1. Luật Đầu tư 2020 (ban hành ngày 17/6/2020)
Luật đầu tư 2014 cho phép kinh doanh dịch vụ đòi nợ dưới dạng ngành nghề kinh doanh có điều kiện, nhưng từ 1/1/2021 thì đây là ngành nghề cấm kinh doanh.
Luật Đầu tư 2020 bổ sung nhiều ngành, nghề được ưu đãi đầu tư như:
+ Giáo dục đại học;
+ Sản xuất các sản phẩm hình thành từ kết quả khoa học và công nghệ theo quy định của pháp luật về khoa học và công nghệ;
+ Sản xuất sản phẩm thuộc Danh mục sản phẩm công nghiệp hỗ trợ ưu tiên phát triển;
+ Bảo quản thuốc, sản xuất trang thiết bị y tế ...
2. Luật Doanh nghiệp 2020 (ban hành ngày 17/6/2020)
- Bổ sung một số đối tượng không được thành lập, quản lý doanh nghiệp, gồm:
+ Người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi;
+ Người đang bị tạm giam;
+ Công nhân công an trong các cơ quan, đơn vị thuộc Công an nhân dân Việt Nam (trừ những người được cử làm đại diện theo ủy quyền để quản lý phần vốn góp của Nhà nước tại doanh nghiệp);
+ Tổ chức là pháp nhân thương mại bị cấm kinh doanh, cấm hoạt động trong một số lĩnh vực nhất định theo quy định của Bộ luật Hình sự.
- Cho phép doanh nghiệp tư nhân chuyển đổi trực tiếp lên công ty cổ phần.
3. Luật Thanh niên 2020 (ban hành ngày 16-6-2020)
Luật quy định cụ thể các chính sách phải được đảm bảo đối với thanh niên từ đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi như:
+ Bảo đảm hoàn thành phổ cập giáo dục theo quy định của pháp luật.
+ Đào tạo, tư vấn lựa chọn nghề nghiệp, việc làm phù hợp với lứa tuổi.
+ Ưu tiên giải quyết nhanh chóng các vụ việc gây tổn hại đến thể chất và tinh thần của thanh niên từ đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi.
+ Khuyến khích tổ chức, cá nhân phát hiện, đào tạo, bồi dưỡng năng khiếu cho thanh niên từ đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi...
4. Luật Hòa giải, đối thoại tại Tòa án 2020 (ban hành ngày 16/6/2020)
Hòa giải tại tòa án là hoạt động hòa giải do hòa giải viên tiến hành trước khi tòa án thụ lý vụ việc dân sự, nhằm hỗ trợ các bên tham gia hòa giải thỏa thuận giải quyết vụ việc dân sự.
Hòa giải viên tại tòa án là người có đủ điều kiện, được Chánh án Tòa án nhân dân cấp tỉnh bổ nhiệm để tiến hành hòa giải tranh chấp dân sự, hôn nhân và gia đình, kinh doanh, thương mại, lao động, yêu cầu công nhận thuận tình ly hôn và đối thoại khiếu kiện hành chính.
- Chi phí hòa giải, đối thoại tại tòa án do ngân sách nhà nước bảo đảm, trừ các trường hợp sau các bên tham gia hòa giải, đối thoại tại tòa án phải chịu chi phí:
+ Chi phí hòa giải đối với tranh chấp về kinh doanh, thương mại có giá ngạch;
+ Chi phí khi các bên thống nhất lựa chọn địa điểm hòa giải, đối thoại ngoài trụ sở tòa án;
Chi phí khi Hòa giải viên xem xét hiện trạng tài sản liên quan đến vụ việc dân sự, khiếu kiện hành chính mà tài sản đó nằm ngoài phạm vi địa giới hành chính của tỉnh nơi tòa án có thẩm quyền giải quyết có trụ sở;
+ Chi phí phiên dịch tiếng nước ngoài.