"Không có anh Hoài Linh thì khó có Đàm Vĩnh Hưng hiện tại"

Đàm Vĩnh Hưng, giám khảo X-Factor nói về danh hài với những tình cảm chân thành: "Thật sự nếu không có anh Hoài Linh thì khó có Đàm Vĩnh Hưng hiện tại".
"Không có anh Hoài Linh thì khó có Đàm Vĩnh Hưng hiện tại"

- Hoài Linh từng bảo rằng, anh là “thằng đệ tử” của anh ấy. Ai cũng tò mò về lần đầu hai người gặp nhau?

- Đó là năm 1998 khi tôi mới bước chân vào trung tâm ca nhạc nhẹ. Anh Hoài Linh lúc đó là nghệ sĩ hài hải ngoại rất nổi tiếng mới về nước. Tôi thần tượng anh Linh lâu lắm rồi. Vô tình một lần anh Hoài Linh về diễn cho đoàn cùng với rất nhiều ngôi sao tiềm năng lúc ấy như Hồng Ngọc, Mỹ Tâm, Quốc Đại, Nhất Thiên Bảo (1088), Huỳnh Lợi, Nhã Ca, Thảo Trang, Vũ Hà... Đồng nghiệp trong đoàn ai cũng xúm xít với anh Linh hết.

Dù rất thần tượng anh nhưng tôi không thích thế, tách nhóm và dọn đồ make-up riêng ra một góc một mình, không nói, không đả động gì hết. Có lẽ sự khác biệt đó vô tình làm cho anh ấy chú ý.

Trước khi chương trình diễn ra, tôi mới đến cúi đầu chào lúc anh ngồi quán cà phê bên ngoài nhà hát thành phố. Anh Linh tò mò hỏi: “Ai thế”. Ngày đó đồng nghiệp chỉ gọi tôi bằng nghệ danh Vĩnh Hưng. Còn người trong đoàn hay gọi tôi là “Thanh Lam” làm anh Hoài Linh khá ngạc nhiên. Đó là lần đầu chúng tôi gặp nhau.

"Không có anh Hoài Linh thì khó có Đàm Vĩnh Hưng hiện tại" - anh 1

Danh hài Hoài Linh là người lăng xê cho Đàm Vĩnh Hưng nổi tiếng với các hit "Say tình", "Bình minh sẽ mang em đi".

- Rồi sau đó thì sao?

- Tôi gặp lại anh Hoài Linh khi tham gia trình diễn trong một số lần anh đến bar xem kịch cùng với Kiều Oanh và một số bạn bè khác. Ngày đó, tôi hay mặc áo body-suit dài, nghe hát xong, anh kêu lại bảo: “Em hát có hồn và có chất lắm, nhưng em đừng mặc áo dài như vậy nữa được không”. Anh ngạc nhiên có lẽ một phần vì Sài Gòn lúc đó quá nóng. Mấy lần sau anh ấy đi xem tôi vẫn lại mặc chiếc áo đó. Chính yếu tố “chướng” làm cho anh ấy nhớ đến mình.

- Chú ý là một chuyện, còn chuyện nâng đỡ anh?

- Vài lần anh em tiếp xúc, khi sắp sửa về Mỹ, tôi có nhờ anh Hoài Linh mang giúp một CD gồm những bài thu trên truyền hình để tặng bạn bên đó.

Anh Hoài Linh mới bảo: “Ủa, không tặng anh sao?”. Tôi bảo “em đời nào dám nghĩ đến chuyện ấy, có mơ cũng không bao giờ dám”. Anh Linh cười, tôi mừng quá, về chép thêm một đĩa nữa và trịnh trọng tặng cho anh. Anh Hoài Linh mang về bên đó cho mọi người nghe thử và nhận được phản hồi tốt. Họ sao chép ra rất nhiều.

Khi đó, anh Hoài Linh có mở một trung tâm băng nhạc tại hải ngoại. Anh ấy bảo tôi: “Em tự chọn bài và biên tập một album, rồi gửi anh xem”. Trời ơi, lúc ấy tôi không tin đó là sự thật. Tôi chọn một loạt bài hát nhưng khi anh Linh về đến nơi, cho tiền mình mới dám làm.

Hòa âm bấy giờ rất đắt, khoảng 1 triệu đồng/bài hát. 10 bài tốn 10 triệu đồng mà hát một đêm dữ lắm cũng chỉ có 50.000 đồng. Anh Hoài Linh về nước và gọi anh Mạnh Trinh tới chọn bài hòa âm. Cầm bản master, anh ấy trở về Mỹ. Bên đó nghe xong, quyết định thu và quay hình 2 bài Say tình và Tình ơi xin ngủ yên.

