Nhắc nhở, phê bình là cần thiết để những bài học đau lòng không lặp lại

0:00 / 0:00
0:00
Khen thưởng động viên những người làm tốt; nhắc nhở, phê bình những người lơ là, chủ quan, chưa làm tròn trách nhiệm, gây hậu quả trong phòng chống dịch bệnh COVID-19 là việc làm cần thiết và nhân văn. Đó không chỉ là nguyên tắc vận hành của nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa chúng ta đang xây dựng mà còn là đạo lý dân tộc, mong ước của nhân dân.
Tới thăm Bệnh viện Đại học Y Dược TPHCM, Thủ tướng Phạm Minh Chính bày tỏ cảm ơn lực lượng y tế cả nước đã hết sức trách nhiệm, thể hiện cao độ lòng yêu nước, tinh thần hết lòng cứu chữa người bệnh. Ảnh: VGP/Nhật Bắc
Tới thăm Bệnh viện Đại học Y Dược TPHCM, Thủ tướng Phạm Minh Chính bày tỏ cảm ơn lực lượng y tế cả nước đã hết sức trách nhiệm, thể hiện cao độ lòng yêu nước, tinh thần hết lòng cứu chữa người bệnh. Ảnh: VGP/Nhật Bắc

Đến nay, đã hơn 1 tháng cả nước gồng mình ngăn chặn đợt dịch COVID-19 lần thứ 4. Đây là đợt dịch mạnh nhất, dữ dội nhất, phức tạp, khó lường nhất từ trước tới nay mà đất nước ta phải đối mặt. Trước tình thế đó, chúng ta đã siết chặt đội ngũ, trên dưới chung sức, đồng lòng “chống giặc COVID-19”. Tình hình ngày một ổn định hơn. Đến thời điểm này, về tổng thể, cơ bản chúng ta vẫn kiểm soát được tình hình dịch bệnh.

Kết quả ấy có được là do có sự lãnh đạo đúng đắn của Đảng, sự chỉ đạo điều hành quyết liệt, linh hoạt, hiệu quả của Chính phủ, sự vào cuộc đồng bộ của cả hệ thống chính trị và toàn thể nhân dân, nhất là của những lực lượng trên tuyến đầu chống dịch như Y tế, Quân đội, Công an,… đã hy sinh lợi ích, hạnh phúc của bản thân, chấp nhận thiệt thòi về mình, tất cả vì sức khỏe của nhân dân, vì lợi ích quốc gia – dân tộc.

Xúc động trước hình ảnh gửi về từ “tuyến lửa”, dư luận không khỏi chạnh lòng trước việc vẫn còn một số lãnh đạo Sở Y tế, cơ sở khám chữa bệnh bị phê bình, nhắc nhở, thậm chí bị đình chỉ công tác, xem xét trách nhiệm vì lơ là, chậm chễ, thiếu trách nhiệm, gây hậu quả trong công tác phòng, chống COVID-19.

Dư luận không thể yên tâm trước việc một số bệnh viện, nhất là các cơ sở tuyến cuối như: Bệnh viện bệnh nhiệt đới Trung ương 2 - “thành trì” cuối cùng trên mặt trận chống COVID-19; Bệnh viện K (nơi người dân gửi gắm niềm tin và hy vọng sống), chỉ vì có cán bộ, nhân viên có lúc đã lơ là, chủ quan, mất cảnh giác cho nên đã bị virus SARS-CoV-2 “đánh thủng”, khiến dịch bệnh lây cho nhiều người, lan ra Bắc Ninh và Bắc Giang và nhiều địa phương khác khiến cả nước phải vất vả.

Nhìn lại thực tiễn công tác phòng chống dịch COVID-19 hơn 1 năm qua cho thấy, mỗi lần bệnh viện – cơ sở trọng yếu, bị “đánh thủng” là một lần cả địa phương, thậm chí cả nước, lại phải gồng mình. Trong đợt dịch thứ 2, COVID-19 tấn công chùm bệnh viện ở thành phố Đà Nẵng đã làm hàng trăm người mắc bệnh, 35 người chết. Ban Chỉ đạo quốc gia đã nhiều lần nhắc nhở “đừng để bài học Đà Nẵng trở thành vô nghĩa”. Vậy mà, đợt dịch thứ 4 này, đại dịch COVID-19 một lần nữa lại tấn công vào boong-ke cuối cùng của mặt trận chống dịch…

Suốt thời gian vừa qua, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, Ban Chỉ đạo quốc gia phòng chống COVID-19, Bộ Y tế đã có nhiều chỉ đạo rất sâu sát, quyết liệt, cụ thể, nhưng vẫn còn những bệnh viện, cơ sở khám chữa bệnh chủ quan, lơ là, mất cảnh giác trong phòng chống COVID-19,…

Trên “mặt trận” phòng, chống COVID-19, mỗi thầy thuốc là một chiến sĩ, mỗi cơ sở y tế là một pháo đài ngăn chặn dịch bệnh, bảo vệ sức khỏe của nhân dân. “Chống dịch như chống giặc”, để chiến đấu và chiến thắng dịch bệnh, việc trước tiên là phải siết chặt đội ngũ, siết chặt kỷ luật như phương châm “kỷ luật là sức mạnh của quân đội”.

