Quảng Ninh có tân Chủ tịch tỉnh

(Ngày Nay) - Ông Nguyễn Tường Văn, Phó bí thư Tỉnh ủy Quảng Ninh được bầu làm Chủ tịch UBND tỉnh nhiệm kỳ 2016 - 2021 với tỷ lệ tán thành 98,4%.
Ông Nguyễn Tường Văn. - Ảnh: Vnexpress
Ông Nguyễn Tường Văn. - Ảnh: Vnexpress

Sáng 31/10, HĐND tỉnh Quảng Ninh đã bầu ông Nguyễn Tường Văn làm Chủ tịch tỉnh thay ông Nguyễn Văn Thắng. Trước đó, ông Thắng đã được Bộ Chính trị chỉ định tham gia Ban chấp hành, Ban thường vụ Tỉnh ủy Điện Biên và giới thiệu bầu giữ chức Bí thư Tỉnh ủy Điện Biên.

Kỳ họp HĐND cũng miễn nhiệm chức vụ Phó chủ tịch UBND tỉnh đối với ông Đặng Huy Hậu, để nghỉ hưu.

Ông Nguyễn Tường Văn, sinh năm 1971, quê quán: Thành phố Hải Phòng; dân tộc: Kinh. Trình độ chuyên môn, đã tốt nghiệp Tiến sỹ Kinh tế Đại học quốc gia Australia; có trình độ Cao cấp lý luận chính trị.

Ông Nguyễn Tường Văn đã có hơn 20 năm công tác trong ngành Xây dựng và có học vị Tiến sỹ. Ông từng đảm nhiệm các chức vụ: Phó Cục trưởng, Cục Hạ tầng kỹ thuật - Bộ Xây dựng; Phó Bí thư Chi bộ Cục Hạ tầng kỹ thuật, Phó Cục trưởng Cục Hạ tầng kỹ thuật (Hàm Vụ trưởng), kiêm Giám đốc Ban Quản lý dự án Phát triển Hạ tầng kỹ thuật, Phó Bí thư Đảng ủy Cục Phát triển đô thị, Cục trưởng Cục Phát triển đô thị - Bộ Xây dựng. Tháng 2/2020, ông Nguyễn Tường Văn được Thủ tướng Chính phủ bổ nhiệm làm Thứ trưởng Bộ Xây dựng.

Ngày 29/10, ông Văn được Ban Bí thư chỉ định tham gia Ban chấp hành Đảng bộ, Ban thường vụ Tỉnh ủy Quảng Ninh và giữ chức Phó bí thư Tỉnh ủy nhiệm kỳ 2020 - 2025.

TIN LIÊN QUAN
Thắp lên nhiệt huyết của giáo viên mầm non nhờ chính sách
Thắp lên nhiệt huyết của giáo viên mầm non nhờ chính sách
(Ngày Nay) - Trong bối cảnh hiện nay, việc thu hút và giữ chân giáo viên mầm non là một thách thức lớn đối với nhiều địa phương. Tại tỉnh Tây Ninh, tình trạng thiếu giáo viên mầm non đang trở thành một vấn đề nan giải, mặc dù ngành Giáo dục đã nỗ lực tuyển dụng.
Điện ảnh Việt: Học hỏi để chuyển mình
Điện ảnh Việt: Học hỏi để chuyển mình
(Ngày Nay) - Điện ảnh Việt Nam đang bước vào một giai đoạn chuyển mình quan trọng, khi sự cạnh tranh không chỉ dừng lại ở những tác phẩm nội địa mà còn đối diện với làn sóng mạnh mẽ từ các nền điện ảnh châu Á khác như Thái Lan, Hàn Quốc và Nhật Bản.