Là người am hiểu thị trường, anh Hoài Linh tung 2 video này trước khi chính thức ra CD. Tôi vô cùng bất ngờ khi được anh trân trọng giới thiệu và nâng đỡ mình như vậy. Nghệ danh Đàm Vĩnh Hưng cũng do anh Linh và ca sĩ Ngọc Thúy (vợ của nhạc sĩ Huỳnh Nhật Tân) thêm vào, vì anh ấy nói vui rằng, bên đó người ta có nhiều chợ Vĩnh Xuân, Vĩnh Phúc... rồi, giờ lại thêm Vĩnh Hưng, nó nhạt.

- Anh có thấy hài lòng?

- Khi anh Linh điện thoại về thì tôi rất bất ngờ và buồn cười vì họ “Đàm” nghe lạ lẫm quá. Nhưng không dám góp ý gì. Bên đó quyết định tung ra thị trường tên Đàm Vĩnh Hưng và khán giả rất thích, thêm băng Say tình nữa thì càng thích hơn. CD đó ra mắt và thành công vang dội.

- Dường như anh rất may mắn khi ngày đó, không nhiều người được Hoài Linh lăng-xê như thế?

- Thật sự nếu không có anh Hoài Linh thì khó có Đàm Vĩnh Hưng hiện tại. Đó là bàn đạp rất mạnh để mình bay lên luôn và không gặp trở ngại gì. Đĩa trước bán được quá và anh em gấp rút làm một CD khác. Thế là đĩa thứ hai, Bình minh sẽ mang em đi là bước tổng tấn công. Tôi ngỏ lời xin master của CD đầu tiên để phát hành trong nước nhưng khá khó khăn, vì một số trung tâm còn dè dặt với ca sĩ mới.

"Không có anh Hoài Linh thì khó có Đàm Vĩnh Hưng hiện tại" - anh 2

Trước tin đồn về mối quan hệ của hai người, Mr Đàm khẳng định, cả hai không yêu nhau.

- Anh tự đi “chào” các trung tâm?

- Tự mình đi “chào” hết. Anh Linh chỉ lo bên kia thôi. “Chào” mà bỏ thêm phiếu cắt tóc miễn phí vô đó nữa, vì mình làm nghề tóc mà (cười lớn).

- “Tâm tư thương hoài Hoài Linh”, câu hát đầy tình cảm và biết ơn này một thời cũng gây sóng gió bởi những đồn đoán mối quan hệ của hai người?

- Chúng tôi thương nhau thì có, chứ không yêu nhau. Vì tôi cũng là con nuôi của gia đình anh Hoài Linh, bố mẹ anh ấy xem tôi như người nhà. Tôi tự nghĩ thời điểm đó không ai có thể thương và lo cho mình như vậy. Tôi thấy hãnh diện và hạnh phúc kinh khủng.

Tôi còn nhớ, ngày đầu tiên, anh Hoài Linh cho lệ phí ra Nha Trang để quay hình, số còn dư, tôi trả lại. Anh ấy bảo tôi là “thằng điên”. Với anh Hoài Linh, tôi thấy mình thật thà và không “qua mặt” anh ấy bất cứ chuyện gì. Tôi ví mình như là đệ tử chân truyền, bởi anh dạy mọi thứ từ cúng kiến, thờ phụng, lễ nghĩa, biết trước biết sau...

Song song đó, tôi cũng bị rất nhiều người ghét vì mình ở cạnh một ngôi sao, một “ông vua” thời điểm đó như anh Hoài Linh nên bao nhiêu lời đồn đại cứ thế mà bao vây.

- Điều gì ở anh ấy làm anh nhớ nhất?

- Nhiều lắm. Trong cuộc sống bao nhiêu cách ứng xử, bao nhiêu chiêu trò hoặc đối nhân xử thế anh đều dạy hết. Ngay cả lần mình không bao giờ quên là mình ăn ốc hải sản ngoài Phan Rang, sau đó dị ứng khắp người kéo dài 2, 3 ngày trời. Anh ấy bày cách chữa “mẹo” và đi tìm cái lưới đánh cá. Rồi chính tay anh “chà” từng li từng tí để chữa cho mình, muốn rơi nước mắt luôn.

Về chuyên môn thì anh Linh tư vấn vốn liếng nhạc xưa. Còn lại anh ấy để tôi tự lập hết.

- Có khi nào anh tự hỏi tại sao Hoài Linh thương anh đến vậy?

