1. Thức ăn giàu vitamin K
Một số thực phẩm giàu vitamin K như trái bơ, rau ngò, rau diếp cá, cần tây, trái su, bắp cải xanh... rất tốt cho những người thiếu tiểu cầu – nguyên nhân gây nên hiện tượng máu loãng.
Tuy nhiên, khi đang uống thuốc tây, bạn nên tránh những thực phẩm giàu vitamin K. Bởi chúng sẽ làm giảm tác dụng điều trị của thuốc, càng làm gia tăng tình trạng đông máu và lượng tiểu cầu trong cơ thể.
2. Thực phẩm quá giàu chất xơ
Thực phẩm giàu chất xơ khi uống thuốc có thể làm ảnh hưởng đến khả năng hấp thụ thuốc của dạ dày. Nhóm thực phẩm này nếu dùng chung với thuốc chống suy nhược cũng sẽ cho kết quả ngược lại.
3. Cà phê
Trong cà phê có chứa nhiều caffeine, nếu dùng với thuốc sẽ làm giảm nghiêm trọng khả năng hấp thụ sắt. Do vậy, không được dùng cà phê để uống thuốc, nhất là các loại thuốc kháng sinh.
Một số loại thuốc cảm có chứa chất caffein – gây kích thích đối với niêm mạc dạ dày. Khi uống thuốc cảm, việc dùng cà phê sẽ làm cho dạ dày bị kích thích ở cường độ mạnh và từ đó gây ra đau đớn.
4. Sữa
Sữa và các thực phẩm từ sữa cũng cần được cân nhắc sử dụng khi uống thuốc tây. Bởi sự kết hợp giữa một số kháng sinh, bao gồm Cipro khi kết hợp với canxi, sắt và các khoáng chất khác trong thực phẩm từ sữa sẽ làm giảm khả năng hấp thu thuốc của cơ thể, giảm hiệu quả của thuốc.
Do đó, bạn cần tránh ăn uống sữa, sữa chua, pho mát… trước và sau khi uống thuốc ít nhất 2 giờ.
5. Rượu
Tốt nhất là trong quá trình điều trị, uống thuốc thì không nên dùng rượu, bia. Trong khi đang dùng thuốc, nhất là loại thuốc có hoạt chất là acetaminophen, nếu uống rượu sẽ làm tăng nguy cơ phá hủy gan.
Ngoài ra, rượu còn hạn chế tác dụng chữa bệnh của các loại thuốc như thuốc chống trầm cảm, thuốc chữa bệnh thần kinh và làm tăng tác dụng phụ của một số loại thuốc chữa bệnh khác.
6. Trà xanh
Trà xanh được biết đến là thứ đồ uống có nhiều chất chống oxy hóa, ngăn ngừa ung thư. Thế nhưng khi uống trà xanh cùng thuốc chống ung thư thì tác dụng này hầu như không còn nữa.
Bạn cũng không nên uống trà khi đang uống viên sắt bởi hợp chất tananh sẵn có trong trà kìm hãm khả năng hấp thu sắt của cơ thể. Vì thế uống nước trà trong thời gian cần bổ sung sắt sẽ kém hoặc không có hiệu quả. Nếu uống, có thể uống vào thời điểm tối thiểu 1,5 giờ sau khi uống thuốc.
7. Nước nho ép
Dùng nước nho ép để uống thuốc có thể làm giảm tác dụng và làm tăng phản ứng phụ của thuốc chữa bệnh. Sở dĩ như vậy, vì nước nho ép có thể ức chế các men trong quá trình hấp thụ thuốc, chẳng hạn như thuốc điều trị bệnh tim mạch và thuốc chống nấm.
>>> Xem thêm:
Công dụng chữa bệnh tuyệt vời của cây tía tô
8 mẹo trị ho tự nhiên cực hiệu quả
Hiểm họa sức khỏe khi mặc quần bó