(Ngày Nay) - Sau 23 năm Luật Di sản văn hóa và 15 năm Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Di sản văn hóa đi vào cuộc sống, Dự thảo Luật Di sản văn hóa (sửa đổi) sẽ được tiếp tục thảo luận tại Kỳ họp thứ 8 của Quốc hội khóa XV, dự kiến sẽ khai mạc vào ngày 21/10/2024. Dự luật mới kiên trì bảo vệ quan điểm không xếp hạng di sản văn hóa phi vật thể theo Công ước 2003 của Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa của Liên hợp quốc (UNESCO) về bảo vệ di sản văn hóa phi vật thể.
(Ngày Nay) - Mục đích cuộc kiểm tra nhằm đánh giá việc quản lý, từ đó giúp cho các tổ chức, cá nhân là chủ sở hữu, được giao quản lý, sử dụng di tích tự quản lý tiền công đức, tài trợ minh bạch, rõ ràng.
(Ngày Nay) - Thứ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch Hoàng Đạo Cương đã ký Quyết định số 1963/QĐ-BVHTTDL ban hành Kế hoạch xây dựng Dự án Luật Di sản văn hóa (sửa đổi).
(Ngày Nay) - Thứ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch Hoàng Đạo Cương đã ký văn bản số 1498/BVHTTDL-DSVH, yêu cầu tăng cường công tác bảo vệ, bảo quản, phát huy giá trị của bảo vật quốc gia và lập hồ sơ hiện vật đề nghị công nhận bảo vật quốc gia đợt 12, năm 2023.
(Ngày Nay) - Ngày 12/12, Phó Thủ tướng Thường trực Phạm Bình Minh ký ban hành Nghị quyết 159/NQ-CP phiên họp chuyên đề của Chính phủ về xây dựng pháp luật tháng 11/2022. Trong đó, Chính phủ cho ý kiến về Đề nghị xây dựng Luật Di sản văn hóa (sửa đổi).
(Ngày Nay) - Mới đây, tại Hội thảo góp ý xây dựng luật do Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch tổ chức, giới chuyên gia và nhà quản lý rất quan tâm đến đề nghị đưa di sản tư liệu vào Luật Di sản văn hóa (sửa đổi).
(Ngày Nay) - Sau 13 năm kể từ lần sửa đổi gần nhất, Luật Di sản văn hóa đang dần bộc lộ những điểm hạn chế, nhiều điều khoản, quy định đã trở nên lỗi thời so với thực tiễn bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa hiện nay.
(Ngày Nay) - Nhiều sự việc đáng tiếc đã xảy ra như tôn tạo chùa “chui,” xây thêm công trình trong vùng lõi di tích, “chảy máu” cổ vật... Nguyên nhân là do những "lỗ hổng" trong hành lang pháp lý quản lý di sản.
(Ngày Nay) - Theo Cục Di sản Văn hóa (Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch), năm 2001, lần đầu tiên loại hình di sản văn hóa phi vật thể chính thức được quy định trong Luật Di sản văn hóa, tạo bước chuyển biến lớn trong nhận thức của toàn xã hội về di sản văn hóa phi vật thể. Thực hiện Luật Di sản văn hóa, cả nước có trên 410 di sản được đưa vào Danh mục Di sản Văn hóa phi vật thể Quốc gia, một số di sản được UNESCO ghi danh.
(Ngày Nay) - Nhằm quản lý, bảo vệ nguyên vẹn các giá trị nổi bật toàn cầu của di sản, đồng thời nâng cao hiệu quả công tác bảo tồn, phát huy giá trị Di sản Văn hóa và Thiên nhiên Thế giới quần thể danh thắng Tràng An (Di sản), UBND tỉnh Ninh Bình đã ban hành văn bản số 535/UBND-Vp5 về việc tăng cường quản lý, bảo vệ Di sản.
Cụm di chỉ Vườn Chuối có vị trí quan trọng trong việc nghiên cứu các giai đoạn văn hóa thời đại kim khí phát triển liên tục từ Đồng Đậu - Gò Mun - Đông Sơn ở Hà Nội nói riêng và khu vực miền Bắc nói chung.
(Ngày Nay) - Công trình khách sạn, nhà hàng được xây dựng trên đèo Mã Pí Lèng đang tạo ra một cuộc tranh cãi trong dư luận. Vậy, công trình này đang vi phạm Luật Di sản văn hóa như thế nào?