- Tôi đã có lần hỏi anh ấy. Chính anh Hoài Linh cũng không hiểu và giải thích nổi. “Có lẽ mày có vài nét gì đó giống vợ tao”, anh nói thế (cười lớn). Vì vợ anh Linh cũng đẹp, hơi “lé lé” kim giống mình. Nhìn chung phảng phất có nét giống nhau.

- Anh có tiếp xúc với vợ anh ấy chưa?

Có chứ, thân thiết nữa là khác. Chị cũng điện thoại về nhờ giải quyết công việc này kia.

- Khác hẳn với anh, Hoài Linh chưa bao giờ dành cho Mr. Đàm những lời có cánh?

- Một người nói là đủ rồi, nói nhiều quá đâm ra sáo rỗng.

Anh Hoài Linh thì không ai có thể tác động được. Anh ấy rất khó. Tôi ngồi nói chuyện với anh rất dễ bị “mất điện”. Tôi mang danh là “hoa hậu ứng xử” mà gặp còn bị “đơ”. Mình không mạnh dạn hay tự tin giống như khi trước những người khác, người ta còn gọi là “dưới màu” ấy.

Dù sao anh ấy cũng là sư phụ của mình mà. Mình kể chuyện vui thì ảnh cười, nhiều khi anh Linh còn “chơi khăm”. Ví dụ, mình đi trước anh ấy thì bảo “tao là con mày hay sao mà đi sau mày?”. Đi ngang thì “tao ngang hàng mày hay sao?”. Đi sau thì “tao là tù nhân sao mày áp giải?”. Rốt cuộc tôi không biết đường nào vì kiểu anh ấy là như vậy, luôn khiến mình phải bộc lộ cá tính và giải quyết tình huống nhanh gọn. Viết tin nhắn cũng phải lựa kỹ từng chữ, đọc đi đọc lại nhiều lần vẫn bị “dính” như thường. Đến bây giờ vẫn vậy, anh ấy khó để mình đàng hoàng và chỉn chu hơn.

- Cuộc sống hiện tại của hai người xem chừng quá đối lập nhau?

- Đúng vậy, anh Hoài Linh thì xuề xòa và dễ chịu. Thích quán ăn lề đường, thích đám đông, em út quay quần xung quanh. Tôi chỉ thích bạn bè tới gặp mặt nhau ăn uống vui vẻ rồi thôi. Anh Linh lúc nào cũng phải “rần rần”. Chắc có lẽ... anh ấy cô đơn.

Đôi khi khán giả thấy vậy chứ không phải vậy, càng nổi tiếng thì người ta càng ít tri kỷ, cũng cô đơn chứ. Nhiều khi qua nhà thăm thấy anh Linh nằm chèo queo, có hôm bệnh, chỉ có tôi mang thức ăn sang mới chịu ăn. Anh Hoài Linh ăn rất khô khan, thích ăn mắm, kho quẹt, ngủ thì nằm co ro, nhìn khắc khổ lắm. Anh ấy là vậy, chỉ luôn quan tâm đến người khác, anh ấy mà lo rồi là khỏi nói, tới nơi tới chốn.

'Không có anh Hoài Linh thì khó có Đàm Vĩnh Hưng hiện tại'

Được coi là "hoa hậu ứng xử" nhưng mỗi lần gặp danh hài, Mr Đàm đều "mất điện".

- Dõi theo anh, danh hài Hoài Linh có đưa lời khuyên mỗi khi anh gặp scandal?

- Nhắn tin chửi (cười). Sau này có khi nhắn tin, khi thì điện thoại, cũng có lúc im luôn. Có lẽ anh ấy biết mình có thể giải quyết được nên không nói tới. Cho “xuống núi” là biết mình đã đủ “công lực” để tự bơi rồi.

- Có khi nào anh ấy can dự vào?

- Không, cho tự giải quyết hết.

- Hoài Linh bây giờ theo anh có là “vua rating” khi anh ấy chiếm gần như toàn bộ sức hút từ các gameshow khác?

- Điều này không có gì bất ngờ, khán giả của anh Hoài Linh ở khắp mọi nơi. Đi diễn với anh ấy là yên tâm về phần bán vé, thật sự là vậy. Với lượng fan khổng lồ như vậy sao mà không ủng hộ được. Theo tôi, anh Hoài Linh là người có những nhận xét rất chính xác, rõ ràng, tỉ mỉ, phân tích tốt các vấn đề. Ngồi ghế nóng với anh ấy bây giờ là quá trễ, bởi anh ấy phải ngồi từ lâu rồi đấy chứ. Anh ấy đã đào tạo ra cả một giám khảo như Đàm Vĩnh Hưng mà.

- Theo anh, lý do của việc chậm trễ này là gì khi mà các chương trình truyền hình thực tế đang thoái trào?

