Làng nghề đổi đời nhờ phế liệu

0:00 / 0:00
0:00
(Ngày Nay) - Gần 20 năm qua, ít ai thấy ở làng nghề hương đen thôn Xà Cầu, xã Quảng Phú Cầu, huyện Ứng Hòa (Hà Nội), có nhà nào còn giữ nghề truyền thống trăm năm. Thay vào đó, những núi phế liệu chất đầy quá đầu, trải tràn ra đường lại là nghề “truyền thống mới” tạo ra “miếng cơm, manh áo” cho 180 hộ dân ở đây. Mở mắt ra chịu cảnh sống chung với rác, nhưng cũng từ đó, nhiều hộ gia đình đổi đời.
Làng nghề đổi đời nhờ phế liệu

Nằm cách trung tâm thành phố Hà Nội hơn 30 km, mỗi ngày, tại thôn Xà Cầu có tới hàng trăm tấn nhựa, phế liệu đổ về từ khắp Hà Nội và các vùng lân cận, thậm chí là phía Nam. Số lượng rác thải nhựa ở đây tỷ lệ thuận với mức độ tiêu thụ sản phẩm nhanh của xã hội hiện đại.

Sau khi được tập kết về đây, rác thải nhựa và các phế phẩm được phân loại, sàng lọc, sơ chế, nghiền nhỏ rồi bán lại cho các công ty, nhà máy sản xuất đồ nhựa ở Vĩnh Phúc, Hưng Yên, Hải Dương với giá khoảng 3.000 đồng/kg tùy loại…

Làng nghề đổi đời nhờ phế liệu ảnh 1

Mỗi ngày, số lượng phế liệu được thu gom về quá nhiều nhưng nhân lực mỏng, chưa kịp xử lý. Rác thải nhựa, phế phẩm chất thành từng đống lớn ngổn ngang, cao gần bằng ngôi nhà. Hình ảnh này trở nên quen thuộc gần 20 năm nay với người dân ở thôn Xà Cầu.

Làng nghề đổi đời nhờ phế liệu ảnh 2

Nhà anh Nguyễn Tiến Quang (65 tuổi) có 5 người thì đến 4 người làm nghề này, tạo thành một dây chuyền khép kín trong hộ gia đình: người phân loại, người cho rác vào máy nghiền, người sơ chế, rửa qua nhựa đã nghiền với nước sạch, người đóng gói thành phẩm vào các bì lớn. Công việc này đòi hỏi phải có sức khoẻ, nên thường dành cho những người đàn ông hoặc thanh niên trai tráng đảm nhận.

Làng nghề đổi đời nhờ phế liệu ảnh 3

Công đoạn phân loại, sơ chế rác thải nhựa tuy dùng ít sức lực hơn nhưng lại đòi hỏi nhiều nhân công bởi số lượng rác phế phẩm mỗi ngày đổ về nhiều vô kể Những người làm thuê tại các xưởng xử lý rác thải nhựa đa số đều là người dân ở thôn.

Làng nghề đổi đời nhờ phế liệu ảnh 4

Đôi bàn tay thoăn thoắt phân loại rác thành từng rổ: chai nhựa màu ném ra một rổ lớn, nắp vỏ chai, lọ tháo ra bỏ riêng, đồ chơi hỏng cũng xếp riêng ra thành một góc, chị Hải Yến (47 tuổi) cho biết khi đã quen việc, mỗi ngày có thể kiếm được lên đến 400.000 đồng, mỗi tháng thu nhập dao động trên dưới 10 triệu mà chẳng phải tha phương cầu thực.

Làng nghề đổi đời nhờ phế liệu ảnh 5

Những người cao tuổi cũng tranh thủ tham gia vào “nghề truyền thống mới” này. Ông Nguyễn Hữu Thịnh (79 tuổi) cho biết trước đây, hai vợ chồng cùng theo nghề hương đen, nhưng từ lúc làng chuyển nghề sang phế liệu, ông bà cũng phải theo thời đại bởi làm hương đen chẳng còn kiếm được là bao.

Làng nghề đổi đời nhờ phế liệu ảnh 6

“Đôi khi ngồi bóc vỏ dây điện lại nhớ nghề xưa, nhưng cả làng làm thì mình cũng làm theo thôi. Nhiều nhà ở làng này nhờ rác mà xây được nhà, ăn nên làm ra, có của ăn của để. Lắm lúc nhà có việc hiếu hỷ, mà đi vào đi ra toàn là rác, ngày xưa chưa quen chứ giờ mọi người đùa nhau đấy là điểm đặc biệt ít nơi nào có được” – bà Thuỷ, vợ ông Thịnh nửa đùa nửa thật khi nói về nghề.

