'Nỏ thần' giúp chiến binh Tây Nguyên đánh thắng kẻ thù

Chiếc nỏ gỗ thô sơ trở thành "nỏ thần", một thứ vũ khí sắc bén giúp các chiến binh Tây Nguyên chiến thắng quân thù trong những năm kháng chiến ác liệt.
'Nỏ thần' giúp chiến binh Tây Nguyên đánh thắng kẻ thù

Từ bao đời nay, chiếc nỏ gỗ như một vật dụng thân thuộc, gần gũi theo người Ca Dong lên núi, băng rừng săn bắn chim muông. Trong những năm tháng bom, đạn rực lửa, những chiến binh Tây Nguyên với cây nỏ trong tay thoắt ẩn, thoắt hiện khiến kẻ thù bao phen khiếp vía kinh hồn.

Đối với đồng bào người Ca Dong (xã Ngọc Tem, huyện Kon Plong, tỉnh Kon Tum), chiếc nỏ gỗ như “vị thần” hộ mệnh luôn kề vai sát cánh bảo vệ họ nơi đại ngàn.

'Nỏ thần' giúp chiến binh Tây Nguyên đánh thắng kẻ thù ảnh 1

Dù đã già nhưng ông A. Lược vẫn đam mê làm nỏ

Men theo con đường đất đỏ uốn mình quanh sườn đồi chúng tôi tìm gặp già A. Lược (82 tuổi, ở thôn Điek Not) - pho sử sống của làng. Già A. Lược ngồi trầm ngâm trong góc nhà, đôi chân yếu ớt, mắt đã mờ run lên theo hồi gió thổi bần bận vì lạnh.

Tuy nhiên, khi chúng tôi nhắc đến chiếc nỏ gỗ “huyền thoại” đôi mắt già bỗng sáng rực, tinh anh lạ thường. Già nhổm dậy, lom khom, đôi tay run rẩy với lấy chiếc nỏ treo ở góc nhà. Khẽ đưa tay vuốt nhẹ kỉ vật, già trầm ngâm nhớ về kí ức một thời đau thương, mất mát.

Già kể: “Ngày trước, kẻ thù tràn đến Tây Nguyên với vũ khí hủy diệt hung hãn đốt làng, giết người không ghê tay. Để chống chọi với kẻ thù xâm lăng các bậc tiền bối người Ca Dong chế ra chiếc nỏ gỗ đứng lên giữ đất, giữ làng. Để hạ gục được những tên địch to lớn, người Ca Dong đã lấy thứ chất độc từ lá ngón tẩm vào đầu mũi tên một phát hạ gục kẻ thù.

Ngày đó, cái nỏ quý lắm, không chỉ diệt giặc chiếc nỏ còn giúp bà con mình không bị đói, sua đuổi thú dữ. Chính vì vậy, bao đời nay người Ca Dong làng mình coi chiếc nỏ như vị thần hộ mệnh thể hiện sự thị uy, sức mạnh và lòng dũng cảm bất khuất của người Ca Dong”.

'Nỏ thần' giúp chiến binh Tây Nguyên đánh thắng kẻ thù ảnh 2

Ông A Đa duy người dân trì nghề làm nỏ hơn 20 năm nay

May mắn chúng tôi được tiếp cận với anh A. Mươi (47 tuổi ở thôn Điek Kua), một xạ thủ cao tay “bách phát bách trúng” và là “bậc thầy” cao tay chế nỏ.

Trong căn chòi nhỏ lợp bằng tán lá nằm giữa rừng, đứng từ xa chúng tôi nghe thấy những tiếng đục đẽo lách cách vang vọng.

Dưới tán cây cổ thụ Anh A. Mươi cặm cụi để hoàn chỉnh một cây nỏ chuẩn bị chuyến đi săn dài ngày: “Đối với người Ca Dong, ngoài cái rựa, cái cuốc thì nỏ như một vậy dụng không thể thiếu trong cuộc sống hằng ngày.

Chiếc nỏ vừa để phòng vệ, vừa giúp mình bắn những con thú, con vật phá hoại mùa màng và cải thiện đời sống. Chính vì vậy, từ bao đời nay, chiếc nỏ ăn sâu vào tiềm thức của người dân.

Do đó, đối với người Ca Dong nhà nào cũng có từ 1-2 chiếc nỏ và hầu như đàn ông, thanh niên trong làng, trong xã ai cũng sử dụng nỏ rất thành thạo”.

