Châu Á chuẩn bị bước vào đợt nắng nóng kỷ lục

0:00 / 0:00
0:00
(Ngày Nay) - Tình trạng nắng nóng, khô hạn và mưa lớn tại nhiều khu vực đã ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khỏe của hàng tỷ người tại khu vực châu Á.
Châu Á chuẩn bị bước vào đợt nắng nóng kỷ lục

Các chuyên gia khuyến cáo các quốc gia trên khắp châu Á, nơi dễ xảy ra thiên tai và có nền nhiệt cao, phải cảnh giác trước tình trạng nắng nóng khắc nghiệt và mưa bão thất thường kèm theo các mối đe dọa về sức khỏe bởi biến đổi khí hậu.

Do nắng nóng bao trùm và độ ẩm không khí tăng cao ở mức bất thường, năm 2023 được ghi nhận là năm nóng nhất trong lịch sử.

Bà Sarah Perkins-Kirkpatrick, giáo sư khoa học khí hậu tại Đại học Quốc gia Australia bày tỏ quan ngại: “Tôi dự đoán mùa hè năm nay sẽ trải qua những đợt nắng nóng gay gắt và mưa bão giống như năm ngoái”.

Ở nhiều quốc gia thuộc khu vực Nam Á và Đông Nam Á, tháng 4 thường là thời điểm nóng nhất và khô nhất trong năm. Tuy nhiên, mức độ nắng nóng trong năm nay lại cực kỳ khắc nghiệt khi nhiệt độ thường xuyên lên tới 40 độ C ở nhiều đô thị. Để đảm bảo sức khỏe cho người dân, chính phủ Bangladesh gần đây đã ra lệnh đóng cửa các trường học và đưa ra cảnh báo sóng nhiệt trên toàn quốc.

Dữ liệu từ Cơ quan Khí tượng Nhật Bản cho biết mặc dù sắp bước vào mùa mưa, nhưng thủ đô Bangkok của Thái Lan cũng đang phải đối mặt với tình trạng khô hạn bất thường, hầu như không có mưa vào tháng 4, trong khi lượng mưa trung bình dự kiến là 93 mm.

Còn tại Trung Quốc, các tỉnh phía nam nước này ghi nhận lượng mưa kỷ lục, khiến nhiều thành phố tại Quảng Đông hứng chịu tổn thất nặng nề, nhiều người thiệt mạng và hơn 110.000 người phải sơ tán.

Tổ chức Khí tượng Thế giới (WMO) khuyến cáo châu Á cần khẩn trương đẩy mạnh đầu tư vào mô hình rủi ro và hệ thống cảnh báo thiên tai sớm để phòng tránh các nguy cơ tiềm ẩn.

Theo báo cáo Tình hình Khí hậu ở Châu Á năm 2023 của Liên Hợp Quốc, nhiệt độ trung bình của châu Á tăng nhanh hơn so với toàn cầu và vẫn là khu vực hứng chịu nhiều thiên tai nhất trên thế giới do các hiện tượng thời tiết cực đoan.

Tổng thư ký WMO Celeste Saulo cho biết: “Kết luận của báo cáo đã gióng lên một hồi chuông cảnh tỉnh cho tất cả mọi người. Nhiều quốc gia trong khu vực đã trải qua một năm 2023 nắng nóng kỷ lục, cùng với hàng loạt điều kiện thời tiết khắc nghiệt. Đó là minh chứng cho việc biến đổi khí hậu đã làm trầm trọng thêm tần suất và mức độ nghiêm trọng của những hiện tượng này".

Hồi tháng 3 vừa qua, Tổ chức khí tượng thế giới chỉ ra rằng El Nino cũng là một trong số các nguyên nhân góp phần làm trầm trọng hơn các hình thái thiên tai xảy ra trong năm 2023. Tuy nhiên, ảnh hưởng đối với nhiệt độ toàn cầu thường diễn ra vào năm thứ hai sau khi hiện tượng El Nino xuất hiện, tức là năm 2024. Do đó, châu Á dự kiến sẽ hứng chịu nhiệt độ bất thường và lượng mưa lớn trong những tháng tới.

Cùng với đó, cơ quan khí tượng Singapore cũng cho biết thời tiết năm nay của quốc đảo nhiệt đới này có thể còn nóng hơn năm 2023 do ảnh hưởng của El Nino.

Theo Tổ chức Lao động Quốc tế, biến đổi khí hậu còn kéo theo "những mối đe dọa về sức khỏe " như ung thư, bệnh hô hấp, rối loạn chức năng thận và các tình trạng sức khỏe tâm thần.

Trong một báo cáo công bố ngày 6/5, Liên Hợp Quốc cho biết có hàng ngàn ca tử vong do sốc nhiệt, ung thư da do bức xạ tia cực tím mặt trời, ô nhiễm không khí, ngộ độc thuốc trừ sâu và nhiễm ký sinh trùng.

