Những bí mật chưa tiết lộ về cuộc chiến 'tiễu phỉ' tại Hà Giang (1)

Những con người gắn liền với cuộc chiến đấu tiễu Phỉ ở Hà Giang như: Mã Chính Lâm, Hoàng Trọng Kim, Hoàng Việt Hưng, Vừ Mí Kẻ…được ông nhắc đi nhắc lại trong suốt quá trình trò chuyện với chúng tôi
Những bí mật chưa tiết lộ về cuộc chiến 'tiễu phỉ' tại Hà Giang (1)

Trong chuyến hành trình tìm hiểu cuộc chiến đấu chống Phỉ của quân dân Hà Giang, chúng tôi có cơ may được gặp ông Phạm Xuân Thủy - Nguyên là Đại tá, Trưởng ban Ban Khoa học lịch sử, Bộ CHQS tỉnh Hà Giang. Ông chính là người đi đầu trong việc nghiên cứu lịch sử ở Hà Giang. Cuộc gặp gỡ với ông đã để lại trong chúng tôi những cảm xúc khó phai.

Ông Phạm Xuân Thủy Thủy sinh ra và lớn lên ở quê lúa Thái Bình. Nghe theo tiếng gọi của Tổ Quốc, người trai trẻ lên đường nhập ngũ. Giống như bao người lính đi qua bom đạn của chiến tranh, ông Thủy đã góp mặt trong gần hai chục trận chiến ở 2 đầu biên giới phía Tây Nam và phía Bắc; trong đó có chiến dịch giải phóng Thủ đô Nông Pênh - Căm-Pu-Chia ngày 7/1/1979.

Khởi nguồn từ cán bộ quân sự, làm cán bộ trung đội, đại đội, tiểu đoàn ở huyện Xín Mần thời kỳ chiến tranh. Do có chút năng khiếu văn học và khả năng tư duy, nhớ lâu do người cha truyền lại, cộng với cảm hứng ham đọc, ham viết từ nhỏ, ông trở thành cộng tác viên đắc lực của Báo Hà Tuyên thời kỳ bảo vệ Tổ quốc với khoảng 7 chục bài báo.

Ngày làm cán bộ nghiên cứu lịch sử quân sự tỉnh từ năm 1998, được đơn vị tạo điều kiện cử đi dự các lớp tập huấn, đào tạo chuyên môn nghiệp vụ sử học ở trong và ngoài quân đội. Là cán bộ lịch sử quân sự, ông dành mọi tâm huyết cho công cuộc viết sách lịch sử. Từ năm 1988 đến 2015, ông đã tham gia viết 31 cuốn sách lịch sử của tỉnh Hà Giang; trong đó có 21 cuốn là tác giả chính. Ông từng được Bộ Quốc phòng, Quân khu và tỉnh tặng 16 bằng khen trong sự nghiệp nghiên cứu lịch sử của mình.

Ông Phạm Xuân Thủy là người ham đọc, ham viết từ nhỏ. Niềm đam mê và yêu thích công việc này cũng bắt nguồn từ người cha giỏi văn thơ của ông. Đôi mắt ông rực sáng khi nhắc lại người cha của mình với niềm tự hào: “Ông già nhà tôi là cán bộ xã; Ông có biệt tài làm thơ; trước khi đi dự lễ, dự đám, ông chỉ cần 10 phút là có thể cho “ra lò” một bài thơ khá đình đám ở làng, ở xã".

Quả thực, đúng như lời giới thiệu của nhiều cán bộ đang công tác tại Bộ CHQS tỉnh Hà Giang, ông Phạm Xuân Thủy là người được đào tạo cơ bản nhất về phương pháp lịch sử, tổng kết, cũng là người tâm huyết nhất, viết khỏe và chắc nhất; sở hữu số lượng đầu sách nhiều nhất tỉnh Hà Giang.

