Nghề đan bèo tây xuất ngoại ở Ninh Bình

(Ngày Nay) - Thân cây bèo tây, qua bàn tay khéo léo của những thợ thủ công ở huyện Kim Sơn (Ninh Bình), đã trở thành sản phẩm mỹ nghệ xuất khẩu, có giá trị kinh tế cao.
Chị Nguyễn Thị Hoa kiểm tra sản phẩm trước khi xuất kho. Ảnh: Phương Vy.
Chị Nguyễn Thị Hoa kiểm tra sản phẩm trước khi xuất kho. Ảnh: Phương Vy.

Khi nghề dệt chiếu cói truyền thống hàng trăm năm ở huyện Kim Sơn dần mai một, thợ thủ công đeã tìm cho mình hướng đi mới. Việc sản xuất hàng thủ công mỹ nghệ với nguyên liệu bèo tây vừa cho thu nhập cao, vừa giữ được nghề đan lát truyền thống nên được người dân phát triển.

Bèo tây (tên gọi khác là lục bình hay lộc bình) là thực vật thủy sinh, thân mộc, sống trôi nổi trên mặt sông. Mỗi cây bèo tây trưởng thành thường dài 60-90 cm. Sau khi thu hoạch, người thợ sẽ cắt bỏ phần gốc và phần lá rồi phơi nắng cho thật khô để làm nguyên liệu đan các mặt hàng xuất khẩu.

Dù bèo tây sinh trưởng quanh năm nhưng công đoạn phơi chỉ thực hiện được trong mùa nắng nên nhiều người phải bỏ cả tháng trời đi cắt bèo về phơi, dự trữ đan dần trong năm.

Chị Lưu Thị Bích (40 tuổi, xã Xuân Thiện) mỗi ngày ngâm mình dưới nước 8 tiếng để vớt bèo ở những con kênh gần nhà. Để phòng bệnh ngoài da và tránh bèo “ăn” da, chị Bích phải mặc quần áo mưa, đi găng tay và bịt kín mặt.

Chị cho hay, những gia đình làm nghề bèo tây phải bỏ thời gian đi vớt bèo coi như lấy công làm lãi, chứ mua bèo khô giá 20.000 đồng/kg về đan thì thu nhập chẳng đáng bao nhiều. “Bèo ở đây dày đặc trên các con kênh nên hàng nghìn người đi vớt cũng không xuể”, chị Bích nói.

Nghề đan bèo tây xuất hiện ở Ninh Bình từ năm 2005, nhưng phát triển mạnh mẽ vài năm gần đây. Một phần do được thị trường nước ngoài mở rộng, một phần do thu nhập cao nên thợ thủ công tham gia đan lát ngày càng nhiều.

Nghề đan bèo tây xuất ngoại ở Ninh Bình ảnh 1Mỗi tháng chị Trần Thị Thêu đan bèo tây kiếm thêm 2-3 triệu đồng. Ảnh: Phương Vy.

Nhà làm 4 mẫu ruộng, chị Trần Thị Thêu (32 tuổi, xã Như Hòa) tranh thủ đan bèo tây. “Trước kia cả gia đình tôi làm nghề dệt chiếu. Những năm gần đây thợ dệt chiếu ít đi do thu nhập thấp, sản phẩm làm ra bán chậm, người ta chuyển sang làm hàng thủ công mỹ nghệ từ cói, bèo tây”, chị Thêu chia sẻ.

Bèo tây mọc đầy kênh nước gần nhà, chỉ bỏ thời gian đi vớt về phơi khô rồi đan chứ không mất tiền mua nguyên liệu nên thu nhập khá. Với thợ thạo việc như chị Thêu, mỗi ngày ngồi đan kiếm được 150.000-300.000 tiền công.

Chị Nguyễn Thị Hoa (45 tuổi), chủ một cơ sở chế biến hàng thủ công mỹ nghệ ở xã Như Hòa cho biết, các sản phẩn chế biến từ nguyên liệu tự nhiên như bèo tây, cói được thị trường Nhật Bản, Mỹ, Đức, Đan Mạch… ưa chuộng do bền, đẹp và đặc biệt là thân thiện với môi trường. Sản phẩm do người thợ Kim Sơn làm rất đa dạng, như: thảm, giỏ đựng đồ, kệ đựng báo, khay giấy, bình hoa, ghế salon…

Kỹ thuật đan lục bình đơn giản hơn dệt chiếu, gồm các kiểu cơ bản như: đan hạt gạo, đan xương cá và đan mạng nhện. “Tùy sản phẩm mà sử dụng kiểu đan khác nhau. Ví dụ kiểu xương cá thường được sử dụng đan thảm, còn đan kệ để báo, tạp chí thì sử dụng kiểu hạt gao”, chị Hoa nói.