'Nỏ thần' giúp chiến binh Tây Nguyên đánh thắng kẻ thù ảnh 3

Anh A. Mươi và con trai A. Phăng đang dùng nỏ bắn chuột phá hoại mùa màng

A. Mươi tâm sự: “Để làm được chiếc nỏ đạt chuẩn là điều không hề đơn giản. Để làm được chiếc nỏ tốt ngắm đâu trúng đó, đòi hỏi ở người thợ sự khéo léo, tỉ mỉ qua nhiều công đoạn: làm cánh nỏ, thân nỏ, dây nỏ và cung tên.

Cái khó nằm ngay công đoạn đầu tiên tìm nguyên liệu. Thân nỏ phải lấy từ cây gỗ lâu năm nằm tận rừng trong rừng sâu 2- 3 ngày đường.

Sau khi tìm được nguyên liệu đem về hơ nóng uốn tạo hình theo yêu cầu. Nếu người thợ không chuyên dễ mắc thiếu sót khiến khung uốn bị gãy, hoặc bắn sẽ không chính xác. Một điều bất di bất dịch cánh nỏ phải chọn loại cây Long Rỡi.

“Cây Long Rỡi chắc, bền, dẻo… đàn hồi tốt, dễ dàng uốn cong. Khi bắn nỏ mình dùng lực mạnh, nếu cây khác sau vài lần sử dụng, phơi sương, gió rừng nhanh hỏng”, anh A. Mươi giải thích.

“Thông thường cánh nỏ có sải khoảng 1,2m nhưng tùy theo yêu cầu của người dùng có thể làm những cánh nỏ có sải lên đến 1,4m hoặc hơn. Đặc biệt, hai bên cánh nỏ phải được đẽo thật đều, có độ nặng bằng nhau và nằm cân đối so với thân nỏ thì mới chuẩn.

Cách làm phổ biến của người thợ thường dùng mực làm dấu khi căng dây ra mà dấu mực ở chính giữa thân nỏ chứng tỏ cánh nỏ đã cân bằng. Sau khi công đoạn làm thân và cánh nỏ hoàn thành người thợ tiếp tục công đoạn vào rừng hái dây mây già để làm dây nỏ. Dây mây lấy về được ngâm vào nước để tạo độ dẻo sau đó vót cho thật nhẵn, hai đầu chẻ ra, bện dây vào nhau như bện tóc đuôi sam, rồi cột chắc vào cánh nỏ”, anh Mươi cho biết thêm.

Trong mỗi gia đình người Ca Dong lúc nào cũng có từ 5-10 dây nỏ để phòng, nếu dây này mòn sẽ có dây khác thay thế ngay. Mũi tên được làm từ cây lồ ô, chúng có độ đàn hồi cao, mềm dẻo nhất định.

Sau khi vuốt được những mũi tên nhọn, người dân lại ra bìa rừng cắt lá dứa dại về phơi khô, khi dùng đem ép phẳng, cắt vát hình thoi rồi lấy mũi dao tách nhẹ một khe gần cuối thân mũi tên, lựa đưa mảnh lá vào cho cân đối. Các mũi tên vót xong phải thẳng nhẵn, cân đối và đồng đều về kích thước cùng trọng lượng của tên. Trong suốt quá trình làm nỏ đòi hỏi người thợ cần phải có sự kiên nhẫn, chịu khó và khéo léo trong các khâu”, anh Mươi cho biết thêm.

Lưu giữ nét đẹp truyền thống của người Tây Nguyên

Liên quan đến văn hóa truyền thống làm nỏ gỗ của người Ca Dong, trò chuyện với PV, anh Nguyễn Văn Bảy (cán bộ văn hóa thông tin xã Ngọc Tem) cho biết, bắn nỏ là một môn thể thao truyền thống vừa giúp gìn giữ nét đẹp văn hóa của dân tộc, vừa giáo dục con cháu tự hào về cội nguồn dân tộc.

Hằng năm, xã thường tổ chức những đợt hội thi, hội thu hút được sự tham gia đông đảo của người dân. Thời gian tới, chúng tôi sẽ tổ chức nhiều hội thi bắn nỏ hơn nữa để lưu giữ và phát huy truyền thống văn hóa đặc sắc của dân tộc Ca Dong nói riêng và người dân Tây Nguyên nói chung.