Thế giặc càng mạnh, chúng ta càng phải siết chặt đội ngũ, siết chặt kỷ luật chiến trường. Bởi chỉ cần “một người lơ là, cả xã hội vất vả”, mọi sự lơ là, chủ quan, dù chỉ là nhỏ nhất, cũng có thể phải trả giá rất đắt. Cái giá phải trả không đơn thuần là tiền bạc của đất nước; mồ hôi, nước mắt của các y bác sĩ và các lực lượng trên tuyến đầu chống dịch. Cái giá phải trả còn là sức khỏe thể chất và tinh thần, tính mạng và lòng tin của nhân dân đối với công tác phòng chống dịch của đất nước.

Chính vì thế, trong các phiên họp chỉ đạo công tác phòng chống dịch, Thủ tướng Phạm Minh Chính nhiều lần nhấn mạnh yêu cầu việc chăm sóc, bảo vệ sức khỏe của nhân dân là trên hết, trước hết. Sức khỏe và tính mạng của nhân dân là quan trọng nhất. Theo đó, những ai làm tốt phải kịp thời ghi nhận, biểu dương, khen thưởng. Những ai làm không tốt, thiếu trách nhiệm, gây hậu quả, nhất định phải nhắc nhở, phê bình, xử lý.

Việc lãnh đạo các cấp phê bình, nhắc nhở nghiêm khắc là rất cần thiết và nhân văn để các cơ sở khám chữa bệnh và cả hệ thống y tế rút kinh nghiệm, tránh những việc tương tự. Khen thưởng, kỷ luật nghiêm minh cũng là biện pháp để phòng chống, dịch tốt hơn.

Trong tất cả các cuộc họp, trong những lần đi cơ sở để kiểm tra, động viên các lực lượng trên tuyến đầu chống dịch, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính luôn dành thời gian, dành tình cảm, sự quan tâm đặc biệt để động viên, biểu dương và tri ân những y, bác sĩ, nhân viên y tế đã vất vả, gian khổ vì sức khỏe của nhân dân.

Ngày 26/5, trong thư khen những “chiến sĩ áo trắng” trên tuyến đầu chống dịch, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính bày tỏ: Chúng ta không thể nào quên những hình ảnh cảm động của những bác sĩ, nhân viên y tế phải gác lại mọi riêng tư, chấp nhận những hy sinh cá nhân, tận tình, chu đáo chăm sóc người bệnh; hay những khoảnh khắc, hành động cao đẹp lay động lòng người của những “chiến sĩ áo trắng” trong điều kiện thời tiết khắc nghiệt của mùa hè oi nóng, dù đã kiệt sức nhưng quyết bám trụ, chiến đấu với dịch bệnh, tất cả vì sức khoẻ của người dân, của cộng đồng... Chiến trường nào cũng gian khổ, trận chiến nào cũng có những mất mát hy sinh; các anh, các chị và các bạn thực sự là những “chiến sĩ áo trắng” đang dấn thân thực hiện sứ mệnh cao cả của mình.

Bên cạnh đó, Thủ tướng cũng lưu ý các lãnh đạo bộ ngành, địa phương, các cơ quan chức năng phải kiên quyết xử lý nghiêm các tổ chức cá nhân vi phạm quy định phòng chống dịch. Nơi nào, đơn vị nào để xảy ra dịch bệnh trên diện rộng, đình trệ các hoạt động kinh tế xã hội do nguyên nhân chủ quan thì tùy mức độ sẽ bị xem xét, xử lý nghiêm trách nhiệm người đứng đầu theo đúng quy định của Đảng và Nhà nước. Đó không chỉ là nguyên tắc vận hành của nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa chúng ta đang xây dựng mà còn là đạo lý dân tộc, mong ước của nhân dân.

Thứ trưởng Thường trực Bộ Ngoại giao Nguyễn Minh Vũ. Ảnh: TTXVN phát
Thứ trưởng Nguyễn Minh Vũ giữ chức Chủ tịch Ủy ban Quốc gia UNESCO Việt Nam
(Ngày Nay) - Theo ủy quyền của Thủ tướng Chính phủ, Phó Thủ tướng Chính phủ Bùi Thanh Sơn vừa ký Quyết định số 1401/QĐ-TTg ngày 15/11/2024 cử ông Nguyễn Minh Vũ, Ủy viên dự khuyết Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Thứ trưởng Thường trực Bộ Ngoại giao kiêm giữ chức Chủ tịch Ủy ban Quốc gia UNESCO Việt Nam thay cho Thứ trưởng Ngoại giao Hà Kim Ngọc vừa có quyết định nghỉ hưu.
Đại diện Đại học RMIT, VICAS, Đại sứ quán Australia tại Việt Nam và Bảo tàng Phụ nữ Việt Nam tại lễ khai mạc VFCD ở Hà Nội.
Khai mạc Liên hoan Sáng tạo & Thiết kế Việt Nam 2024 tại Hà Nội
(Ngày Nay) - Liên hoan Sáng tạo & Thiết kế Việt Nam (VFCD) thường niên lần thứ 6 với chủ đề “TÁI TẠO” diễn ra tại Hà Nội từ ngày 16 đến 22/11 với các hoạt động đa dạng gồm trưng bày, tọa đàm, workshop và tour khám phá, chào đón người yêu sáng tạo đến tham gia và khám phá.
Biểu tượng ChatGPT của Công ty OpenAI tại một văn phòng ở Washington DC. Ảnh: AFP/TTXVN
Công nghệ AI trước cuộc đua chuyển hướng
(Ngày Nay) - Một kỷ nguyên mới đang đến khi các công ty AI đang chuyển hướng tập trung vào việc tinh chỉnh các mô hình hiện có và bổ sung cho chúng khả năng lập luận giống con người hơn.