Làng nghề đổi đời nhờ phế liệu ảnh 7

Không chỉ sống chung với rác, người thôn Xà Cầu đến lúc chết đi cũng không thoát được cảnh nằm cùng với phế phẩm. Mỗi ngày, những chiếc xe cải tiến chở rác lại men theo quốc lộ 21B tiếp tục chất đầy dọc đường vào nghĩa trang. Họ vẫn hay đùa với nhau rằng, ở đây, người sống tranh đất của người chết để làm rác.

Làng nghề đổi đời nhờ phế liệu ảnh 8

Người dân ở đây cho biết, trung bình mỗi ngày, khoảng 50 tấn nhựa, phế phẩm từ khắp cả nước đổ về thôn Xà Cầu. Có những ngày cao điểm, con số này lên đến hàng trăm tấn, sức người làm không xuể. Rác nối tiếp rác, ngày càng chất đống hai bên lối đi về.

Làng nghề đổi đời nhờ phế liệu ảnh 9

Ngày nắng cũng như ngày mưa, người dân thôn Xà Cầu vẫn mải miết bám trụ với rác. Dù vất vả nhưng chúng mang lợi nhuận kinh tế cao. Nghề thu mua phế liệu đã trở thành “cần câu cơm” của hàng trăm hộ dân nơi đây, đưa Xà Cầu thành thôn khá giả nhất vùng nhưng lại khiến người dân phải sống trong cảnh rác thải bủa vây khắp nơi.

Ấn bản tiếng Trung của 2 cuốn sách “Vắt qua những ngàn mây” và “Người Hà Nội, chuyện ăn chuyện uống một thời”
Ra mắt hai cuốn sách văn hóa Việt Nam tại Trung Quốc
(Ngày Nay) - Từ TP.Nam Ninh, Trung Quốc, dịch giả Nguyễn Lệ Chi, cho biết vào chiều ngày 16/11 vừa qua, Công ty Chibooks đã phối hợp với NXB Khoa học Kỹ thuật Quảng Tây tổ chức ra mắt ấn bản tiếng Trung cho hai cuốn sách về văn hóa Việt.
Buổi thực hành của lớp cồng chiêng và múa xoang bên mô hình nhà Rông đặc trưng ngay tại sân trường THCS Tân Thượng.
Bảo tồn văn hóa K’Ho ở mái trường vùng sâu cao nguyên Di Linh
(Ngày Nay) - Để bản sắc dân tộc K’Ho không bị mai một, thầy và trò Trường Trung học Cơ sở Tân Thượng (xã Tân Thượng, huyện Di Linh, Lâm Đồng) đã cùng nhau triển khai mô hình bảo tồn văn hóa ngay tại mái trường thân yêu. Hoạt động ý nghĩa này đã góp phần giữ gìn văn hóa đặc trưng của người dân tộc K’Ho ở cao nguyên Di Linh nói riêng và tỉnh Lâm Đồng nói chung.
Ảnh minh hoạ.
Việt Nam tiếp tục đối mặt với tình trạng kháng thuốc gia tăng
(Ngày Nay) - Theo Bộ Y tế, kháng thuốc là một mối đe dọa sức khỏe và sự phát triển toàn cầu. Việt Nam đang tiếp tục đối mặt với tình trạng kháng thuốc gia tăng. Việc phòng, chống kháng thuốc đòi hỏi sự tham gia của các bộ, ngành, địa phương và toàn xã hội.
Tổng Bí thư Tô Lâm với cán bộ Ban Thường vụ Tỉnh ủy Cà Mau.
Tổng Bí thư Tô Lâm làm việc với Ban Thường vụ Tỉnh ủy Cà Mau
(Ngày Nay) - Tiếp theo chương trình công tác tại Cà Mau, chiều 17/11, Tổng Bí thư Tô Lâm và Đoàn công tác của Trung ương đã có buổi làm việc với Ban Thường vụ Tỉnh ủy Cà Mau về kết quả thực hiện Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng và Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XVI nhiệm kỳ 2020-2025.
Nghe pháp tôn trọng, nhưng chớ vội tin
Nghe pháp tôn trọng, nhưng chớ vội tin
(Ngày Nay) - Nghe Pháp là từ thường gặp trong kinh. Đa văn là nghe Pháp nhiều, một trong những hạnh lành. Ngày nay, nghe Pháp không chỉ nghe giảng mà còn là đọc, tụng, nghiên cứu, thảo luận, biên khảo giáo pháp.
Toàn cảnh Liên hoan trình diễn trang phục các dân tộc tỉnh Hòa Bình.
Gìn giữ văn hóa bản địa qua trang phục các dân tộc tỉnh Hòa Bình
(Ngày Nay) - Tối 17/11, tại Quảng trường Hòa Bình, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Hòa Bình tổ chức Chương trình Liên hoan trình diễn trang phục các dân tộc tỉnh Hòa Bình. Đây là hoạt động nằm trong chuỗi các sự kiện của Tuần Văn hóa - Du lịch tỉnh Hòa Bình năm 2024 diễn ra từ ngày 15-23/11/2024.