Hồ Nam

Ông Ngô Đông Hải giữ chức Phó Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương
Ông Ngô Đông Hải giữ chức Phó Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương
(Ngày Nay) - Chiều 22/11, tại Hà Nội, Ban Tuyên giáo Trung ương tổ chức Hội nghị công bố quyết định của Bộ Chính trị về việc điều động, phân công, bổ nhiệm Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy Thái Bình Ngô Đông Hải giữ chức Phó Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương.
Miễn vé tham quan Thành nhà Hồ trong Ngày Di sản văn hóa Việt Nam
Miễn vé tham quan Thành nhà Hồ trong Ngày Di sản văn hóa Việt Nam
(Ngày Nay) - Ngày 22/11, Trung tâm Bảo tồn Di sản Thành nhà Hồ (huyện Vĩnh Lộc, Thanh Hóa) cho biết, nhân kỷ niệm Ngày Di sản văn hóa Việt Nam (23/11/2005 - 23/11/2024), Trung tâm sẽ miễn vé cho du khách trong nước và quốc tế đến tham quan, trải nghiệm tại di sản Thành nhà Hồ.
Kháng thuốc tăng nguy cơ lây lan bệnh, bệnh nặng và tử vong
Kháng thuốc tăng nguy cơ lây lan bệnh, bệnh nặng và tử vong
(Ngày Nay) - Ngày 22/11, tại Hà Nội, Bộ Y tế phối hợp với Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) và các đối tác quốc tế tổ chức mít tinh hưởng ứng “Tuần lễ Thế giới nâng cao nhận thức về kháng thuốc” từ ngày 18-24/11/2024 và Hội nghị triển khai Kế hoạch hành động phòng, chống kháng thuốc lĩnh vực y tế giai đoạn 2024 – 2025.
Thứ trưởng Bộ VH,TT&DL Hồ An Phong.
Hội nghị triển khai Chỉ thị 30/CT-TTg: Bước ngoặt quan trọng cho ngành công nghiệp văn hóa Việt Nam
(Ngày Nay) - Ngày 21 và 22/11/2024, Bộ VH,TT&DL đã tổ chức Hội nghị triển khai Chỉ thị số 30/CT-TTg ngày 29/8/2024 của Thủ tướng Chính phủ về phát triển các ngành công nghiệp văn hóa Việt Nam. Hội nghị được kỳ vọng trở thành bước đột phá, đặt nền tảng cho sự phát triển mạnh mẽ và bền vững của ngành công nghiệp văn hóa. Liên hiệp các Hội UNESCO Việt Nam cũng cử đại diện tham dự hội nghị nhằm học hỏi kinh nghiệm thực tiễn để thúc đẩy công nghiệp văn hóa gắn liền với hợp tác toàn cầu.
Bước tiến đột phá trong dự án xây dựng Bản đồ Tế bào con người
Bước tiến đột phá trong dự án xây dựng Bản đồ Tế bào con người
(Ngày Nay) - Các nhà khoa học quốc tế ngày 20/11 đã công bố bản thiết kế đầu tiên về sự phát triển của hệ xương người, đánh dấu bước tiến quan trọng trong dự án Bản đồ Tế bào con người (Human Cell Atlas), một nỗ lực lớn nhằm tạo ra bản đồ sinh học chi tiết của mọi loại tế bào trong cơ thể người.
Gia Lai : Ngôi cổ tự duy nhất được phong sắc tứ
Gia Lai : Ngôi cổ tự duy nhất được phong sắc tứ
(Ngày Nay) - Gia Lai hiện có hàng trăm ngôi chùa, trong đó có nhiều chùa đã qua trăm năm lịch sử. Nhưng chỉ duy nhất chùa Tân An (đường Nguyễn Thiếp, phường Tây Sơn, thị xã An Khê) được sự công nhận và ban tặng của hoàng gia nhà Nguyễn, gọi là sắc tứ.
Sắp xếp đơn vị hành chính của 12 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương
Sắp xếp đơn vị hành chính của 12 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương
(Ngày Nay) - Thay mặt Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn đã ký ban hành các Nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về việc sắp xếp đơn vị hành chính giai đoạn 2023 - 2025 của 12 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, gồm: An Giang, Đồng Tháp, Hà Nam, Hà Nội, Hà Tĩnh, TP Hồ Chí Minh, Phú Thọ, Sơn La, Quảng Ngãi, Quảng Trị, Trà Vinh, Vĩnh Phúc, giai đoạn 2023 – 2025.
Đặc sắc chương trình giao lưu "Sắc màu di sản"
Đặc sắc chương trình giao lưu "Sắc màu di sản"
(Ngày Nay) - Tối 21/11, tại hồ Nguyên Phi Ỷ Lan (thành phố Bắc Ninh), Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Bắc Ninh tổ chức Chương trình nghệ thuật dân ca trên thuyền và giao lưu các miền di sản chủ đề "Sắc màu di sản".
Phật dạy 5 điều thân kính với làng xóm
Phật dạy 5 điều thân kính với làng xóm
(Ngày Nay) - Mối quan hệ làng xóm cũng có những nhiêu khê và phức tạp, nếu không khéo thì từ thâm tình lại hóa ra giận ghét, thậm chí là oán thù. Cho nên Đức Phật rất tinh tế khi dạy phải thân kính với bà con.