- Thời điểm trước, những chương trình đó không thuộc chuyên môn của anh Hoài Linh, đa số đều là ca nhạc. Nhà sản xuất hẳn là có suy nghĩ và tiếng nói riêng. Nhưng sau này khi gameshow mang tính biểu diễn và tổng hợp nhiều hơn, người hút khán giả và ăn nói duyên dáng nhất chính là danh hài Hoài Linh. Mời anh ấy là hợp lý.

- Theo anh, Hoài Linh có sức hút gì đặc biệt?

- Hút quá đi chứ. Cái duyên dáng ấy có từ lâu rồi và giành được rất nhiều sự yêu mến của mọi người. Anh ấy gần như là nền tảng vững chắc trong lòng khán giả. Bạn hãy một lần chứng kiến cảnh anh ấy vào chợ mới biết người ta thương anh ấy thế nào và anh ấy sống thế nào mới được người ta thương như vậy. Ngồi xuống là người ta “bu” vào, yêu mến gọi tên Hoài Linh như một người thân trong gia đình.

Thiếu tá Hà Thanh thuyết minh phòng truyền thống cho các chiến sĩ mới.
Không phải cứ cầm súng mới là chiến đấu
(Ngày Nay) - Là một người vợ, một người mẹ nhưng trên hết là một người con của Tổ quốc, những nữ quân nhân luôn xứng đáng được tôn vinh với sự hi sinh cao cả cho sự nghiệp bền vững của dân tộc. Hơn 15 năm công tác tại quân đội, Thiếu tá Đinh Thị Hà Thanh luôn hoàn thành tốt nhiệm vụ của mình, tỏa sáng với phẩm chất “Anh hùng - bất khuất - trung hậu - đảm đang”.
Ta đi theo ánh lửa từ trái tim mình...
Ta đi theo ánh lửa từ trái tim mình...
(Ngày Nay) - Tròn 80 năm xây dựng, chiến đấu và trưởng thành, dưới sự lãnh đạo tuyệt đối, trực tiếp về mọi mặt của Đảng, Quân đội nhân dân Việt Nam cùng với toàn dân đã lập nên những chiến công vĩ đại trong sự nghiệp giải phóng dân tộc, bảo vệ Tổ quốc.
Quân đội Ukraine thiếu hụt nhân lực nghiêm trọng
Quân đội Ukraine thiếu hụt nhân lực nghiêm trọng
(Ngày Nay) - Vào một buổi chiều giá lạnh gần đây tại thành phố Kovel, miền Tây Ukraine, một người đàn ông tóc bạc, mặc quân phục chuẩn bị lên tàu. Vài phút sau, tàu rời ga trong một hành trình dài về phía Đông đất nước, hướng đến tiền tuyến trong cuộc chiến với Nga.
Ảnh minh hoạ.
Nga phát triển phương pháp mới chống bệnh huyết khối
(Ngày Nay) - Các nhà khoa học thuộc Đại học Vật lý và Công nghệ Moskva và Trung tâm Khoa học Lâm sàng Liên bang về Y học Hóa lý mang tên Lopukhin trực thuộc Cơ quan Y Sinh Liên bang của Nga đã phát triển một phương pháp mới để phân tích các hoạt chất sinh học có tác dụng trong việc tìm kiếm thuốc chống đông máu - những chất ngăn chặn hình thành cục máu đông.
Tiết mục biểu diễn văn nghệ của các thành viên Tổ chức Giao lưu Văn hóa Việt Nam-Australia (VACEO). Ảnh: Lê Đạt/PV TTXVN tại Australia.
2024 là năm "bội thu" của ngoại giao văn hóa Việt Nam
(Ngày Nay) - Trao đổi văn học nghệ thuật, trao đổi văn hóa du lịch, giao lưu thể thao, trao đổi học thuật, trao đổi triển lãm và các hoạt động văn hóa khác là những biểu hiện chính của ngoại giao văn hóa.
“Việt Nam là bạn…”
“Việt Nam là bạn…”
(Ngày Nay) - Không chỉ bảo vệ vững chắc Tổ quốc, Quân đội nhân dân Việt Nam còn cử lực lượng tham gia hoạt động Gìn giữ Hòa bình Liên Hợp Quốc tại các quốc gia và khu vực đói nghèo, có xung đột vũ trang tại Châu Phi. Cùng với đó, bộ đội ta cũng từng lên đường hỗ trợ Thổ Nhĩ Kỳ khắc phục hậu quả động đất… Tại sao phải cử bộ đội đi lo những chuyện “thiên hạ”? Đó có phải là những việc làm phù phiếm và viển vông?