Đối với ông, công việc nghiên cứu lịch sử là niềm vui, là đam mê, càng nghiên cứu càng hứng thú, ông siêng năng cần mẫn với công việc, không ngừng học hỏi nâng cao trình độ phương pháp sử học. Có thể nói ông là người đi đầu trong việc tìm tòi biên soạn lịch sử cấp tỉnh ở Hà Giang: Cuốn “Hà Giang lịch sử kháng chiến chống thực dân Pháp 1945-1954”, xuất bản năm 1994 chính là cuốn lịch sử cấp tỉnh đầu tiên được xuất bản ở Hà Giang. Đây chính là tác phẩm đầu tay mà ông đã dầy công nghiên cứu tới 6 năm mới hoàn thành.

Những bí mật chưa tiết lộ về cuộc chiến 'tiễu phỉ' tại Hà Giang (1) ảnh 1

Ông Phạm Xuân Thủy

Dù đã đến cái tuổi “bước qua dốc bên kia của cuộc đời, nghỉ hưu từ năm 2012, nhưng ngày ngày ông vẫn theo đuổi niềm đam mê nghiên cứu lịch sử của mình, mỗi năm ông vẫn đều đặn viết 2 cuốn sách. Tâm sự về nghiệp đèn sách của mình, ông cho hay: "Trong số trên 3 chục đầu sách đã xuất bản, tôi tâm đắc nhất là 2 cuốn: “Hà Giang lịch sử kháng chiến chống thực dân Pháp 1945-1954” và cuốn “Tổng kết công tác tiễu Phỉ trên địa bàn tỉnh Hà Giang 1947-1962”. Lý do có lẽ bởi, cuốn đầu tiên là “mở màn” cho sự nghiệp viết sách, và ông đã mất 6 năm với 9 lần viết thảo để có thể hoàn thành cuốn sách đó. Với cuốn thứ 2, ông mất 4 năm (1997-2001) để viết, đó là đề tài có tính đặc trưng nổi bật nhất ở Hà Giang.

Quá trình viết sách, ông Phạm Xuân Thủy đã phải trải qua không ít khó khăn. Ông chia sẻ: "Tôi vốn không phải người giỏi giang gì, lại còn có tật nói lắp; có lẽ vì thế, con đường quan chức không phải là nơi dành cho tôi. An phận trong vai trò người chiến sĩ cầm bút, tôi theo đuổi niềm đam mê viết sách và dành hết mọi tâm huyết, tình cảm cho nó với mong muốn có thể để lại gì cho đời…

Để hoàn thành được cuốn sách “Tổng kết công tác tiễu Phỉ trên địa bàn tỉnh Hà Giang 1947-1962”, ông phải cất công sưu tầm, tổng hợp tư liệu gần 2 năm trời. Ông không còn nhớ đã phải “gom, nhặt” tư liệu từ bao nhiêu nguồn, bao nhiêu ngả, để viết nên cuốn sách này. Chỉ biết, có đợt ông “ăn nằm” cả quý bên các kho lưu trữ của tỉnh, của quân khu, của Bộ Quốc phòng để thu thập tư liệu gốc. Không những thế, ông còn tự mình tìm gặp những cán bộ cũ của Đảng, chính quyền địa phương tham gia lãnh đạo tiễu Phỉ để lấy thêm tư liệu cho cuốn sách thêm sinh động.

Ông Thủy kể lại những chuyến hành trình vất vả của mình với ánh mắt say mê. “Tính ra, số lượng nhân chứng tôi gặp không dưới 3 chục người” – Ông kể. “Ngày ấy chưa có chủ trương nên kinh phí viết sách không có. Từ năm 1995 Quân khu cấp 100 nghìn/năm, tỉnh không có nguồn; tôi tự bỏ tiền lương của mình ra viết sách; xa thì đi xe ca, gần thì xe đạp, mang theo cả xoong nồi, gạo nước để nấu ăn dọc đường. Gạo, mắm, cá khô thì cơ quan cấp, còn mọi thứ tôi tự lo. Tôi nằm ở kho lưu trữ của tỉnh lúc đó ở Tuyên Quang suốt 3 tháng, rồi đi gặp các nhân chứng ở Việt Trì, Thái Nguyên, Hà Nội".

