Sẽ ra sao nếu phẫu thuật ghép đầu người thành công?

Ca phẫu thuật ghép đầu người sắp tới đây đang bị chỉ trích là đi ngược lại đạo đức y học và sẽ bắt nạn nhân phải gánh chịu những hậu quả đau đớn hơn cả cái chết.
Sẽ ra sao nếu phẫu thuật ghép đầu người thành công?

Ca ghép đầu người đầu tiên trên thế giới sẽ được bác sĩ Sergio Canavero tiến hành vào tháng 12/2017 bất chấp những lo ngại về khả năng thành công và những lời bàn ra tán vào của nhiều học giả trên thế giới.

Đối với Valery Spiridonov, nhà khoa học máy tính nhận lời tham gia vào ca ghép đầu thế kỷ này, thành công hay thất bại đối với không phải điều quan trọng.

Có khi nó còn được coi là một trong những niềm hy vọng cuối cùng cho bản thân người đàn ông 30 tuổi bị liệt do mắc căn bệnh di truyền quái ác Werdnig-Hoffman này.

Những người mắc bệnh Werdnig-Hoffman (teo cơ tủy sống) thường không sống quá 20 năm và sức khỏe của Valery ngày một xấu đi. Cho dù có tham gia ca phẫu thuật mạo hiểm hay không, sự sống của ông cũng khó kéo dài.

Sẽ ra sao nếu phẫu thuật ghép đầu người thành công? ảnh 1

Valery Spiridonov quyết định đánh cược cuộc đời mình bằng việc ghép đầu sang một cơ thể khác.

Valery tâm sự, dù rất sợ nhưng ước muốn lớn nhất của mình là được trải nghiệm một cơ thể khỏe mạnh trước khi chết, còn nếu may mắn thì sẽ được sống khỏe mạnh, có thể đi bộ, chạy nhảy như người bình thường.

Còn bác sĩ Sergio - người tin mình có đến 90% số cơ hội thành công trong ca ghép đầu sắp tới - tuyên bố ca mổ mở ra hy vọng kéo dài sự sống cho những người bị thoái hóa cơ bắp, dây thần kinh hoặc bị ung thư, và là bước đi đầu tiên của con người đến sự bất tử.

Kĩ thuật được sử dụng trong ca phẫu thuật sẽ là đặt não của bệnh nhân được làm lạnh ở mức 10-15 độ C để kéo dài thời gian tồn tại của tế bào trong điều kiện không có oxy. Sau đó, Canavero dùng dao mổ để cắt qua tủy sống và sử dụng một loại keo sinh học đặc biệt để kết nối phần đầu với cơ thể mới. Sau phẫu thuật, Valery sẽ ở trạng thái hôn mê khoảng 3-4 tuần và được ức chế miễn dịch.

Bác sĩ Canavero tin rằng trong vòng một năm, người được ghép đầu có thể nói và đi lại bình thường. Còn Valery cho rằng, cấy ghép đầu không chỉ giúp anh kéo dài sự sống, mà còn có thể đóng góp cho nghiên cứu khoa học, dù kết quả thế nào đi nữa.

Sẽ ra sao nếu phẫu thuật ghép đầu người thành công? ảnh 2

Bác sĩ Sergio Canavero rất tự tin vào ca phẫu thuật của mình.

Tuy nhiên, nhiều chuyên gia y tế quan ngại, dù ca phẫu thuật có thể thành công thì cơ thể cũng sẽ xảy ra phản ứng đào thải.

Richard Borgens, Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu bại liệt của Đại học Purdue (Mỹ) cho rằng khả năng phục hồi kiểm soát giữa các bộ phận sau phẫu thuật là không thể.

“Bệnh nhân thường khó thoát bại liệt sau khi tủy sống bị cắt đứt. Không có bằng chứng nào cho thấy sự kết nối giữa dây cột sống và não bộ sẽ có thể hoạt động hiệu quả.”

Đặc biêt, với sự cảnh giác của hệ miễn dịch, cơ quan mới cấy ghép sẽ bị xem là tác nhân ngoại lai và xảy ra đào thải, dẫn đến hoại tử và tử vong.

Đối với các trường hợp ghép mô, tạng hoặc bộ phận nhỏ, khả năng hoạt động của chúng trong cơ thể mới thường cao hơn. Còn đối với bệnh nhân ghép đầu sẽ phải sử dụng thuốc chống đào thải suốt đời.

Chỉ có gan và thận là hai cơ quan dễ được cơ thể chấp nhận nhất, tỷ lệ tạng ghép hoạt động tốt sau 5 năm lần lượt là 70% và 80%.

Ngoài ra, các thuốc chống đào thải thường đi kèm với hàng loạt các tác dụng phụ đáng sợ như thiếu máu, viêm khớp, mất ngủ, buồn nôn, nhức đầu, hay run rẩy, xương yếu, huyết áp và cholesterol tăng cao..