Theo báo cáo năm 2023 của Tổ chức khí tượng thế giới, hiện vẫn chưa có mối liên kết chặt chẽ giữa các cơ quan chính phủ về y tế và các trung tâm nghiên cứu thời tiết về dịch vụ khí hậu ở Châu Á.

Hiện nay, nhiều nước đã gấp rút thực hiện các biện pháp để đối phó với tình hình thời tiết khắc nghiệt trong những tháng tới. Hôm thứ Tư, Nhật Bản bắt đầu vận hành hệ thống cảnh báo say nắng cập nhật theo từng giây khi nhiệt độ tăng cao trên diện rộng có thể ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khỏe người dân.

Mục đích là để thúc giục mạnh mẽ hơn nữa chính quyền địa phương và người dân thực hiện các biện pháp bảo vệ sức khỏe như ở những nơi mát mẻ hoặc sử dụng máy điều hòa không khí.

Trở lại Singapore, quốc gia có ngành xây dựng phần lớn phụ thuộc vào người nhập cư, đã yêu cầu người lao động theo dõi nhiệt độ bầu ướt- một phép đo nhiệt được áp dụng trên toàn cầu để đưa ra chỉ số thực nghiệm thể hiện sự căng thẳng nhiệt mà một cá thể phải tiếp xúc.

Theo quy định được áp dụng trên toàn quốc từ tháng 10/2023, người lao động phải làm công việc nặng nhọc được nghỉ tối thiểu 10 phút mỗi giờ khi chỉ số đạt 32 độ C hoặc cao hơn để tránh tình trạng sốc nhiệt.

Tại Hàn Quốc, khoảng 250 người đã đệ đơn kiện chính phủ nhằm yêu cầu các động thái giải quyết vấn đề biến đổi khí hậu trong những năm gần đây. Vào ngày 23/4, Tòa án Hiến pháp Quốc gia của Hàn Quốc đã tổ chức phiên điều trần công khai đầu tiên về vụ kiện này.

Kim Seo-gyung, một trong những nguyên đơn, trả lời phỏng vấn: “Chúng tôi cần một biện pháp an toàn để bảo vệ cuộc sống khỏi cuộc khủng hoảng khí hậu. Chúng tôi không phải là những thế hệ tương lai muốn có một cuộc sống tốt đẹp hơn mà là những người muốn bảo vệ cuộc sống của mình”.

Theo Nikkei Asia
UNESCO đồng ý đề xuất bảo tồn và phát triển Di sản thế giới Hoàng thành Thăng Long
UNESCO đồng ý đề xuất bảo tồn và phát triển Di sản thế giới Hoàng thành Thăng Long
(Ngày Nay) - Ngày 24/7, tại Trung tâm Hội nghị Bharat Mandapam ở Thủ đô New Delhi (Ấn Độ), trong khuôn khổ Kỳ họp lần thứ 46, Chủ tịch Ủy ban Di sản thế giới Vishal V. Sharma đã thông qua Quyết định số 46 COM 7B.43, chính thức đồng thuận với các nội dung đề xuất của Việt Nam về định hướng, tầm nhìn nghiên cứu, bảo tồn và phát triển Di sản thế giới Khu trung tâm Hoàng thành Thăng Long.
Chiều 27/8/2014, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng tiếp tục chuyến thăm, làm việc tại Hà Giang nhằm kiểm tra tình hình thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm quốc phòng – an ninh và công tác xây dựng Đảng, xây dựng hệ thống chính trị trên địa bàn tỉnh. Trong ảnh: Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng thăm cán bộ, nhân viên lực lượng liên ngành Cửa khẩu quốc tế Thanh Thủy. Ảnh tư liệu: Trí Dũng
Thực hiện lời dặn dò của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng tại nơi cực Bắc thân yêu của Tổ quốc
(Ngày Nay) - Lời dặn dò của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng “Danh dự là điều thiêng liêng, cao quý nhất” đã trở thành kim chỉ nam để mỗi cán bộ, chiến sĩ Công an nhân dân “tự soi”, “tự sửa”, không ngừng rèn luyện, nâng cao năng lực công tác, ra sức giữ gìn, bảo vệ uy tín, sức mạnh của Đảng, bảo vệ cuộc sống bình yên, hạnh phúc của nhân dân...
Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Phú Trọng thăm và làm việc với Đảng bộ, chính quyền huyện Bác Ái, tỉnh Ninh Thuận.
Vai trò to lớn của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng trong hoạt động Quốc hội ​
(Ngày Nay) -Gần 60 năm làm việc và cống hiến, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã để lại nhiều di sản có giá trị đối với sự nghiệp xây dựng và phát triển đất nước. Trân trọng những công lao to lớn trong quá trình xây dựng và đổi mới tổ chức, hoạt động của Quốc hội, nhiều đại biểu Quốc hội nhấn mạnh, đồng chí Nguyễn Phú Trọng không chỉ là người chiến sĩ cộng sản kiên trung, mà còn là hạt nhân trong vai trò lãnh đạo, góp phần xây dựng, khẳng định uy tín của cơ quan đại biểu cao nhất của nhân dân.