Những con người gắn liền với cuộc chiến đấu tiễu Phỉ ở Hà Giang như: Mã Chính Lâm, nguyên là tỉnh đội phó Hà Giang: Mai Trung Lâm (Đồng Hỷ, Thái Nguyên, tham gia giải phóng TX Hà Giang, sau làm tỉnh đội trưởng: Hoàng Trọng Kim, nguyên Giám đốc Công an tỉnh, là cán bộ an ninh trực tiếp tiễu Phỉ nhiều năm liền: Hoàng Việt Hưng (Thành phố Thái Nguyên, người có công gây dựng phong trào CM ở vùng núi phía Bắc Hà Giang trước CM tháng 8/1945… giờ đã mất: Vừ Mí Kẻ, từng là quân của Vương Chí Sình, được giác ngộ theo CM, làm đại biểu Quốc hội nhiều khóa, Phó Chủ tịch tỉnh)…được ông nhắc đi nhắc lại trong suốt quá trình trò chuyện với chúng tôi.

Ông cho rằng, chính sự nhiệt tình cộng tác của những nhân chứng sống trên là động lực lớn giúp ông có thêm đam mê, trách nhiệm để viết cuốn sách này… và còn một điều nữa là bởi người dân ở nhiều nơi không còn nhớ đến phỉ, đến tội ác của chúng gây ra với dân tộc ta nên ông muốn lưu lại vào sử sách để nhắc nhở con cháu.

Nhìn những chồng sách đã xuất bản, những tủ tài liệu, những cặp bản thảo viết tay mà ông lưu giữ hàng chục năm nay, tôi cảm thấy chạnh lòng, mến mộ đức độ, công lao phi thường của ông. Với bản tính trung thực, tâm huyết, ông thực sự là người làm lịch sử, bởi lịch sử được dựng lại từ nhiều nguồn tư liệu khác nhau, chỉ có những người trung thực, tâm huyết, có nhân cách, có lưng vốn thì lịch sử mới được tái hiện một cách công tâm, khách quan, trung thực.

Ông nói với chúng tôi: “Lịch sử chính là chính trị, là nghiên cứu quan điểm đường lối của Đảng, bởi Đảng lãnh đạo toàn diện trên các mặt: Cán bộ lãnh đạo giỏi, lại có kiến thức lịch sử sâu rộng thì lý luận càng trở nên uyên bác”.

Chia tay người chiến sĩ già có trái tim nhiệt huyết trong một buổi chiều đông ở thành phố Hà Giang. Chúng tôi chỉ hy vọng cho ông có thật nhiều sức khỏe để tiếp tục cống hiến cho đời niềm đam mê cháy bỏng của mình.

