Các hành tinh Terrestrial & Jovian là gì?
Các hành tinh Terrestrial được gọi là các hành tinh đất, bởi giống như Trái đất, bề mặt của các hành tinh này toàn bộ là đá. Chúng có lõi kim loại dày đặc với phần lớn là sắt. Các hành tinh đất bao gồm sao Thủy, sao Kim, Trái đất và sao Hỏa. Các nhà khoa học cho rằng sao Hỏa và sao Kim có thể phát triển sự sống giống như Trái đất.
Các hành tinh Jovian là các hành tinh khí khổng lồ, cấu tạo của chúng bao gồm các vật liệu có điểm sôi thấp như hydro và helium. Tuy được gọi là các hành tinh khí bởi chúng được bao phủ bởi lớp khi siêu lạnh thế nhưng lớp khi này lại ở dạng lỏng. Các hành tinh khí bao gồm sao Mộc, sao Thổ, sao Thiên Vương và sao Hải Vương. Trên thực tế, các hành tinh khí có kích thước lớn hơn rất nhiều lần so với các hành tinh đất.
Nguồn gốc
Hệ Mặt trời của chúng ta là một phần của tinh vân Mặt trời lớn hơn. Một tinh vân Mặt trời bao gồm một đám mây khi và bụi còn lại sau khi Mặt trời được hình thành. Việc phát hiện ra các hành tinh ngoại vi đã cung cấp cho chúng ta rất nhiều kiến thức mới về sự hình thành của hệ Mặt trời. Hiện tại, giả thuyết tinh vân về sự hình thành của các hành tinh là lời giải phổ biến nhất. Giả thuyết đó cho rằng tất cả các hành tinh trong hệ Mặt trời của chúng ta được hình thành từ cùng một chất liệu. Các yếu tố tự nhiên hiện diện trên các hành tinh ngày nay đều có trong tinh vân Mặt trời. Mặt trời và các hành tinh khí của chúng ta chủ yếu bao gồm hydro và heli, trong khi hành tinh đất bên trong chủ yếu bao gồm silicon, sắt và đồng. Tất cả các hành tinh trong hệ thống của chúng ta đều có hình cầu. Tuy nhiên, các cực trên hành tinh đất ít phẳng hơn. Các hành tinh đất quay chậm hơn và điều này ảnh hưởng đến hình dạng tổng thể của chúng.
Quỹ đạo
Hầu hết các hành tinh trong hệ Mặt trời của chúng ta đều có quỹ đạo gần như là hình tròn xung quanh Mặt trời. Nhà thiên văn học người Đức Johannes Kepler đã phát hiện ra rằng quỹ đạo thực sự của các hành tinh có hình elip. Hành tinh duy nhất có quỹ đạo khác biệt là sao Thủy. Độ nghiêng quỹ đạo là một trong số các tham số quỹ đạo xác định hướng của mặt phẳng quỹ đạo của một thiên thể. Nó là góc giữa mặt phẳng quỹ đạo và mặt phẳng tham chiếu. Quỹ đạo của sao Thủy nghiêng 7 độ so với mặt phẳng quỹ đạo của Trái đất, trong khi sao Mộc chỉ hơn 1 độ. Vì vậy, chúng ta có thể thấy sự tương đồng giữa các hành tinh đất và hành tinh khí khi mô tả quỹ đạo quanh xung quanh Mặt trời của chúng.
Lõi và khí quyển
Các hành tinh trong hệ Mặt trời của chúng ta có câu tạo tương tự nhau gồm một lõi và một lớp bao phủ. Các hành tinh đất có lớp vỏ ngoài chắc chắn. Lõi của chúng chủ yếu là sắt và bề mặt bao phủ là silicat. Các mô hình trên máy tính cho rằng các hành tinh khi có lõi gồm đá, kim loại và hydro. Cả hai loại hành tinh này đều được bao phủ bởi một lớp khí quyển. Các hành tinh khí có thể có một lớp khí riêng biệt ngay sát bề mặt nhưng chúng vẫn được bao phủ bằng một lớp khi quyển khác cùng với các tầng mây.
Thời tiết và từ trường
Các hành tinh khí và đất đều có thời tiết. Hình ảnh của tất cả các hành tinh trong hệ thống của chúng ta đều cho thấy các điểm biểu thị thời tiết. Điều đó có nghĩa là gió và các cơn bão có gây ảnh hưởng đến tình trạng của các hành tinh. Các cơn bão trên các hành tinh khí rất dữ dội và có thể ảnh hưởng đến các đám mây bao quanh các hành tinh này. Hiện tượng đó có thể nhìn thấy từ các kính thiên văn trên Trái Đất. Các hành tinh khí có nhiều lớp mây có màu sắc khác nhau, với các lớp trên cùng là những đám mây màu đỏ và đáy của những đám mây xanh. Những cơn bão dữ dội làm những lớp mây xung quanh các hành tinh di chuyển và làm thay đổi màu sắc mây của các khu vực bị thay đổi. Sao Mộc có một “mắt bão” có kích thước lớn gấp 2 lần Trái đất. Cơn bão khủng khiếp nhất từng được ghi nhận trên Trái đất chỉ quét được 1.600 km. Trong khi đó, gió bão trên sao Mộc đạt vận tốc hơn 640 km/giờ, gấp đôi sức giật của những cơn bão hung tợn nhất trên địa cầu. Các hành tinh đất cũng có mây nhưng ảnh hưởng của thời tiết lại ít nghiem trọng hơn các hành tinh khí. Các hành tinh khí thường có từ trường mạnh hơn nhiều so với từ trường ở các hành tinh đất. Từ trường của Trái đất giúp tạo ra hiện tượng bình minh trên Trái đất bằng cách làm chệch hướng các hạt tích điện của “gió từ Mặt trời”.