Mỗi ngày cơ sở của chị Hoa thu mua hàng nghìn sản phẩm làm từ bèo tây và cả cói ở các xã Như Hòa, Ân Hòa, Xuân Thiện, Kim Chính…

Nghề đan bèo tây xuất ngoại ở Ninh Bình ảnh 2Sản phẩm bằng bèo tây của người dân Kim Sơn được nhiều nước ưa chuộng. Ảnh:Phương Vy.

Theo đại diện Phòng Công thương huyện Kim Sơn, 100% làng, xã trong huyện tham gia làm sản phẩm thủ công mỹ nghệ từ cói và bèo tây với doanh thu mỗi năm trên 200 tỷ đồng. Nghề đan thủ công mỹ nghệ giải quyết việc làm cho gần 25.000 lao động với thu nhập ổn định 2-5 triệu đồng mỗi tháng.

Theo Vnexpress
Bình luận
Chùm ảnh: Các màn trình diễn bùng nổ của Anh trai "Say Hi" tại đêm trại FPTU Camp lần thứ 5
Chùm ảnh: Các màn trình diễn bùng nổ của Anh trai "Say Hi" tại đêm trại FPTU Camp lần thứ 5
(Ngày Nay) - Chiều ngày 30/3/2025, từ 4 giờ chiều, đêm trại FPTU Camp #5 tại Trường Đại học FPT Hà Nội chính thức khởi động, mang đến những màn trình diễn đầy lửa làm bùng nổ không gian. Phỏng vấn nhanh các bạn sinh viên, được biết từ 9 giờ sáng, đã có hàng ngàn học sinh, sinh viên trên địa bàn Hà Nội có mặt, háo hức tham quan các gian trại và tìm kiếm vị trí gần sân khấu nhất có thể để chiêm ngưỡng thần tượng của mình. 
Em Xinh “Say Hi”: Hành trình tìm kiếm thế hệ nữ idol “Real Aura”
Em Xinh “Say Hi”: Hành trình tìm kiếm thế hệ nữ idol “Real Aura”
(Ngày Nay) - Sau thành công vang dội của Anh Trai “Say Hi”, VieON - Vie Channel, thuộc DatVietVAC Group Holdings với 30 năm sáng tạo, tiếp tục hành trình khai phá tài năng trẻ qua Em Xinh “Say Hi” - chương trình âm nhạc thực tế tìm kiếm thế hệ nữ idol mới của VPOP. Đây là những cô gái sở hữu Real Aura - khí chất tỏa sáng tự nhiên, cháy hết mình trong âm nhạc, không ngừng vượt qua giới hạn và biến hóa trong nghệ thuật, nhưng vẫn giữ vững giá trị cốt lõi của người con gái Việt. 
Từ di sản đến thị trường: Bước chuyển mình của âm nhạc Caribe
Từ di sản đến thị trường: Bước chuyển mình của âm nhạc Caribe
(Ngày Nay) - Caribe nổi tiếng với di sản âm nhạc giàu bản sắc và sôi động. Tuy nhiên, vẫn tồn tại một khoảng cách lớn giữa việc tôn vinh di sản này và khả năng thương mại hóa hiệu quả trong ngành công nghiệp âm nhạc toàn cầu. Nhận ra sự thiếu kết nối này, ông Farley Joseph – với 15 năm kinh nghiệm trong giáo dục âm nhạc – đã khởi xướng một sứ mệnh nhằm thu hẹp khoảng cách đó.
Khám phá di sản văn hóa Sasak 600 năm tuổi ở đảo Lombok
Khám phá di sản văn hóa Sasak 600 năm tuổi ở đảo Lombok
(Ngày Nay) - Nép mình giữa những ngọn đồi xanh mướt trên hòn đảo Lombok xinh đẹp và kỳ bí của đất nước vạn đảo Indonesia, ngôi làng Karang Bayan ở Lingsar, Tây Lombok, tỉnh Tây Nusa Tenggara, vẫn giữ được vẻ tĩnh lặng qua hàng thế kỷ.