Sẽ ra sao nếu phẫu thuật ghép đầu người thành công? ảnh 3

“Cuộc phẫu thuật này không nên áp dụng cho bất kì người nào, hậu quả của nó có thể dẫn đến những nỗi đau còn kinh khủng hơn cả cái chết” bác sĩ Hunt Batjer, Chủ tịch Hội Bác sĩ phẫu thuật thần kinh Mỹ tuyên bố thẳng thừng về dự định ghép đầu của bác sĩ Sergio.

Theo ông, việc ghép nối phần đầu với một cơ thể khác biệt có thể dẫn đến hệ quả là bệnh nhân bị điên và mất trí nhớ.

Theo nhiều chuyên gia, sự tồi tệ mà Valery gặp phải sau ca ghép đầu không chỉ là vấn đề thể xác. Cũng như những người được cấy ghép tạng khác, bệnh nhân ghép đầu dễ gặp vấn đề tâm lý nghiêm trọng khi phải làm quen và chung sống với phần cơ thể của một người đã chết.

Theo LA Times, năm 2001 một bệnh nhân được phẫu thuật ghép tay tên là Clint Hallam đã yêu cầu các bác sĩ tháo bỏ cánh tay mới khỏi cơ thể vì không cảm thấy nó là một phần của cơ thể mình.

Ở một khía cạnh khác, bác sĩ Sorin Aldea của Bệnh viện Foch de Suresnes (Pháp) cho rằng: “Đạo đức y sinh học phải đi trước các giải pháp khoa học kỹ thuật hoặc ít nhất cũng phải song song. Khoa học công nghệ tiến bộ mà bỏ qua đạo đức luận thì y học sẽ mang màu sắc của chủ nghĩa phát xít. Chúng ta không nên đi ngược lại tạo hóa.”

Gà mất đầu vẫn sống

Sẽ ra sao nếu phẫu thuật ghép đầu người thành công? ảnh 4

Con gà nổi tiếng nước Mỹ vì mất đầu mà vẫn sống 18 tháng.

Những hồ sơ trong quá khứ đã từng ghi nhận trường hợp tại trang trại ở Fruita, bang Colorado, Mỹ, một con gà bị chặt đầu để chuẩn bị làm thịt đã không chết mà còn tiếp tục sống khỏe mạnh

Con gà này sau đó đã được đưa đi trình diễn khắp nước Mỹ, nó vẫn tồn tại nhờ thức ăn lỏng và nước đổ trực tiếp vào thực quản cũng như được hút sạch dịch nhầy tiết ra từ cổ họng. Nó vẫn sống khỏe mạnh cho đến khi chết vì ngạt thở sau 18 tháng.

Giáo sư Tom Smulders, ở Trung tâm Hành vi và Tiến hóa thuộc Trường ĐH Newcastle (Anh Quốc),giải thích rằng, bộ não của chú gà này và gần như mọi dây thần kinh điều khiển cơ thể bao gồm nhịp tim, hô hấp, tiêu hóa, không bị lưỡi rìu chạm đến. Đồng thời, một cục máu đông xuất hiện đúng lúc, đúng chỗ để giúp nó không bị chảy máu đến chết.

Mạnh Kiên

Lễ cắt băng khai mạc triển lãm. (Ảnh: Đăng Khoa)
Khai mạc Triển lãm tương tác tranh panorama kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ
(Ngày Nay) - Chiều 6/5, Báo Nhân Dân tổ chức khai mạc Triển lãm tương tác tranh panorama kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ, đồng thời tại Trụ sở Báo Nhân Dân (71 Hàng Trống, Hoàn Kiếm, Hà Nội) và Bảo tàng Chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ (Thành phố Điện Biên Phủ, tỉnh Điện Biên).
Công chiếu phim do AI viết kịch bản
Công chiếu phim do AI viết kịch bản
(Ngày Nay) - Liên hoan phim ngắn và châu Á 2024 sẽ tập trung vào các vấn đề đang nổi cộm toàn cầu trong bối cảnh xung đột và thảm họa đang diễn ra trên toàn thế giới, đồng thời trình chiếu bộ phim đầu tiên hoàn toàn do trí tuệ nhân tạo (AI) viết kịch bản.
Ông Tập ca ngợi quan hệ Pháp-Trung
Ông Tập ca ngợi quan hệ Pháp-Trung
(Ngày Nay) - Bắt đầu chuyến thăm cấp nhà nước tới Pháp chiều ngày 5/5 (giờ Paris), Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình bày tỏ hy vọng chuyến thăm này sẽ giúp “tăng cường tin cậy chính trị, xây dựng đồng thuận chiến lược và làm sâu sắc thêm trao đổi, hợp tác trong nhiều lĩnh vực khác nhau” giữa 2 nước.