Quân ủy Trung ương, Đại tướng Phan Văn Giang, Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Bí thư Quân ủy Trung ương, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng đã trao Quyết định số 420/QĐĐ-BQP và Quyết định số 468/QĐĐ-BQP ngày 1/11/2024 về việc bổ nhiệm cán bộ cho Thượng tá Cao Anh Sơn và Trung tá Nguyễn Đạt giữ chức vụ Phó Tổng Giám đốc Tập đoàn Công nghiệp - Viễn thông Quân đội (Viettel).
Hiện trường nơi xảy ra vụ việc.
Đường sắt Việt Nam tiếp tục xảy ra sự cố tàu hoả trật bánh
(Ngày Nay) - Ngày 1/11/2024, trên tuyến đường sắt vào ga Hải Vân Nam (TP. Đà Nẵng) tiếp tục xảy ra vụ trật bánh tàu khiến 3 toa hàng lật, gây ách tắc đoạn tuyến qua đèo Hải Vân. Trước đó, đường sắt Việt Nam đã liên tiếp xảy ra nhiều sự cố tương tự, mà các chuyên gia cho rằng, nguyên nhân cần xem xét về yếu tố chất lượng, niên hạn toa tàu, nhất là toa tàu hàng.