Mộc miên - Thược Dược

Ảnh minh họa
Ban hành hướng dẫn thanh tra, kiểm tra Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2024
(Ngày Nay) - Bộ Giáo dục và Đào tạo vừa ban hành hướng dẫn thanh tra, kiểm tra Kỳ thi tốt nghiệp Trung học Phổ thông năm 2024. Theo hướng dẫn, đoàn thanh tra, kiểm tra của Bộ Giáo dục và Đào tạo thực hiện thanh tra, kiểm tra việc ban hành văn bản, công tác chỉ đạo, tổ chức kỳ thi của Ban chỉ đạo thi cấp tỉnh, Sở Giáo dục và Đào tạo, Hội đồng thi, Điểm thi và công tác tổ chức thanh tra, kiểm tra thi của Sở Giáo dục và Đào tạo.
Ảnh minh họa
Trẻ em Hàn Quốc dành quá nhiều thời gian cho việc học
(Ngày Nay) -  Theo hãng tin Yonhap, hơn 60% số trẻ em Hàn Quốc dành thời gian cho việc học nhiều hơn mức được khuyến nghị. Đây là kết quả khảo sát do tổ chức phúc lợi trẻ em Childfund Korea tiến hành và công bố ngày 2/5.
Ảnh minh họa
Bắc Bộ và Thanh Hóa cục bộ có mưa to đến rất to
(Ngày Nay) -  Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia, từ chiều tối 2/5 đến ngày 3/5, Bắc Bộ và Thanh Hóa có mưa vừa và dông, cục bộ có mưa to đến rất to với lượng mưa từ 20-40mm, có nơi trên 80mm.
Ảnh minh họa
Tuyển sinh đầu cấp: TP HCM ưu tiên phân bổ học sinh học ở gần nơi cư trú nhất
(Ngày Nay) -  Nhằm tạo thuận lợi trong công tác tuyển sinh đầu cấp, năm học này Thành phố Hồ Chí Minh sẽ ứng dụng Hệ thống thông tin địa lý (bản đồ GIS) trên toàn địa bàn để phân bổ học sinh vào chỗ học gần nhà nhất. Đặc biệt, việc phân bổ chỗ học cho học sinh chủ yếu dựa vào một tiêu chí là "nơi ở hiện tại" thay vì dựa trên nhiều tiêu chí năm học trước.
Ảnh minh họa
Hành trình “Theo dấu chân Người” ý nghĩa trong tháng 5
(Ngày Nay) -  “Theo dấu chân Người” là chủ đề chuỗi hoạt động tại Làng Văn hóa - Du lịch các dân tộc Việt Nam trong tháng 5/2024, hướng tới kỷ niệm 134 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5/1890- 19/5/2024); 70 năm Ngày Chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954 - 7/5/2024); 65 năm Ngày mở đường Hồ Chí Minh, Ngày Truyền thống bộ đội Trường Sơn (19/5/1959-19/5/2024).
Bệnh viện Chợ Rẫy cảnh báo chiêu dùng thuốc an thần để chiếm đoạt tài sản
Bệnh viện Chợ Rẫy cảnh báo chiêu dùng thuốc an thần để chiếm đoạt tài sản
(Ngày Nay) - Mới đây, Bệnh viện Chợ Rẫy phối hợp với Công an Quận 5, Thành phố Hồ Chí Minh bắt giữ một trường hợp có hành vi chiếm đoạt tài sản của thân nhân, bệnh nhân đi khám, chữa bệnh tại Bệnh viện Chợ Rẫy. Chiêu thức của đối tượng phạm tội là mời nạn nhân sử dụng nước uống, thức ăn có chứa thuốc an thần.
Chủ tịch Hạ viện Mỹ Mike Johnson phát biểu bên ngoài Đại học Columbia.
Hạ viện Mỹ thông qua dự luật chống bài Do Thái
(Ngày Nay) - Với 320 phiếu thuận và 91 phiếu chống, Hạ viện Mỹ ngày 2/5 đã thông qua dự luật chống bài Do Thái trong bối cảnh xảy ra làn sóng biểu tình bất ổn tại nhiều trường đại học trên khắp nước Mỹ.
Vẻ đẹp diệu kỳ của hoa diên vĩ trong nghệ thuật kính màu Tiffany. Ảnh: The Lamps of Louis Comfort Tiffany
Vẻ đẹp diệu kỳ của hoa diên vĩ trong nghệ thuật kính màu Tiffany
(Ngày Nay) - Đèn lồng Iris là một kiệt tác nghệ thuật đèn kính màu Tiffany, ẩn chứa trong mình vẻ đẹp tinh tế và bí ẩn. Nổi bật với hình ảnh hoa diên vĩ rực rỡ trên nền trời xanh, tác phẩm này thu hút sự chú ý của nhiều người yêu thích nghệ thuật trang trí trên toàn thế giới.
VIB bị tố làm giả hồ sơ vay?
VIB bị tố làm giả hồ sơ vay?
(Ngày Nay) - Ông Trần Vũ Xuân Lâm (SN 1984, ở Q.Bình Thạnh) thế chấp giấy tờ nhà vay hai khoản tổng cộng 4,475 tỷ đồng tại Ngân hàng Quốc tế VIB. Nhiều lần nhận thấy bất thường trong cách thu nợ tự động nên ông đề nghị cung cấp sổ sách chi tiết tín dụng để đối chiếu và tất toán nhận lại sổ đỏ nhưng không được đáp ứng dẫn đến nợ xấu và phát sinh nhiều vấn đề.